Giúp các thành phố trở nên mát hơn sẽ tạo sự thay đổi lớn cho tình trạng nóng lên toàn cầu

Giúp các thành phố trở nên mát hơn sẽ tạo sự thay đổi lớn cho tình trạng nóng lên toàn cầu

Các thành phố chỉ chiếm khoảng 2 phần trăm diện tích đất có thể sinh sống trên thế giới, nhưng chúng là những tác nhân lớn gây nên sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thành phố thường nóng hơn so với các vùng nông thôn, và được nhắc đến với biệt ngữ “các đảo nhiệt đô thị”.

Các thành phố nóng hơn vì một số lý do. Ô nhiễm giao thông tạo ra hiệu ứng nhà kính giữ nhiệt vào ban đêm. Chặt bỏ cây xanh có nghĩa là bạn làm mất khả năng hấp thụ nhiệt và chuyển thành chất dinh dưỡng của chúng. Đường lát gạch, đường băng nhanh chóng giải phóng nhiệt của chúng vào không khí, và nước mưa khi thoát đi trong hệ thống cống rãnh sẽ làm mất đi phần diện tích được tác động bởi hiệu ứng làm mát của đất ngâm nước mưa.

Một góc phố Hà Nội. Ảnh: Reatimes.vn

Sau đó là con người. Con người sản sinh ra nhiệt từ cơ thể mình và làm nóng các tòa nhà để giữ ấm cơ thể – hoặc sử dụng điều hòa không khí để làm mát. Điều hòa không khí có nghĩa là họ đang chuyển không khí nóng hơn ra đường phố bên ngoài, do đó, nó làm tăng thêm nhiệt độ của thành phố với mức tương đương với các hệ thống làm nóng.

Khi các đô thị mở rộng quy mô và có nhiều người sinh sống hơn, các yếu tố làm nóng này đã dần trở nên trầm trọng hơn. Tại miền nam nước Anh, sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và London là khoảng 6 độ C (11 F). Tại Glasgow, mặc dù dân số gần đây đã giảm xuống, sự khác biệt có thể vẫn còn là 8 độ C (14 F).

Ở các khu vực nóng hơn trên thế giới, điều này đã đạt đến điểm giới hạn trong một số trường hợp. Chẳng hạn như tại Colombo ở Sri Lanka đã nhìn thấy những người di cư đi theo số lượng lớn đến an cư ở các khu vực mát hơn. Cái nóng cháy da ở Phoenix, Ariz., có thể ngăn cản các đô thị ngừng tiếp tục mở rộng. Ngay cả ở các thành phố khí hậu ôn hoà hơn như London hay Paris, sóng nhiệt bất ngờ có thể giết chết hàng trăm và thậm chí hàng ngàn người

Tranh luận về sự nóng lên của toàn cầu

Các cuộc thảo luận về sự nóng lên toàn cầu có xu hướng bỏ qua sự góp phần của quá trình tăng trưởng đô thị đối với vấn đề này, và thay vào đó là tập trung đến những gì đang xảy ra với nhiệt độ trên toàn thế giới.

Hướng đến mục tiêu ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu, các nhà phát triển chính sách đã không chú ý tới thực tế là bằng cách tập trung vào những biện pháp làm cho các thành phố mát lên, họ có thể đóng góp một cách lớn lao cho giải pháp – có lẽ tốt hơn nhiều so với việc tập trung vào các cam kết giảm carbon toàn cầu vốn đã hoặc là thất bại hoặc là kết thúc với việc làm giảm bớt một cách dở tệ. Với những dự báo về sự thay đổi khí hậu đến năm 2050, điều này giống như một bí quyết quan trọng đang bị bỏ lỡ.

Tin tốt là trong nhiều thập kỷ qua các thành phố đã sống chung với những tác động của khí hậu đang nóng lên của địa phương. Bằng cách quan sát các thành phố khác nhau trên khắp thế giới, chúng ta có thể thấy những gì sẽ phải xảy ra, vấn đề là giúp những thành phố đang làm ít này tập trung vào hành động nhiều hơn.

Không có một giải pháp áp dụng cho tất cả mọi nơi

Các giải pháp ở vùng khí hậu nóng hơn và lạnh hơn là khác nhau. Nghiên cứu vùng khí hậu ấm, ẩm ở Colombo cho thấy lượng bức xạ năng lượng mặt trời nhiều quá mức. Nhưng vì nguồn nước dồi dào sẵn có nhờ lượng mưa quanh năm và số lượng lớn thảm thực vật đô thị, nên có rất ít sự chênh lệch nhiệt độ giữa trung tâm thành phố và các vùng lân cận. Điều này cho thấy rằng đây không phải là đề tài cần bàn, vấn đề di cư có thể còn tồi tệ hơn.

Nghiên cứu cho thấy có một sự khác biệt lớn trong điều kiện khí hậu ở các thành phố nhiệt đới, dù ẩm ướt hoặc khô cằn, thông qua việc che nắng. Điều này đòi hỏi phải có thay đổi đặc biệt trong thiết kế đô thị làm thay đổi ý tưởng cũ “Người sẽ không che chở cho tài sản của nhà hàng xóm” và thay vì nói, ” Người sẽ che chở cho không gian chung”.

Điều đó không phải nói về các tòa nhà tự bản thân có thể che nắng (hoặc cũng không phải là mong muốn) mà để khuyến khích hình học đô thị làm cho khoảng cách giữa các tòa nhà được che nắng một cách tự nhiên, không ảnh hưởng tới khả năng đưa ánh sáng mặt trời vào khi cần thiết.

Đạt được điều này khi mặt trời nhiệt đới ở rất cao trên bầu trời có nghĩa là bạn phải sử dụng một sự kết hợp thông minh của chiều cao tòa nhà và hình học cùng với các yếu tố như mái vòm, mái hiên, thảm thực vật đô thị.

Với sự quan tâm và chú ý đến từng chi tiết, các khu vực xây dựng có thể kết hợp che nắng tốt với thảm thực vật đô thị rộng lớn để làm mát các khu dân cư tới nhiệt độ thậm chí còn thấp hơn các khu vực nông thôn. Đây là tin tốt dành cho việc tiếp tục tăng tốc phát triển đô thị tại nhiều thành phố nhiệt đới và gia tăng mật độ dân số. Và thậm chí một vài sự khác biệt về nhiệt độ có thể làm cho một thành phố không thể chịu đựng được trong vùng khí hậu vốn đã nóng bức.

London và New York là những ví dụ điển hình về những gì mà các thành phố trong khu vực lạnh hơn có thể tạo nên sự khác biệt. Các chính sách đảo nhiệt của họ bao gồm những hạng mục như yêu cầu quy hoạch để trồng cây; giảm diện tích lát gạch ở các khu vực đỗ xe, và giảm lưu lượng giao thông. Nhưng các loại chính sách này vẫn còn khá hiếm trên diện rộng, và không làm bạn thấy nhiều hoạt động tương tự trong những vùng khí hậu nóng hơn. Singapore, chẳng hạn, là một trong số rất ít các thành phố nhiệt đới ưu tiên kiểm soát giao thông.

Cuối cùng, một từ nói về các thành phố lạnh hơn như Glasgow, nơi tôi đang cư ngụ và đã được tham gia dự án tìm kiếm các giải pháp làm cho nó trở nên mát hơn. Điều này có thể dường như không cần thiết lắm khi nhiệt độ nơi đây không quá cao, nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng nó có thể trở nên nóng hơn trong những thập kỷ tới, vì vậy nó sẽ vẫn góp phần vào quá trình làm nóng toàn cầu. Ví dụ, mô phỏng của chúng tôi cho thấy rằng nếu bạn tăng độ che phủ của cây lên 20 phần trăm, bạn có thể loại bỏ một phần ba đến một nửa sự gia tăng nhiệt đô thị ước tính vào năm 2050. Sự can thiệp kiểu này rất đáng xem xét.

Bởi: Rohinton Emmanuel

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN