4 bài học lớn của Khổng Tử khiến ta thay đổi cách suy nghĩ

4 bài học lớn của Khổng Tử khiến ta thay đổi cách suy nghĩ

Khổng Tử là một nhân vật lớn thời cổ đại, người sáng lập ra Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam chúng ta nói riêng và vùng Á Đông nói chung trong hàng ngàn năm. Rất nhiều đạo lý, bài học từ ông vẫn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Khổng tử

Khổng Tử (Ảnh: dkn.tv)

4 bài học lớn của Khổng Tử khiến ta thay đổi cách suy nghĩ:

1. Đừng vội đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài

Thầy trò Khổng Tử bị đói ở nước Đông và nước Thái. Bảy ngày không có cơm ăn, chỉ dùng rau dại qua bữa. Nhan Hồi vất vả mãi mới xin được ít gạo, trở về thấy thầy Khổng Tử đang ngủ trong nhà, không dám kinh động đến thầy, tự mình nhóm lửa nấu cơm…

Lúc cơm sắp chín, Khổng Tử tỉnh giấc, bất giác trông thấy Nhan Hồi bốc một nắm cơm trong nồi ăn. Khổng Tử lặng im vờ như không biết, lại nằm xuống. Cơm chín, Nhan Hồi mời thầy dậy ăn trước.

Khổng Tử vươn vai nói: “Hôm nay thầy mơ thấy Tiên quân, con hãy mang cơm cúng tế Tiên quân trước đi”.

Nhan Hồi trả lời: “Thưa thầy không được ạ. Vừa nãy rơi một chút bụi vào nồi, chỗ bụi rơi vào không sạch con đã lấy ra ăn rồi. Cho nên cơm không còn thanh khiết, chẳng thể cúng tế Tiên vương được nữa”.

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử rất cảm động, đem chuyện mình trông thấy Nhan Hồi bốc cơm trong nồi ăn nói lại và dạy rằng: “Con người rất tin vào những gì mình nhìn thấy, nhưng những gì mắt nhìn thấy vẫn không phải hoàn toàn là sự thật, người ta phải dựa vào tấm lòng, có thể những gì mà tâm mình phán đoán cũng không hoàn toàn chính xác. Hy vọng con ghi nhớ, hiểu người khác vốn dĩ không dễ chút nào.

2. Thẳng thắn với người, trước tiên thẳng thắn với mình

Khổng Tử và học trò

Bất cứ ai muốn lập nghiệp lớn đều phải lấy việc tu thân làm gốc, đây chính là đạo lý của các bậc thánh hiền thời xưa: Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Lời của Khổng Tử cũng chính là như vậy.

Khổng Tử bái kiến Lỗ Ai Công.

Ai Công hỏi: “Có người nói với tôi rằng: Người cai trị đất nước chỉ cần làm tốt công việc ở trên triều đình là được rồi. Tôi cho rằng đó là lý luận viển vông. Còn theo ngài thì sao?”.

Khổng Tử nghe nói rất giận dữ: “Đây đâu phải là lý luận viển vông, chỉ là ngài vẫn chưa hiểu hết ý sâu xa của nó mà thôi!”.

Ai Công không hiểu liền hỏi: “Tại sao chứ?”.

Khổng Tử nghiêm sắc mặt đáp: “Tôi nghe nói những gì bản thân mình có được, đâu phải người khác cũng có được, những thứ bản thân mình mất đi, đâu phải người khác cũng mất. Không ra khỏi cửa nhưng lại trị việc thiên hạ rất giỏi, đây e rằng phải là một quân vương hiểu việc tu thân dưỡng tính tốt mới có thể làm được!”.

3. Hệ quả lớn của một việc nhỏ: Tử Cống chuộc dân nước Lỗ

Tử cống và khổng tử

Nước Lỗ quy định rằng: Ai có thể chuộc được dân của nước Lỗ đi làm nô bộc cho các nước chư hầu khác, sẽ được thưởng một khoản tiền trích từ quốc khố.

Tử Cống, học trò Khổng Tử qua lại buôn bán các nước chư hầu khác đã chuộc được rất nhiều nô lệ người Lỗ, về nước, anh ta cũng không đi lĩnh thưởng. Tử Cống cho rằng mình làm được việc tốt, hớn hở đi nói với thầy Khổng Tử, vui vẻ ngóng thầy khen ngợi.

Nào ngờ, Khổng Tử lắc đầu thở dài bảo: “Tử Cống ơi, con có biết là con đã sai rồi không! Ôi, từ nay về sau, người nước Lỗ làm nô bộc ở nước ngoài sẽ chẳng có ai chuộc ra nữa rồi. Con không đi lĩnh thưởng để giữ gìn tiếng tăm, kẻ khác muốn chuộc nô lệ về lĩnh thưởng tất sợ bị điều tiếng thị phi. Vậy chẳng còn ai muốn chuộc nô lê người Lỗ về nữa rồi”.

Một học trò khác của Khổng Tử là Tử Lộ, một lần anh ta cứu được đứa bé suýt chết đuối. Bố mẹ đứa trẻ đem một con trâu đến cảm tạ, Tử Lộ nhận luôn chẳng chối từ.

Khổng Tử nghe chuyện mừng nói: “Từ nay về sau sẽ có nhiều người chết đuối được cứu rồi!”.

Quả nhiên như lời Khổng Tử, càng lúc càng ít người muốn chuộc nô lệ người Lỗ mà nước Lỗ rất nhiều người suýt chết đuối được cứu sống.

4. Ngay chính mới là điều đáng quý, đừng quá coi trọng thành tích bề ngoài

Trong những lời răn dạy của mình đối với học trò và thế nhân, Khổng Tử rất chú trọng tới sự ngay chính của con người. Đó là phẩm chất đầu tiên để phân biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.

Có lần Khổng Tử đi công chuyện tới một trấn nhỏ tại Hàng Châu. Nhiều người nghe danh ông đã kéo tới hỏi han, xin chỉ giáo. Khi ấy có một người làm nghề buôn bán nhỏ rụt rè tới gần ông và hỏi rằng: “Thưa Ngài tôi có việc muốn hỏi. Chuyện là nhà tôi bao lâu nay mở quán bán đồ ăn luôn lấy chữ tín làm đầu. Gần đây có thêm mấy hàng nữa mở bán ngay cạnh, họ bán những thứ giống như nhà tôi, nhưng nguyên liệu kém hơn, họ còn đưa gái lầu xanh về mua vui cho khách, bởi vậy mà việc làm ăn của tôi bị ảnh hưởng quá. Tôi có nên thuận theo thời cuộc mà bắt chước họ?”

Khổng Tử đáp rằng: “Ông hãy cứ duy trì việc làm ăn như hiện giờ, ban đầu có đôi chút khó khăn nhưng về sau chắc chắn sẽ tốt thôi. Con người có thể bị cám dỗ bởi những thứ tầm thường ban đầu, nhưng rồi sớm hay muộn họ sẽ nhận ra sai lầm của mình. Người quân tử hơn kẻ tiểu nhân chỉ bởi chữ Chính, hãy cứ đường đường chính chính mà làm ăn, thứ được là Đức quý hơn nhiều chút thành tích bề ngoài”.

Nghe vậy chủ quán như tỉnh mê, vội vàng cúi lạy cảm tạ chỉ giáo của Khổng Tử. Lời của Khổng Tử chẳng bao lâu ứng nghiệm. Những quán xá bên cạnh làm ăn bất chính, lại hành nghề không đàng hoàng về sau cũng bị người dân tẩy chay và họ sớm quay về với nơi làm ăn chân chính.

Mặc dù thời thế có đổi thay thế nào, chân chính vẫn là tiêu chuẩn để phân biệt người tốt và kẻ xấu. Con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ vững phẩm giá chân chính, đường hoàng chính trực mới là người may mắn vì họ tích được Đức về sau, sớm muộn cũng sẽ thành công. Ngược lại, một người cho dù ban đầu có thể có chút thành tích nhưng hành vi và quan niệm bất chính, thì Đức của họ tiêu tan hết rồi, sẽ chuốc khổ sau này.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN