Vị vua tự cao tự đại và ham mê tửu sắc khiến đất nước diệt vong

Vị vua tự cao tự đại và ham mê tửu sắc khiến đất nước diệt vong

Tống Khang vương hay Tống vương Yển, tên thật là Tử Yển, là vị vua thứ 34 và là vua cuối cùng của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Là vị vua có tài, nhưng do tính cách buông thả, tự cao tự đại và ham mê tửu sắc mà ông khiến nước Tống diệt vong.

Tống Khang Vương tự cao tự đại, hại người hại mình

Năm 315 TCN, Tử Yển thấy nhiều nước chư hầu đã xưng vương nên cũng tự lập làm vương, tức là Tống Khang vương. Ông chủ trương khuếch trương thế lực, mang quân đánh các nước chư hầu. Phía đông, ông tấn công nước Tề, chiếm 5 thành. Phía nam, ông đánh bại quân Sở, chiếm 300 dặm đất nước Sở. Phía tây, ông đánh nước Ngụy.

Sau khi mở rộng thế lực, Tống Khang vương xa vào hưởng lạc tửu sắc và tàn ác, làm thần dân oán ghét và phẫn nộ, nên mọi người gọi là Kiệt Tống.

Tề Vương cử đại quân tiến đánh nước Tống. Tin tức truyền đến Tống Khang Vương, vốn dĩ ngạo mạn, không tin, bèn cho người đi thăm dò tin tức xem quân Tề tiến đến đâu rồi.

Không bao lâu người đi thám thính quay về báo rằng: “Quân Tề đã vượt qua biên giới”. Dân tình phấp phỏng lo sợ.

Quần thần trên dưới đều nói với Tống Khang Vương: “Thịt mình sinh ra dòi bọ, dựa vào sự mạnh mẽ của quân Tống, sự yếu kém của quân Tề, sao có thể như vậy được?”

Tống Khang Vương đùng đùng giận dữ, hạ lệnh giết người do thám. Tiếp đó lại sai người đi dò la tin tức. Người thứ hai trở về cũng báo cáo như người thứ nhất, Tống Khang Vương càng giận, lập tức cho xử tử. Cứ như vậy giết liền ba người rồi lại sai tiếp người thứ tư đi do thám.

Lúc đó quân Tề đã tiến gần đến kinh đô nước Tống rồi, người dân rất sợ hãi. Người đi thăm dò tin tức lần này, trên đường đi gặp ngay anh trai mình.

Anh trai anh ta thấy em mình đi rất vội vàng, bèn hỏi: “Bây giờ tình hình đất nước đang rất nguy nan, em còn muốn đi đâu?”.

Người em trả lời: “Em được Tống Vương sai đi thăm dò tình hình của quân Tề, không ngờ quân Tề cách kinh đô gần như thế này, người dân hoảng sợ như vậy. Bây giờ em rất lo lắng, trước đây ba người đi thăm dò động tĩnh của quân địch, đều bị giết bởi nói rằng quân địch đã đến gần. Hôm nay em nói sự thật cũng sẽ chết mà không nói sự thật cũng chết, như vậy phải làm thế nào?”.

Người anh nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu như bẩm báo sự thật, em sẽ bị giết trước khi nước nhà bị mất, chi bằng ta ăn miếng trả miếng”.

Vì thế người do thám nói với Tống Khang Vương rằng: “Tôi chẳng nhìn thấy bóng dáng quân Tề đâu”. Lòng dân rất yên ổn.

tống khang vương

(Ảnh minh họa: soha.vn)

Tống Khang Vương nghe xong cả mừng, quần thần trên dưới đều nói: “Xem ra mấy người kia không bị giết nhầm”, người do thám được thưởng công hậu hĩnh.

Quân Tề tiến thẳng một mạch, đánh phá kinh đô nước Tống. Bấy giờ Tống Khang Vương mới tỉnh ngộ, vội vàng lên xe trốn chạy, tuy nhiên vẫn bị giết chết. Nước Tống bị diệt.

Phân tích: 

Ở thời Tống Khang vương trị vì, ông đã có những cải cách quân đội khiến nước Tống chuyển mình nhanh chóng, kêu gọi tráng đinh nhập ngũ và ra sức tập luyện. Ông đã làm được một việc mà các chư hầu khác như Trịnh, Lỗ, Vệ… không thể làm, đó là đánh chiếm đất đai của Thất Hùng, trong đó nổi bật nhất là việc ông xua quân chiếm lãnh thổ phía đông của nước Sở, chia cắt nước này với nước Tề.

Nước Sở hùng mạnh cùng tam Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy đã phải thay đổi cách nhìn nhận về nước Tống bạc nhược mà trước đây họ từng thay phiên nhau hà hiếp ở thời Xuân Thu. Xét ra, ông là một vị vua giỏi dụng binh và đôn thúc, quản lý quân đội, chính vì vậy mà nước Tống đã quật khởi và hùng cường trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng do tính cách buông thả và ham mê tửu sắc mà khiến ông đánh mất tất cả vào phút chót.

Không chịu phân tích tình hình trước mắt, tự tin mù quáng, trừng phạt ngông cuồng, chính là nguyên nhân mất nước của Tống Khang Vương.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN