7 chìa khóa thành công trong kinh doanh

7 chìa khóa thành công trong kinh doanh

Không phải ai cũng có thể dễ dàng thành công trong kinh doanh. Ở Việt Nam, số doanh nghiệp thành lập mỗi ngày mỗi tăng, nhưng để trụ vững trên thương trường phải ít nhất 5 năm mới được xem là doanh nghiệp có khả năng thanh khoản và có vốn lưu động để duy trì.

Danh từ “thành công” dễ trong suy nghĩ nhưng không dễ trong hành động. Tại sao lại nói như vậy? Một ý tưởng kinh doanh táo bạo xuất hiện và quyết định bỏ vốn kinh doanh bởi sản phẩm hay dịch vụ được chọn đang “hot” và “có tiềm năng” trên thị trường. Tuy vậy, người làm kinh doanh đã thật sự tìm hiểu thị trường, nhu cầu thị hiếu và dự đoán tương lai chưa?

7 chìa khóa để mở khóa tiềm năng cho sự thành công đòi hỏi ngoài những kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường thì điều thực sự cần thiết cũng cần có đó là lòng nhiệt huyết và quyết tâm đạt được các mục tiêu.

1. Tầm nhìn

Để chuẩn bị cho một doanh nghiệp ra đời và tự tin trên thị trường kinh doanh, sự khởi điểm nên bắt đầu từ dự đoán thị trường qua số liệu khảo sát. Để đạt được kinh doanh thành công đầu tiên bạn cần vẽ ra một “bức tranh hoàn chỉnh” về con đường đi đến thành công. Xuất phát điểm chính là “Tầm nhìn”. Bạn muốn doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành như thế nào trong tương lai? Ví dụ: Công ty ABC sẽ trở thành nhà dịch vụ cung cấp thông tin hàng đầu tại Việt Nam.

Tầm nhìn

(Ảnh: dongtrunghimalaya.com)

Hãy luôn đặt trong tâm trí bạn tầm nhìn này như một động lực thúc đẩy sự nỗ lực của bạn hướng đến mục tiêu.

2. Phân tích thị trường trên cơ sở vĩ mô và vi mô

Có hai loại phân tích bạn nên áp dụng nhằm xác định tiềm lực của doanh nghiệp trên thị trường.

– Phân tích môi trường kinh doanh – nơi mà bạn muốn đầu tư – bao gồm các ngoại vi ảnh hưởng như Dân số, Kinh tế, Pháp luật, Văn hóa, Địa lý, Công nghệ.

– Phân tích sức ảnh hưởng của môi trường vi mô hay còn gọi là SWOT – Điểm mạnh, Điểm yếu, Đe dọa và Cơ hội. Tùy vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn đầu tư trên thị trường, bạn cần phân định rõ SWOT dựa trên nguồn lực sẵn có để đảm bảo thực hiện các mục tiêu có sơ sở.

Phân tích môi trường vĩ mô

– Các phân tích trên giúp bạn nhận biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp. Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tìm ra con đường dẫn đến thành công.

3. Xác định mục tiêu

Khi nắm rõ tiềm lực và khả năng thâm nhập vào thị trường, bạn cần thiết lập mục tiêu doanh nghiệp để giúp các bước triển khai rõ ràng và quy chuẩn. Ví dụ: Mục tiêu của công ty ABC trong năm 2015 là đạt doanh số 200 triệu đồng.

Ghi nhớ: Mục tiêu nên theo nguyên tắc xây dựng SMART. S: Specific (Cụ thể, dễ hiểu), M: Measurable (Đo lường được), A: Achievable (Có thể đạt được), R: Realistics (Thực tế), T: Timebound (Có thời hạn)

Xác định mục tiêu để thành công

(Ảnh: dkn.tv)

4. Xây dựng kế hoạch thực hiện

Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng cho một kế hoạch triển khai và hành động dựa trên mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Kế hoạch triển khai phân bổ cho Marketing, IT, Tài chính, Vận hành, Chuỗi cung ứng,… tùy thuộc vào quy mô hoạt động của công ty.

Xây dựng kế hoạch - 7 bước để thành công

(Ảnh: pms.edu.vn)

Các kế hoạch này vô cùng quan trọng để quyết định sự thành công của bạn, do đó bạn cũng cần đặt ra các mục tiêu cho từng kế hoạch triển khai. Ví dụ: Mục tiêu doanh nghiệp năm 2015 đạt doanh số 200 triệu đồng. Mục tiêu cho Marketing có thể là: Thu hút được 1.000 khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ABC với mức tiêu dùng bình quân 200.000/khách hàng.

5. Thực hiện và đánh giá kết quả

Sau khi hoàn thành các kế hoạch, bạn có thể bắt đầu thực hiện các kế hoạch của mình. Để nhận biết quá trình thực hiện của mình thành công hay không, bạn nên theo dõi và đánh giá kết quả tất cả các hạng mục triển khai theo tuần hoặc theo tháng, và chốt lại trong 3 hoặc 6 tháng.

Đánh giá công việc - 7 bước để thành công

(Ảnh: kynang.edu.vn)

Ngoài việc tập trung vào đầu tư và mở rộng doanh nghiệp, bạn cần lưu tâm đến các hình thức sau nhằm hướng đến một doanh nghiệp theo nền tảng đạo đức và có giá trị thật sự đối với nhân viên và thị trường nói chung.

6. Đạo đức doanh nghiệp

Để duy trì một doanh nghiệp bền vững, bạn cần thiết lập một chuẩn mực đạo đức để không mắc những sai lầm đáng tiếc xảy ra, có thể ảnh hưởng đến danh tiếng cho doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty ABC nên tổ chức kinh doanh cùng có lợi, đảm bảo tính trung thực, chính trực và minh bạch, cũng như toàn tâm phát huy giá trị của công ty cho mỗi khách hàng trong môi trường kinh doanh.

Đạo đức doanh nghiệp là điều cần thiết để thành công

Đạo đức doanh nghiệp là điều cần thiết để thành công (Ảnh: slidesharecdn.com)

7. Thái độ lạc quan và trách nhiệm

Khi bắt đầu nhiệm vụ cực kỳ quan trọng này, bạn hãy giữ vững lòng tin ở bản thân rằng bạn có khả năng thành công. Không nên tự đánh lừa bản thân mình vì sẽ chỉ lãng phí thời gian và công sức của bạn. Hơn nữa, các mục tiêu bạn đặt ra sẽ thành công khi bạn nhận trách nhiệm đối với mỗi hành động thực hiện dù tốt hay xấu. Không chỉ tay năm ngón yêu cầu các việc mà hãy cùng chia sẻ với các nhân viên trên tinh thần hiểu và hợp tác lâu dài.

Thái độ lạc quan sẽ giúp bạn thành công

(Ảnh: dkn.tv)

Trên tiến độ thực hiện có thể không theo những gì đã hoạch định, nhưng không vì thế mà bạn phải nản chí. Hãy nhẫn nại và dành thời gian cho việc sửa chữa hoặc thay đổi kế hoạch (Nên có một bản kế hoạch dự phòng để có sự phòng thủ chắc chắn cho từng bước tiến của doanh nghiệp), và cứ tiếp tục phấn đấu cho đến kết quả cuối cùng cho tất cả các mục tiêu đã đề ra. Doanh nghiệp chỉ thành công khi bạn luôn duy trì lòng quyết tâm tiếp tục hướng về phía trước.

Theo DKN.TV

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN