21 “nỗi bất hạnh” trong giao tiếp của con người thời hiện đại

21 “nỗi bất hạnh” trong giao tiếp của con người thời hiện đại

Càng tiến sâu vào thế kỷ 21, con người càng cảm thấy bất hạnh và cô đơn. Những thiết bị điện tử hiện đại dần dần ‘công nghiệp hóa’ cả cảm xúc của con người. 21 sự thật dưới đây khiến người ta ngỡ ngàng vì sức ảnh hưởng của sự ‘phát triển khoa học’ đến đời sống tinh thần.

nỗi bất hạnh thời công nghệ

Ảnh: So ha

21. Điện thoại cầm tay dần trở thành chướng ngại trong giao tiếp. Bạn quá tập trung vào các thiết bị thông minh đến nỗi lãng quên cả thế giới xung quanh. Đôi khi, bạn sử dụng điện thoại như một cái cớ để không phải nói chuyện với người đối diện.

19. Ở thời đại này, đa số mọi người đều để ý đến hình tượng của mình và sự đánh giá của người khác. Nếu bạn lỡ chia sẻ một điều ngốc nghếch thì chẳng ai muốn nói chuyện với bạn nữa.

18. Với những thông tin sẵn có về các mối quan hệ bè bạn, chúng ta cứ nghĩ rằng mọi người đang ở trong một nhóm bạn thân thiết. Điều đó ngăn cản chúng ta giao tiếp với một trong số họ bởi vì chúng ta thấy mình ‘thừa thãi’.

17. Không có gì để chia sẻ trực tiếp nữa khi tất cả những suy nghĩ, hình ảnh, mối quan hệ và những thay đổi quan trọng của chúng ta đều được đăng tải trực tuyến.

16. Trong thế kỷ mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những liên kết, thái độ và quan điểm chính trị của mỗi người qua các kênh truyền thông, chúng ta hay đánh giá người khác và gặp khó khăn trong việc chấp nhận sự khác biệt. Việc này ngăn trở ý định giao lưu, kết bạn ngay cả trước khi chúng ta gặp họ.

13. Để được coi là có một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn trong mắt người khác, bạn phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ, ví dụ như: đi du lịch thay vì ngồi trong một quán nhỏ nhâm nhi tách trà ấm.

12. Những tiêu chuẩn về vẻ đẹp hiện đại thay đổi đến chóng mặt. Nó khiến con người không ngừng chạy theo các giá trị ảo và sống trong nỗi sợ của sự không đủ đẹp. Các cô gái khi xuất hiện một điểm kém xinh trên khuôn mặt đều cảm thấy tự ti và lo sợ người khác chê cười.

cô gái thời công nghệ

Ảnh: Sáng tạo 88

11. Ngữ điệu là một phần quan trọng trong giao tiếp. Tuy nhiên, những cuộc hội thoại qua màn hình lặng lẽ khiến chúng ta ‘mù mờ’ về việc ai đó là chân thật hay chỉ đang mỉa mai. Thậm chí, việc rời khỏi cuộc hội thoại giữa chừng mà không thông báo cũng trở thành chuyện bình thường.

10. Dù người ta hay biện hộ cho lợi ích của làm việc từ xa thì có một thực tế không thể chối cãi là phương pháp này hủy hoại dần sự tương tác cơ bản của con người.

9. Những câu chuyện đáng sợ và xấu xa lan truyền trên mạng khiến chúng ta không dám tin vào người lạ.

7. Mạng xã hội ‘trưng bày’ những phần hay nhất trong cuộc sống của bạn và làm cho cuộc sống của những người khác trở nên tẻ nhạt và buồn chán.

6. Giao tiếp qua mạng làm xuất hiện những ‘anh hùng bàn phím’ sẵn sàng lăng mạ, sỉ nhục và xa lánh người khác.

5. Những hình tượng Emojis đáng yêu tinh nghịch không còn xa lạ với những tín đồ ‘messenger’. Nhưng nó lại là biểu hiện của sự đi lùi về ngôn ngữ.

cô đơn thời công nghệ

Ảnh: Alamy

4. Nếu chỉ nhìn một phần hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội, bạn sẽ dễ dàng bắt lỗi và phán xét người khác. Nhưng nếu chứng kiến toàn bộ sự việc ấy ngoài đời, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ vì ý nghĩa nó đem lại.

3. Trẻ con và thanh thiếu niên có thể kết bạn rất dễ dàng và tự nhiên qua những hoạt động chung và sự gặp gỡ mỗi ngày. Nhưng đối với người lớn điều này trở nên ‘xa xỉ’. Họ cần rất nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc để xây dựng một mối quan hệ.

2. Mặt trái của việc biết tất cả các câu trả lời là bạn khó có thể quen biết người khác nhờ vào những câu hỏi đơn giản.

1. Càng già, chúng ta càng cảm thấy khó khăn hay mất hứng thú dành thời gian cho những người không quen biết. Chúng ta khép mình trong một vòng tròn của sự thân thuộc và quên mất cách biến một người quen thành một người bạn.

Đừng lạm dụng các thiết bị công nghệ thông minh mà hãy gặp gỡ bạn bè và nói chuyện với họ mỗi ngày. Việc này sẽ khiến bạn sống thật với con người mình và phát triển những cảm xúc một cách phong phú. Không ai muốn trở thành một con robot chỉ biết bày tỏ suy nghĩ qua bàn phím phải vậy không?

Xem thêm: Tác hại của điện thoại: Nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ của trẻ

Sources:

BÀI LIÊN QUAN