9 cách khống chế cảm xúc để tránh gây ra lỗi lầm

9 cách khống chế cảm xúc để tránh gây ra lỗi lầm

Người ta thường nói: “Sở dĩ con người gây lỗi lầm chính là vì lúc nên dùng lý trí, thì lại dùng tình cảm.” Trên thực tế, lúc xử lý sự việc, người thông thái thực sự sẽ luôn luôn khống chế cảm xúc trước, rồi mới xử lý công việc sau; phân tích tâm thái trước, rồi mới phân tích bản chất sự việc.

9 cách khống chế cảm xúc để tránh gây ra lỗi lầm

Dưới đây 9 cách khống chế cảm xúc để tránh gây ra lỗi lầm:

1. Học cách im lặng

Có nhiều lúc, bạn bị người khác hiểu lầm, bạn không muốn tranh luận, bạn cho rằng không cần thiết phải gào thét với cả thế giới, cho nên lựa chọn im lặng. Thậm chí bạn bị người mình yêu nhất hiểu lầm, bạn đau lòng đến không muốn tranh luận, cũng lựa chọn im lặng.

Trong đời luôn luôn có những giây phút mà ngay đến Schubert cũng khó mà nói nên lời, trong hoàn cảnh nói nhiều cũng vô ích, có lẽ im lặng chính là cách giải thích tốt nhất.

2. Ít nhất phải bình tĩnh

Khi bạn rơi xuống đáy vực của cuộc đời, tất cả những người bên cạnh bạn đều nói với bạn: phải kiên cường, và phải vui vẻ lên. Kiên cường là điều tuyệt đối cần thiết rồi, nhưng ai có thể vui vẻ trong lúc bị vấp ngã máu me đầy người cơ chứ?

Nhưng chúng ta có thể giữ được bình tĩnh.

Bình tĩnh, tức là không có niềm vui, cũng không có buồn khổ.

3. Học cách khom lưng sẽ có thu hoạch bất ngờ

Có mâu thuẫn về ý kiến với người khác, thậm chí gây ra sự xung đột về lời nói, bạn sẽ buồn rầu không vui, bạn sẽ cảm thấy đó đều là ác ý của người khác.

Bạn nên quay về nhà lau sàn nhà đi, hãy cầm một cái giẻ lau, khom lưng cúi xuống, hai đầu gối cúi xuống sàn, rồi lau sạch sẽ từng góc gách, sau đó suy nghĩ lại mỗi một câu nói mà bạn đã nói ra.

Bạn phát hiện ra kỳ thực bản thân cũng có chỗ không đúng, bạn từ từ bình tĩnh trở lại, có phải không?

Có nhiều lúc bạn cần phải học cách khom lưng, vì động tác này có thể làm bạn trở nên khiêm tốn. Trong lúc cơ thể lao động, bạn cũng đồng thời lau sáng bóng luôn tâm trạng của mình.

4. Đừng nghĩ giá như lúc đầu

Bạn nói, cuộc đời mãi mãi phải lựa chọn không ngừng.

Nếu như chỉ là lựa chọn ăn mì xào hay ăn cơm chiên, sự ảnh hưởng hình như không lớn lắm, nhưng lựa chọn học ngành nào, làm công việc gì, kết hôn hay không kết hôn, sự lựa chọn khác nhau chắc chắn sẽ tạo ra cuộc đời hoàn toàn khác nhau.

Bạn lại nói, giá như lúc đầu như thế này như thế kia, bây giờ sẽ không thành ra thế này thành ra thế kia… bạn vẫn không nên nói nữa thì hơn.

Mỗi một lựa chọn của ngã ba đường thật ra không có cái thực sự tốt hay xấu, chỉ cần xem cuộc đời là sự sáng tác độc nhất vô nhị của chính mình là đủ.

5. Cố gắng dù có thành công hay không

Chậm rãi bước vào trong khu rừng, bạn nhìn thấy một sợi dây leo bám lên trên thân cây, sự mềm mỏng và sự vững chắc quấn chặt lấy nhau, làm bạn xúc động trước cảnh đẹp tự nhiên này.

Hãy để hạnh phúc và sự nương dựa này dừng chân tại đây đi.

Nhưng, bạn nghĩ, không biết tương lai sẽ có sự xô đẩy ra sao của một cơn gió lớn?

Trong sự vĩnh hằng này nếu có một khoảnh khắc đẹp yên tĩnh như, tương lai cho dù gặp phải vô số kiếp nạn, thì cũng đã có được sự an ủi và bồi thường từ trước rồi.

6. Giữ gìn sự đơn giản

Vì suy nghĩ quá nhiều, cho nên bạn thường làm phức tạp hóa cuộc đời của bạn. Rõ ràng là đang sống trong giờ phút hiện tại, bạn lại luôn nhung nhớ không quên về quá khứ đã qua, lại lo lắng mọi sự của tương lai, cuộc đời của bạn là một mớ hỗn loạn.

Bạn chỉ cần đơn giản dùng làn da cảm nhận sự biến đổi của thời tiết, dùng mũi để thưởng thức mùi thơm của cỏ sau cơn mưa, dùng mắt để gom hết những hình ảnh gần xa lại như một bức tranh. Đơn giản là sống trong thực tại, mà thực tại thật ra không có cái gọi là đúng sai thật giả.

Không có thật giả, chẳng phải giống như đang nằm mơ sao?

Đúng vậy, chỉ đơn giản xem đời người của bạn là cảnh mộng mà thực hiện đi.

7. Thỉnh thoảng “quê mùa”

Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh rồi, thỉnh thoảng cũng muốn nhai lưỡi vịt và gà chiên muối.

Xem nhiều phim hay kinh điển rồi, thỉnh thoảnh cũng muốn liếc qua phim truyền hình nhiều tập có nội dung sướt mướt.

Nghe nhiều âm nhạc cổ điển rồi, thỉnh thoảng cũng muốn nghe các ca khúc nhạc trẻ đang thịnh hành.

Đời người không cần thiết phải trói chặt mình như vậy, thỉnh thoảng thả lỏng một chút, cũng là đạo đức.

Khí chất sang trọng có lẽ dễ tiếp cận người lớn, nhưng thỉnh thoảng quê mùa một chút càng dễ gần gũi mọi người hơn.

8. Đừng để cảm xúc khống chế bạn

Bạn của hôm nay, là một người đang không vui, vì có người đang dùng lời nói làm bạn tổn thương. Bạn không thích cãi nhau, vì vậy bạn bỏ đi; nhưng bạn vẫn là càng nghĩ càng tức giận. Có rất nhiều việc cần bạn chú tâm để làm để xử lý, thì lại bị lơ là và bị bỏ qua trong sự phiền lòng rối tung rối bời của bạn.

Tự vẽ vời trong cảm xúc, bạn phải biết đây là sự lãng phí đối với chính bạn, mà còn là sự lãng phí rất xấu.

Vì vậy, người thông minh như bạn, đừng để cảm xúc khống chế bạn nữa, trước khi bạn lại tức giận một lần nữa, đừng quên nhẹ nhàng nhắc nhở mình một câu: “đừng lãng phí nữa”.

9. Nắm bắt thời cơ tốt nhất, tuyệt đối đừng bỏ lỡ

Bạn đã từng mua một cái áo mà bạn rất thích nhưng lại không nỡ mặc, và cung phụng nó một cách trịnh trọng trong tủ áo; rất lâu sau, thì phát hiện kiểu dáng đã bị lỗi thời rồi.

Bạn cũng từng mua một miếng bánh kem rất đẹp mà không nỡ ăn, và cung phụng nó một cách trịnh trọng trong tủ lạnh; khi bạn nhìn thấy nó lần nữa, thì phát hiện nó đã hết hạn rồi.

Bạn không mặc chiếc áo vào lúc mà bạn thích nhất, cũng không thưởng thức miếng bánh kem vào lúc ngon miệng nhất, cũng giống như bạn đã không làm chuyện vào lúc bạn muốn làm nhất, tất cả đều trở thành hối tiếc.

Vì vậy, muốn làm chuyện gì nên làm từ sớm. Nếu như bạn chỉ đem tâm nguyện của mình cung phụng một cách trịnh trọng ở trong lòng, vậy thì kết quả duy nhất, chính là bỏ lỡ nó, giống như chiếc áo đã lỗi thời đó, giống như miếng bánh kem đã hết hạn đó.

Học làm một người không hành xử theo cảm xúc, có lẽ bạn sẽ sống thoải mái hơn, vui vẻ hơn!

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN