Sự độc hại của đường fructose trong thức ăn chế biến sẵn

Sự độc hại của đường fructose trong thức ăn chế biến sẵn

Đường vốn dĩ đã vô cùng độc hại với cơ thể con người, nhưng đường fructose còn độc hại hơn nhiều. Tuy nhiên, dường như các chính phủ đang bao che cho các công ty sản xuất đường fructose lắm tiền nhiều của, thậm chí còn trợ cấp cho những công ty này.

Tiến sĩ Robert Lustig, giáo sư chuyên khoa Nhi thuộc khoa Nội Tiết, trường Đại học California là người tiên phong trong việc nghiên cứu cơ chế chuyển hóa đường trong cơ thể con người.

Những năm gần đây người ta được biết đến ông nhiều hơn khi ông đưa ra kết luận về việc dùng quá nhiều đường trong chế độ ăn uống gây ra tác động độc hại cho sức khỏe. Ông cũng chỉ ra rằng, về mặt chuyển hóa trao đổi chất thì đường fructose* đã qua chế biến có hại hơn rất nhiều so với đường tinh luyện.

Đường Fructose

Fructose là chất đường tạo ra vị ngọt trong trái cây. Đối với mọi người, đa phần việc ăn Fructose là vô hại nếu nó ở dạng trái cây tươi tự nhiên. Tuy nhiên, các nhà sản xuất hiện nay đang chiết xuất Fructose từ ngô, củ cải đường và mía nhưng lại loại bỏ chất xơ và chất dinh dưỡng có trong các loại củ quả này đi. Ảnh: GenK

Hiện nay nghiên cứu mới tại Đại học Utah càng củng cố cho quan điểm của Tiến sĩ Lustig, khi họ cho thấy đối với chuột cái trong thí nghiệm thì si rô bắp ngô độc hại hơn đường ăn. Đường trong si rô bắp ngô không chỉ gây tác động xấu lên nhịp độ sinh sản mà còn gây ra tình trạng tử vong sớm.

Về mặt hóa học, si rô bắp ngô hàm lượng fructose cao (HFCS) cũng giống như đường ăn nhưng nó chứa nhiều hơn hàm lượng chất fructose.

Các nhà sản xuất từ rất lâu đã tuyên bố HFCS có chứa nhiều nhất là 55% chất fructose là cùng (và 45% đường glucose). Mức này gần sát với đường kính trắng, chứa khoảng 50% chất fructose (và 50% chất glucose).

Tuy nhiên, nhiều thí nghiệm hé lộ mức fructose có trong HFCS có thể đạt đến mức 65%. Fructose ở mức cao như thế này một phần giải thích vì sao mà HFCS lại có hại hơn rất nhiều so với đường ăn. 

Si rô bắp ngô có hại hơn đường ăn

Theo đồng tác giả Wayne Potts “đây là nghiên cứu minh chứng mạnh mẽ về sự khác nhau giữa HFCS và đường ăn ở mức tiêu thụ cho người bình thường”.  Theo báo cáo của hãng Reuters:

“Nghiên cứu này cho thấy con chuột cái được cho ăn khẩu phần có chứa 25% lượng calo từ đường fructose và tinh bột glucose (hay còn gọi là monosaccharit) có trong si rô bắp ngô thì có tỷ lệ tử vong cao hơn 1.87 lần so với con chuột cái được cho ăn khẩu phần trong đó có chứa 25% calo từ đường sucrose.

Con chuột cái được ăn khẩu phần ăn chứa đường fructose-glucose có tỉ lệ sinh sản thấp hơn 26.4% so với những con khác được ăn khẩu phần có chứa đường ăn… 

Nghiên cứu này khuyến cáo con người, nhất là phụ nữ, có thể sẽ gặp phải những tác động tiêu cực do tiêu thụ quá nhiều si rô bắp ngô, là thành phần tạo nên rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn. 

Theo nghiên cứu này, dự đoán có khoảng từ 13 đến 25% người Mỹ có khẩu phần ăn chứa 25% hoặc hơn lượng calo từ đường trong thực phẩm chế biến sẵn”.

Theo các tác giả bài báo thì trong các khẩu phần ăn của người Mỹ có 42% lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn là từ si rô bắp ngô, 44% là từ đường sucrose. 14% còn lại là từ các chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, mật mía và trái cây.

Tuy nhiên trên thế giới HFCS chỉ chiếm 8% trong tổng lượng đường có trong thực phẩm chế biến sẵn nên người Mỹ xem ra tiêu thụ dư thừa lượng HFCS hơn các nước khác, tỉ lệ bệnh tật tại nước này cũng theo đó mà phản ánh thông qua các con số thống kê.

Tiêu thụ quá nhiều đường fructose trên thực tế là nhân tố chính gây ra hầu hết các bệnh mãn tính, đầu tiên phải kể đến là sự kháng insulin của cơ thể, điều này dẫn đến các bệnh có liên quan khác như tiểu đường, bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh khác.

Các bệnh nhân suy tim nếu có lượng đường trong máu cao sẽ có nguy cơ bị tử vong sớm cao hơn 

Theo một thông tin liên quan, các nhà nghiên cứu cho rằng việc kiểm tra mức đường trong máu các bệnh nhân đang bị suy tim có thể giúp xác định những ai có nguy cơ cao dễ tử vong. Theo tác giả chính của công trình nghiên cứu, tiến sĩ Douglas Lee:

“Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng việc đo lượng đường trong máu các bệnh nhân đưa đến phòng cấp cứu do suy tim cấp có thể cung cấp cho các bác sĩ thông tin chẩn đoán bệnh hữu ích và từ đó giúp cải thiện kết quả điều trị cho những bệnh nhân này. 

Trong số những bệnh nhân không có tiền sử bệnh tiểu đường thì phần nhiều (51%) trong số họ có lượng đường glucose trong máu khi được đưa đến bệnh viện nằm trong mức “bình thường” nhưng lớn hơn 6.1 millimoles trên lít (mmol/L)  (110 milligram trên deciliter, mg/dL).”

Trong số những người không bị tiểu đường, nguy cơ tử vong trong vòng 1 tháng cao hơn 26% đối với những ai có mức đường trong máu nhỉnh hơn – dù chỉ một chút – so với những bệnh nhân có mức đường trong máu nằm trong giới hạn từ thấp cho đến bình thường.

Những bệnh nhân có mức đường trong máu gần với mức của người bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong trong vòng một tháng do bệnh suy tim cao hơn 50%. Mức đường trong máu lên cao cũng có liên quan đến nguy cơ tử vong cao do bệnh tim mạch.

Các chính sách nông nghiệp của Mỹ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh

Đa số mọi người cho rằng thực phẩm lành mạnh thì tất nhiên là đắt đỏ hơn, vì vậy nó chỉ được dành cho người giàu. Nhưng ai cũng sẽ dễ dàng mua được thực phẩm lành mạnh nếu như không có các vị Giám đốc điều hành các doanh nghiệp nông sản kia hay những cuộc vận động hành lang của họ và những mối liên hệ mật thiết của họ với các chính trị gia.

Bắp ngô và củ cải đường nằm trong chính sách trợ cấp cao ngất tại Mỹ. Lý do tại sao mua một ổ bánh mì trắng lại rẻ hơn một lạng súp lơ xanh là vì ngành nông nghiệp được trợ cấp, mà chính sách trợ cấp đó lại đứng về phía những thực phẩm, nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn nhanh, chế biến sẵn.

Theo tờ Business Insider, Sở Nông nghiệp Mỹ (USDA) hàng năm chi gần 1.3 tỉ đô la trợ cấp cho những đơn vị sản xuất ra các thành phần nguyên liệu như bắp ngô, lúa mì, đậu nành và củ cải đường để sản xuất thực ăn nhanh chế biến sẵn.

Đường trước đây được coi là gia vị thì nay nó thành nguồn lương thực chủ yếu trong chế độ ăn. Theo trang SugarScience.or lượng đường dùng để chế biến thức ăn nhanh ẩn náu trong 74%  các loại thực phẩm chế biến sẵn dưới 60 loại tên khác nhau.

Nếu như các chính sách trợ cấp thật sự dựa trên giá trị dinh dưỡng thì cả bắp ngô và đường chẳng loại nào đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên trên thực tế trợ cấp nông nghiệp được sử dụng vào những thành phần nguyên liệu cơ bản cho thức ăn nhanh chế biến sẵn.

Ngành công nghiệp sản xuất đường ở Mỹ hưởng lợi lớn……

Điều khá thú vị là thực phẩm chế biến sẵn có thể rẻ hơn cả mức nó đã rẻ. Không hẳn đây là điều gì tích cực nhưng nó làm nổi bật thực tế là thực phẩm chế biến sẵn đại trà là bộ máy tạo ra lợi nhuận – cho cả ngành công nghiệp thực phẩm và các chính trị gia của chúng ta.

Theo nhà nghiên cứu kinh tế Mark J. Perry thuộc trường Đại học Michigan-Flint, các chính sách của Mỹ như đảm bảo một mức giá sàn nhất định cho đường sản xuất tại nội địa, cùng với áp dụng thuế quan cao với đường nhập khẩu, đã khiến cho người tiêu dùng Mỹ phải chi khoảng 3 tỉ đô la mỗi năm, vì mức giá thực phẩm chế biến sẵn bị đội lên. Như một nhận xét của bài báo trên tạp chí Reason Magazine:

“ Lấy được kẹo của một đứa trẻ rất dễ. Nhưng lấy được đường từ tay một nghị sĩ thì sao? Không hề dễ đâu….Không chỉ vì quốc gia này có 3913 trang trại trồng củ cải đường và 666 trang trại mía cần tiền từ chương trình trợ giá đường của Liên bang. Chương trình này không hề thay đổi còn bởi vì nó tạo ra nguồn tài chính vững chãi cho các vị quan chức tham gia bầu cử.

Trong báo cáo vào tháng 6 năm 2014, ông Bryan Riley, nhà phân tích chính sách cấp cao của Tổ chức Heritage nhận xét, mặc dù đường chỉ đóng góp khoảng 2% trong tổng giá trị sản lượng thu hoạch ở Mỹ nhưng nông dân canh tác cây trồng sản xuất đường chiếm 35% trong số tiền mà ngành nông nghiệp đóng góp cho chiến dịch tranh cử và 40% cho các chi tiêu vận động hành lang. 

 Nhiều năm qua các công ty sản xuất đường lớn như American Crystal Sugar và Florida Crystals đã quyên góp hàng triệu đô la cho các ứng cử viên riêng lẻ và cho các ủy ban vận động chính trị. Theo trang OpenSecrets.org, cả ngành công nghiệp đường của nước này đã đóng góp 41.7 triệu đô la kể từ năm 1990.”

Thực phẩm chế biến sẵn đã trở thành nguồn tạo lợi nhuận chính, chẳng có động lực nào có thể thôi thúc các nhà sản xuất thực phẩm chuyển sang bán thực phẩm chưa qua chế biến cả. Tôi tin rằng hệ thống thực phẩm của chúng ta có thể thay đổi được nhưng chỉ khi người ta có đủ hiểu biết về những nguyên tắc đơn giản của thói quen ăn uống lành mạnh và từ chối mua các thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều đường. Bốn năm trước tiến sĩ David Ludwig, một bác sĩ khoa nhi tại một chi nhánh của Đại học Havard đã nhận xét trên tờ Journal of the American Medical Association (JAMA – Tạp chí của Hiệp Hội Y tế Mỹ) và đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm thay đổi xu hướng ăn uống gây bệnh tật hiện nay như:

  • Cấu trúc lại chính sách trợ cấp nông nghiệp
  • Đưa ra các luật lệ để quản lý công tác tiếp thị, quảng bá thực phẩm dành cho trẻ em
  • Tài trợ thích đáng cho chương trình ăn trưa trường học
  • Sử dụng công nghệ hiện tại và tương lai cho phép ngành công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn có lợi nhuận trong khi có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn.

Đó đều là những đề xuất tốt, trong khi các chính trị gia vẫn tranh cãi và tìm kiếm hướng giải quyết cho vấn đề đạo đức kinh doanh thì tôi đề xuất bạn cũng nên tự nghiên cứu và thay đổi thói quen ăn uống của chính mình.

Bạn có biết bạn tiêu thụ bao nhiêu đường mỗi ngày không?

Từ lâu chúng ta đã công nhận chế độ ăn uống của người phương Tây có mối liên hệ tới tỉ lệ tăng cao của bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh tim, căng thẳng và ung thư. Tuy nhiên luồng ý kiến truyền thống thì lại rất lưỡng lự không chịu chấp nhận rằng chính đường trong chế độ ăn là thủ phạm chính. Các bác sĩ và giới chức y tế vẫn cố thuyết phục bạn rằng bạn có thể ăn bánh ngọt, ở “mức độ vừa phải”.

Điểm then chốt của vấn đề là nếu chế độ ăn của bạn có bao gồm thực phẩm chế biến sẵn là chủ yếu thì lời khuyên “ở mức độ vừa phải” kia đều vô nghĩa bởi vì suy cho cùng thì tất cả các thực phẩm chế biến sẵn đều chứa đường ở các dạng thức khác nhau. Thường thì chỉ MỘT loại đồ ăn đã có thể bao gồm toàn bộ lượng đường mà bạn nên ăn cho cả ngày rồi!

Đồ uống có chất làm ngọt là một trong những thủ phạm lớn nhất. Hãy lấy loại thức uống Vitamin Water làm ví dụ. Một chai khoảng 600ml chứa khoảng 30gram đường, tương đương với BA chiếc bánh vòng Krispy Kreme loại truyền thống. Một chai đó cũng chứa gấp HAI lần lượng đường fructose được khuyến cáo cho phép cho những ai bị chứng kháng insulin trong cơ thể, một chai đó cũng vượt quá 5 gram lượng đường cho phép với những ai không kháng insulin trong cơ thể! Tính trung bình đường chiếm 15% tổng lượng calo được tiêu thụ tại Mỹ (tương đương khoảng 19.5 thìa cà phê đường mỗi ngày) và gan của bạn –cơ quan chuyển hóa đường – không thể nào xử lý được gánh nặng đó.

Khi bạn làm gan quá tải theo cách đó thì việc mắc phải các bệnh mãn tính về trao đổi chất trong cơ thể là không thể tránh khỏi.  Theo các dữ liệu hiện có, ngưỡng an toàn tiêu thụ đường cho cơ thể là khoảng 6 đến 9 thìa cà phê (25-38gram) lượng đường trong thực phẩm chế biến sẵn mỗi ngày. Hơn lượng đó thì bạn đang làm cho cơ thể có nguy cơ mắc chứng kháng insulin rồi đó. Xin nhắc lại, đường fructose công nghiệp thường gây ra nhiều chứng bệnh nghiêm trọng về rối loạn chức năng chuyển hóa hơn đường thông thường, một phần là do nó dễ dàng được chuyển hóa trực tiếp thành chất béo hơn bất cứ loại đường nào khác.

Các axit béo tạo ra trong quá trình chuyển hóa đường fructose tích tụ thành những hạt nhỏ trong gan và mô cơ xương, gây ra chứng kháng insulin trong cơ thể và bệnh gan nhiễm mỡ (NAFLD). Kháng insulin đến lượt nó lại tiến triển thành hội chứng rối loạn chuyển hóa chất và bệnh tiểu đường típ 2. Quá trình chuyển hóa đường fructose trong gan cũng tạo ra một số chất thải và độc tố dư thừa, bao gồm lượng lớn axit uric và chất này gây ra tăng huyết áp và bệnh gút.

Đường-fructose

Đường fructose có nhiều trong Siro Bắp. Ảnh minh họa: (Ảnh qua PinsDaddy)

Để tránh bệnh mãn tính bạn hãy cẩn trọng khi tiêu thụ đường fructose

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đường tinh luyện và đường fructose cho chế biến là hai nhân tố chính gây ra bệnh béo phì và bệnh mãn tính, bao gồm các bệnh về tim mạch. Một bài viết nghiên cứu của ông Yang và những nhà nghiên cứu khác đăng trên tờ JAMA Internal Medicine năm ngoái nghiên cứu về sự tiêu thụ đường trong thực phẩm chế biến sẵn trong hai thập kỷ qua, dựa trên tỷ lệ đối với tổng số calo tiêu thụ, đã kết luận rằng đường chính là nguyên nhân khá chủ yếu gây ra tử vong do bệnh tim mạch. Những người có tỉ lệ tiêu thụ đường chiếm 30% trong tổng số calo mỗi ngày (như các em trong độ tuổi vị thành niên) có nguy cơ tử vong do bệnh tim cao gấp bốn lần.

Bằng chứng khá rõ ràng: nếu bạn muốn đưa cân nặng về trạng thái bình thường và giảm đáng kể các nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, ung thư, tiểu đường và Alzheimer thì bạn cần phải kiểm soát lượng tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn của mình. Đường tinh luyện, đường fructose đã qua chế biến, ngũ cốc chế biến sẵn và các loại tinh bột tạo đường là nhân tố chính gây nên các phản ứng bất lợi về insulin và leptin, là tiền đề cho những bệnh kể trên và các bệnh nguy hiểm khác.

Nếu cơ thể bạn bị kháng insulin/leptin, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim hay bạn bị thừa cân thì bạn cần phải khôn ngoan trong việc kiểm soát tổng lượng đường/đường fructorse tiêu thụ xuống dưới 15gram mỗi ngày cho đến khi chứng kháng insulin/leptin biến mất. Ít nhất một nửa số người Mỹ cần phải thực hiện điều này. Với những người khác tôi khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ đường fructose hàng ngày xuống 25gram hoặc ít hơn để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Cách thực hiện dễ dàng nhất là bạn chuyển từ thực phẩm chế biến sẵn sang các loại thực phẩm nguyên dạng, lý tưởng nhất là thực phẩm hữu cơ.

Bởi: Katarina Almroth, Epoch Times

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN