6 cách tích Đức, hạnh phúc một đời…

6 cách tích Đức, hạnh phúc một đời…

Sướng khổ đời người đều xoay quanh hai chữ đức và nghiệp. Muốn vui vẻ, phúc lộc thọ đầy nhà chỉ có hành thiện tích đức mới có được. Mà hành thiện tích đức không phải chỉ đơn giản là bố thí tiền tài cho ai, mà là sự vị tha, luôn biết nghĩ cho người khác từ từng ý, từng niệm, từng hành động.

Dưới đây là 6 cách để có thể tích được Đức, qua đó mà có được hạnh phúc.

1. Khẩu đức

tích đức

Trong Phật giáo cho rằng, khẩu nghiệp là loại nghiệp nặng nhất của con người, bởi ai mà ngày nào chẳng phải nói dù ít dù nhiều, vậy cứ mở miệng ra là có thể đã tạo nghiệp rồi.

Quan trọng nhất đối với tích khẩu đức đó là “lời nói thật lòng”. Có thể dùng sự khéo léo để tránh làm đối phương bị tổn thương, nhưng tuyệt đối không được dối trá, nói ngược với suy nghĩ của chính mình.

Giữ gìn khẩu nghiệp còn liên quan đến việc không nói lời xấu xa, lời không hay với người khác. “Lời hay ý đẹp” chính là con đường tích đức nên được chú trọng nhất.

2. Đức ở đôi tay

 

Dùng tay để tán thưởng người khác, khích lệ người khác, đó là một hành động đẹp. Người không biết cách vỗ tay để cổ vũ ai đó, thường sống ít tích cực, tâm lý hay hẹp hòi. Như vậy cũng khó tích đức.

3. Đức tại khuôn mặt

Khuôn mặt vốn là trời sinh, không phải nói người thế nào thì nhiều đức hay ít đức. Mà “đức tại khuôn mặt” có ý nói, làm người đừng nên làm người khác “mất mặt”. Đó là việc làm mất lịch sự nhất, sẽ làm người khác mất đi tín nhiệm với mình, và lúc đó những cơ hội đến từ họ sẽ biến mất.

4. Đức ở sự tín nhiệm

 

Người ta thường có câu: “Nghi thì không dùng, dùng thì không nghi” cũng chính là nói đến việc mình giữ gìn chữ tín như thế nào. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” – thực sự giữ được lòng tin là tổng hoà của rất nhiều yếu tố. Chúng ta ngoài việc nói lời thật lòng, còn phải hành động thật lòng, bên cạnh đó, không đặt điều, không lươn lẹo,… Khi ta đạt được sự tín nhiệm của người khác, điều đó có nghĩa rằng, ta đã tích được đức ở phương diện này. Nói một cách khác, khi ta lừa dối họ, dù họ biết hay không, ta cũng đang mất đức cho người mà ta lừa dối.

5. Đức khiêm tốn

phụ nữ, tích đức

Những người lớn tuổi họ thường hay dạy về đức khiêm tốn như điều cần phải có đối với bất cứ ai. Sự khiêm tốn giúp ta không quá tự cao về bản thân và có đủ động lực để liên tục phát triển hướng lên. Đồng thời, khi ta giữ đức khiêm tốn, ta gặp ít rủi ro hơn đối với những mối hiểm hoạ từ bên ngoài. Ta ít gặp sự đố kỵ và được tôn trọng.

6. Đức tôn trọng

Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình. Bởi vì ta phải bỏ nỗ lực để giữ sự tôn nghiêm cho người khác, ta tự khắc sẽ được họ yêu quý. Khi ta được trân trọng và làm người khác cảm thấy được trân trọng, ta đều đã đang tích đức cho mình.

Minh Xuân/DKN

Xem thêm: Vì sao làm việc thiện có thể thay đổi tướng mạo?

Sources:

BÀI LIÊN QUAN