6 thánh nhân có tài nắm bắt thiên cơ của lịch sử Trung Quốc

6 thánh nhân có tài nắm bắt thiên cơ của lịch sử Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Hoa có rất nhiều nhân vật tài tình, có tài nắm bắt thiên cơ, nhìn thấu tỏ mọi chuyện thế gian. Có người ẩn cư trong núi sâu rừng già mà biết tất tần tật chuyện trong thiên hạ. Có người xuất thế ra giúp đời, giúp nước, làm nên bao kỳ tích lẫy lừng mà lịch sử còn ghi chép lại.

Dưới đây là 6 thánh nhân tiêu biểu có tài nắm bắt thiên cơ của lịch sử Trung Quốc:

6. Quỷ Cốc Tử nhìn hoa đoán số mệnh của Bàng Quyên và Tôn Tẫn

Quỷ Cốc Tử

Ảnh: Thế Giới Seo

Quỷ Cốc Tử mượn hoa mộc hương và hoa cúc vàng để đoán mệnh 2 đệ tử của mình. Hoa Bàng Quyên hái là hoa chỉ nở vào đêm, sáng ra là cụp lại, vì thế Bàng Quyên sau này sẽ thành danh ở Ngụy Quốc; Hoa cúc vàng Tôn Tẫn hái gặp sương không tàn, cuộc đời Tôn Tẫn sẽ có nhiều gian nan, vất vả, nhưng cuối cùng có thế quay về quê hương Tề Quốc để trở thành một vị quan anh minh.

Quỷ Tử Cốc là một nhân vật huyền bí trong lịch sử, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, người thường không ai có thể bì được. Trong hơn 2000 năm trở lại đây, trong binh pháp gia ông được tôn là Thánh Nhân, trong chiến lược gia ông được tôn là Thủy Tổ, trong bói toán ông được tôn là Tổ Sư.

5. “Càn khôn vạn niên ca” của Khương Tử Nha

Khương Tử Nha

Ảnh: CafeBiz.

Khương Tử Nha trong lịch sử Trung Hoa là nhân vật thần thoại, ông là công thần đầu tiên của Hưng Châu trong 800 năm, Càn Khôn Vạn Niên Ca của Khương Tử Nha lưu truyền khắp thế gian.

Nếu so sánh Càn Khôn Vạn Niên Ca với các lời tiên đoán khác thì đây không có gì quá đặc biệt, độ nổi tiếng cũng không bằng nhưng đó đã là một tác phẩm quá xuất sắc, Thiên Địa Vạn Niên Ca toàn văn có 770 chữ, tiên đoán sự hưng thịnh, suy vong của các triều đại của đất nước Trung Hoa, tiên đoán vận mệnh đất nước Trung Hoa 5000 năm sẽ biến đổi sau Tam Hoàng Ngũ Đế.

4. Hoa Nhụy phu nhân tiên đoán cái chết của Tống Thái Tổ

Hoa Nhụy Phu Nhân

Ảnh: Dân Việt.

Mọi người chắc ít người biết đến Hoa Nhụy phu nhân, đây là một trong số ít những người phụ nữ tài giỏi trong lịch sử Trung Hoa, nàng là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Đại văn hào Tô Thức đã từng làm thơ ca ngợi nàng, trong thơ ông ta có thể thấy sắc đẹp phi thường của Hoa Ngụy phu nhân.

Từ xưa, anh hùng đã không thể qua ải mỹ nhân, Triệu Khuông Dận vì mê đắm sắc đẹp và tài hoa của Hoa Nhụy phu nhân nên đã âm mưu giết chết chồng Hoa Nhụy phu nhân để chiếm đoạt nàng và phong làm Quý Phi.

Năm 976 trước công nguyên, Triệu Khuông Dận cùng em trai là Triệu Quang Nghĩa đi bắc chinh ở Khiết Đan, 2 anh em cùng ngủ với nhau nhưng sáng hôm sau người anh đã bị chết không rõ nguyên do, cuối cùng sự thực là người anh chết do bị em sát hại nhằm chiếm ngôi vua. Về sau câu chuyên này đã trở thành điển cố “Chúc ảnh phú thanh”.

Theo truyền thuyết, Hoa Nhụy phu nhân đã biết trước cái chết này của Tống Thái Tổ, nàng đã treo một bức tranh trong phòng của mình, trong tranh nàng vẽ hình ảnh một chàng trai tay cầm cung tên, nói là chân dung tiễn biệt Trương Tiên. Nhưng thực tế là nàng muốn Triệu Khuông Dận hiểu rằng có người đang muốn giết hại mình, tiếc thay Tống Thái Tổ đã không đủ thông minh để hiểu hết ẩn ý đó. Nhưng qua câu chuyện này cho thấy, Hoa Nhụy phu nhân đã biết trước cái chết của Tống Thái Tổ.

3. Lưu Bá Ôn và Thiêu Bính Ca

lưu bá ôn

Ảnh: Tân Sinh.

Tương truyền từ thời Triều Minh, trong một lần Thái tổ Chu Nguyên Chương đang ăn bánh nướng, bỗng có người bẩm báo Lưu Bá Ôn cầu kiến.

Chu Nguyên Chương khi đó không biết có chuyện gì, ông bỗng nảy ra ý định muốn thử tài thông minh của Lưu Bá Ôn, xem ông ta tài giỏi đến mức nào. Sau đó ông lấy chiếc đĩa đậy lên bánh rồi mới ân chuẩn cho Lưu Bá Ôn vào.

Sau khi Lưu Bá Ôn quỳ xuống, Chu Nguyên Chương bắt đầu hỏi: “ta biết ngươi tài giỏi hơn người, vậy liệu ngươi có biết dưới chiếc đĩa này là vật gì không?”. Lưu Bá Ôn mặt không biến sắc, sau khi bấm mấy đốt ngón tay xong ông liền trả lời: “có hình nhật có hình nguyệt, đã bị Kim Long cắn một miếng, theo thần dưới chiếc đĩa này là bánh nướng ạ”.

Chu Nguyên Chương nghe xong kinh ngạc, ông khen ngợi Lưu Bá Ôn là nhân tài ngàn năm có một. Sau câu chuyện này, Thiêu Bính Ca (bài ca bánh nướng) được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, đồng thời lời tiên đoán trong Thiêu Bính Ca đã được chứng thực, đây quả là một sự tài tình.

2. Lý Thuần Phong và Thôi Bối Đồ 

Lý Thuần Phong

Ảnh: Tinh Hoa.

Vào triều đại nhà Đường, đã lưu truyền rộng rãi trong nhân gian. Trong ghi chép Cửu Đường Thư chính sự có ghi: Đường Thái Tông nhìn thấy một quyển Mật Ký có viết: “Tương lại nhà Đường sẽ có nữ vương họ Võ thống trị đất nước”.

Sau đó cho gọi Lý Thuần Phong đến hỏi rõ sự tình, Lý Thuần Phong trả lời Lý Thế Dân: “đây là thiên số, người phụ nữ này chính là một trong những mỹ nữ trong cung, sau 30 năm sẽ xưng đế và giết hại các con cháu của người”.

Quả đúng như trong sách có ghi, 30 năm sau, Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, trở thành hoàng đế nữ đầu tiên và cũng là hoang đế nữ cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa.

Từ xưa, trong dân gian đã truyền tai nhau Lý Thuần Phong là người có thể tiên đoán sự việc trước hàng nghìn năm, khi tính đến tượng thứ 59, người bạn thân Viên Thiên Canh đứng sau đẩy ông 1 cái và nói: “Thiên cơ không được tiết lộ, hãy tính đến đây thôi”.

Sau đó Lý Thuần Phong đã vẽ 1 bức tranh về việc này với đề tựa: “Thiên số trong đời luôn tìm kiếm, thế đạo hưng suy mất tự do, tốt nhất không nên nói quá nhiều, chi bằng đẩy lưng về nghỉ sớm”. Sau đó chính lời tiên đoán này đã được gọi là “Tranh đẩy lưng”, nó có ảnh hưởng cho đến ngày nay.

Trong “Thôi bối đồ” có nói đến việc Võ Tắc Thiên xưng đế, biến loạn trong An Sử v.v. đều rất chính xác, nó đúng đến mức làm cho con người thấy nghi ngờ cuộc sống này. Vì thế, đến nay những tranh cãi xung quanh lời tiên đoán này vẫn còn tồn tại, rất nhiều người hoài nghi người đời sau có tình làm giả mọi chuyện.

1. Gia Cát Lượng

Gia Cát lượng

Ảnh: nguoiduatin.vn

Người đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” đều có chung một cảm nhận rằng, từ sau khi Gia Cát Lượng bước ra sân khấu thì câu chuyện “Tam Quốc diễn nghĩa” bỗng như sinh động hẳn lên, không ngừng xuất hiện những câu chuyện đặc sắc, từ “Long Trung đối sách”, “hỏa thiêu Tân Dã”, “thuyền cỏ mượn tên”, “cầu mượn gió Đông” đến “ủy thác con côi”, “Không thành kế”… Có lẽ ấn tượng về một Khổng Minh tính toán như Thần đã khiến độc giả Tam Quốc nhiều thế hệ gần như chỉ tán thưởng bản lĩnh bày mưu tính kế của ông. Khi Gia Cát Lượng mượn gió đông, Chu Du đã thốt lên rằng: “Khổng Minh có tài thiên biến vạn hóa, phép thuật thần thông quảng đại”.

Gia Cát Lượng chưa ra khỏi lều cỏ đã biết trước thiên hạ sẽ chia ba, đây là Thiên ý. Nhưng Lưu Bị mang trong mình huyết thống hoàng tộc, cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm gây dựng lại nhà Hán, một lần nữa nhất thống thiên hạ, chấn chỉnh lại khí thế uy hùng của vương triều nhà Hán. Gia Cát Lượng biết rõ việc làm ấy là trái với ý Trời nhưng vì để cảm tạ ân nghĩa ba lần viếng thăm lều cỏ của Lưu Bị mà đã một lòng một dạ giúp Lưu Bị thực hiện ước mơ.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” có kể một chi tiết đáng chú ý khẳng định rằng Gia Cát Lượng biết trước được trận thua ở Di Lăng của Lưu Bị. Kể rằng khi Mã Lương mang bản đồ vẽ quân trại mà Lưu Bị bố trí (40 trại kéo dài 700 dặm), Gia Cát Lượng thở dài một tiếng, biết rằng quân Thục tất sẽ bại. Vì sao ông không cản? Vì ông biết rõ rằng đó là thiên ý, không thể làm trái mệnh trời.

Thay lời kết:

Thế gian vô cùng to lớn, không gì là không thể, có hay không thiên mệnh huyền cơ, hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng, sau mỗi lời tiên đoán thần bí đều có một câu truyện rất hay, chúng ta được đọc các câu truyện lịch sử này là một niềm vui lớn trong đời mỗi người.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN