Ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe con người

Ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe con người

Ngày nay, với sự lên ngôi của Tây Y, khiến nhận thức của chúng ta về tinh thần và thể chất có sự bị tách biệt. Tuy nhiên bệnh tật không chỉ do các yếu tố trên cơ thể con người, suy nghĩ và cảm xúc cũng là những nguyên nhân khiến chúng ta khỏe mạnh hay bệnh tật.

 TRANG CHỦ | THẾ GIỚI | TRUNG QUỐC | Ý KIẾN | VĂN HÓA | SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG | KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Sức mạnh của tinh thần

Ảnh minh họa: Pixabay.com

>> Những cảm xúc tiêu cực (stress) ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bài viết gồm bốn phần mô tả ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe của con người: nó làm cho chúng ta khỏe mạnh hay bệnh tật, và đưa ra biện pháp để khai thác khả năng này.

Phần I: Những điều chúng ta có thể học được từ các nhà khoa học và các nhà thần học

Linh hồn

Ảnh: Tân Sinh

Hai khái niệm cốt lõi tách biệt phép chữa đối chứng của Tây y dựa trên phương pháp điều trị bằng Tây dược qua việc chuẩn đoán so với các phương pháp chữa bệnh cổ truyền chính  là:

1) sự chia tách giữa tinh thần với thể xác

2) quan điểm cho rằng “tự nhiên” có thể được giải thích theo khía cạnh vật chất.

Mặt khác, mọi phương thức chữa bệnh cổ truyền không tuân theo phép chữa đối chứng cho thấy sự liên kết vốn có giữa tinh thần và thể xác. “Bệnh tật” không chỉ do các yếu tố trên cơ thể con người mà suy nghĩ và cảm xúc cũng là những nguyên nhân gây bệnh. Việc chữa bệnh đòi hỏi cần phải giải quyết các nhân tố này. Khỏe mạnh không phải chỉ là đơn thuần là có một cơ thể  mạnh khỏe.

Ý nghĩ chính là những rung động mạnh, có thể làm chúng ta khỏe mạnh hoặc bệnh tật. Suy nghĩ tiêu cực có thể làm cho con người bị nhiễm bệnh. Những suy nghĩ tích cực có thể chữa lành bênh tật và thay đổi sống của chúng ta. Các khái niệm này không bắt nguồn từ lĩnh vực khoa học giả tưởng. Trên thực tế, phần lớn nghiên cứu khoa học đều có nhiều minh chứng  để ủng hộ cho những nguyên tắc này.

Các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực vật lý và kỹ thuật đã tiến hành các thí nghiệm về những ảnh hưởng sâu sắc của tinh thần tới thế giới vật chất –  suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào [1].

Trong hơn 25 năm, các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu Princeton: các hiện tượng bất thường trong kỹ nghệ thuộc Đại học Princeton (PEAR) đã chứng minh được mối tương quan chặt chẽ giữa ý thức chủ quan của con người và các hoạt động của máy móc. Họ khám phá ra rằng chỉ qua việc nghĩ trong đầu những con số theo một hướng nhất định, những người bình thường không qua huấn luyện có thể tác động đến kết quả của các bộ tạo số ngẫu nhiên làm bằng cơ hay điện tử. Các hiệu ứng này đã được xác nhận là độc lập về không gian và thời gian.  Chúng cũng xảy ra khi bản thân người tác động ở cách xa hàng vạn dặm [2].

Những ý tưởng này có cách đây hàng thiên niên kỷ và có gốc rễ từ nhiều truyền thống phong tục cổ xưa trên thế giới. Tuy nhiên, y học theo phép chữa đối chứng của Tây y thường bỏ qua những khái niệm này.  Hầu hết các bác sĩ không nghiên cứu vật lý cao cấp khi học đại học hay đại học y khoa.

Các mô hình này ảnh hưởng đáng kể tới sự hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên, và các nhà vật lý học trở nên gần với các nhà triết học hơn.  Quan điểm mới về thiên nhiên gần giống với các truyền thống cổ xưa, các phương pháp chữa bệnh cổ truyền của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới cũng như quan điểm thần bí, không theo triết lý Descartes về cuộc sống.

Y học sử dụng phép chữa vi lượng đồng cân, một phương pháp y học cổ truyền của phương Tây có nguồn gốc lâu đời, dựa trên quy luật tương đồng, điều trị cho bệnh nhân dựa theo các biểu hiện về tinh thần, tình cảm và thể chất.

Y học cổ đại Trung Hoa và Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) đã chỉ ra mối liên hệ giữa các triệu chứng của cơ thể với trạng thái cảm xúc.  Trong y học Trung Hoa thì Tạng Phổi là nơi chứa của tâm u sầu; Tạng Can (gan) là nơi chứa sự giận dữ và Tạng Thận là nơi chứa của sợ hãi. Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, Vata (ứng với tạng người gầy; kết hợp giữa Ánh Sáng và Gió) liên quan chứng viêm khớp và sự lo lắng; pitta (tạng người vừa phải; kết hợp giữa Lửa và Nước): ung nhọt và sự giận dữ. Thậm chí chỉ suy nghĩ về sự tách biệt giữa các nhân tố này thì đã là hoang tưởng rồi.

Phần II: Sự phân tách của Y học phương Tây về mối quan hệ vốn có giữa thể xác và tinh thần

Y học hiện đại

Ảnh: Viện Tế bào gốc.

Trước giai đoạn lên ngôi của “đế chế” tân dược với hàng loạt những mời chào về khả năng điều chỉnh các trục trặc trên cơ thể chúng ta, thì những nhà trị liệu chính là những thầy thuốc ngộ đạo. Voltaire đã mô tả vai trò của người trị liệu như là những người pha trò giải trí, giúp cho bệnh nhân cảm thấy vui vẻ trong một khoảng thời gian đủ lâu để thiên nhiên có thể chữa lành bệnh tật. Ngài William Osler, người được coi là một trong những người sáng lập nền y học Tây phương tuân theo phép chữa đối chứng, cho rằng điều quan trọng là tìm hiểu về người bệnh nhân đang mang bệnh hơn là về căn bệnh mà họ mắc phải.

Tuy nhiên, y học tuân theo phép chữa đối chứng của phương Tây không thực hiện công việc chữa lành bệnh. Thay vào đó, nó là một hệ thống “chăm” bệnh.  Thật tự nhiên là mô hình y học tuân theo phép chữa đối chứng của phương Tây làm cho người ta bị bệnh và nó nuôi bệnh. Thật vậy, phương pháp dùng để chữa trị các căn bệnh mãn tính không mang lại kết quả chữa lành bệnh.  Tây dược chỉ đơn thuần là ngăn chặn các triệu chứng, can thiệp vào cơ chế chữa bệnh tự nhiên của các cấu trúc hữu cơ trong cơ thể con người.  Những người không tin nhưng ủng hộ mô hình y học tự nhiên của chúng tôi, coi phương pháp chữa trị không thể lý giải này thuộc phạm trù liệu pháp làm yên lòng người bệnh hoặc có lẽ do một tác nhân nào đó mà chẩn đoán ban đầu không chính xác.  Trong thực tế, họ đã bỏ qua “người thầy” chữa bệnh đầy uy lực, đó chính là trạng thái tinh thần, chủ ý mong muốn và ý thức.

Tất cả những khái niệm cổ xưa, từng bị mai một đi, đang trỗi dậy cùng với sự gia tăng số lượng bệnh nhân luôn bất hạnh trước bệnh tật và các nhà khoa học tìm kiếm sự thật.  Các nhà khoa học này là những dược sĩ, những nhà nghiên cứu chất độc qua thực nghiệm và những nhà nghiên cứu về miễn dịch học đang tiến hành các thí nghiệm sử dụng liều thấp để chứng minh tính xác thực của hiện tượng vi lượng đồng cân. Họ cũng chính là những nhà vật lý và kỹ sư được nói đến trong phần trước.  Họ là những nhà cận tâm lý học và nhà nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý lên hệ miễn dịch đang dâng trọn niềm tin cho khái niệm: ý thức ảnh hưởng vật chất và ý thức ảnh hưởng thân xác con người. Họ là những nhà trị liệu và nhà nghiên cứu cởi mở, đang tiến hành nghiên cứu về sức mạnh của lời cầu nguyện và các hiện tượng chữa lành bệnh.

Một số ví dụ về sự ảnh hưởng của tinh thần tới sức khỏe của chúng ta như sau: ý nghĩ tích cực làm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường, làm giảm các cơn hen, giảm các triệu chứng viêm kết tràng và cải thiện chức năng miễn dịch ở các bệnh nhân bị nhiễm HIV [3,4].  Không chỉ có những suy nghĩ của chúng ta có thể ảnh hưởng đến bản thân, mà cũng có thể ảnh hưởng đến người khác.  Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả lâm sàng của việc cầu nguyện, đáng chú ý là ảnh hưởng tích cực của việc cầu nguyện tới các bệnh nhân thuộc khoa điều trị chứng tắc nghẽn động mạch vành [5].

Theo sự hiểu biết của người xưa và khoa học hiện đại thì bên cạnh các khái niệm về mối liên hệ giữa tinh thần và thể xác là sự tồn tại của một dạng thực thể “nguồn” không thể mô tả, một dạng năng lượng, và sự liên kết – mà có thể bao trùm tất cả đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ chúng ta. Các tập quán chữa bệnh cổ truyền trên khắp địa cầu đều dựa vào “nguồn” này làm thể tiếp dẫn để chữa bệnh.

Khi chúng ta có thể thỏa thích say mê công nhận trí tuệ này của người cổ đại, và cũng đồng thời được khích lệ rằng nền y học bên lề và y học bổ sung ủng hộ các ý tưởng về tâm-thân, thì có nghĩa chúng ta vẫn chưa nắm bắt được phần cốt lõi. Cho đến khi nào chúng ta có thể nhận ra tâm thức con người có khả năng vượt trội hơn các phân tử cũng như tân dược, và có thể áp dụng khái niệm này để chữa lành bệnh tật trên cơ thể, lúc đó chúng ta sẽ có thể nhận biết đầy đủ rằng năng lực chữa bệnh tiềm ẩn nằm trong chính mỗi chúng ta.

Phần III: Cảm xúc có thể dẫn đến bệnh tật như thế nào?

Sống cùng ông bà có thể khiến các bà mẹ trầm cảm

Ảnh minh họa: Pixabay.com

Một vài suy nghĩ về việc trị bệnh cảm cúm trong những ngày mùa đông ở thành phố New York. Tôi hy vọng rằng nó sẽ có ích, và có thể sẽ truyền cảm hứng cho bạn đi tìm cách chữa lành bệnh từ bên trong.

Tất cả những cách chữa trị đều là trị liệu về tinh thần. Nó quả là một “công việc nội bộ.” Đó là lý do tại sao tôi gọi nó là cách chữa trị từ trong ra ngoài.

Cảm xúc bị kìm nén có thể dẫn tới bệnh tật. Những bệnh tật này biểu hiện như thế nào ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Việc bày tỏ cảm xúc có thể chữa lành bệnh. Thậm chí là bệnh ung thư. Thậm chí cả những bệnh mà thuốc Tây dường như không thể chữa khỏi.

Có lẽ những lời này có vẻ quá tự tin, nhưng chúng đã được ghi chép lại rất cẩn thận bằng các phương tiện nghiên cứu của khoa học phương Tây, và cũng được tìm thấy trong các cách chữa trị cổ truyền trên toàn thế giới. Các chi tiết đều vượt quá phạm vi của bài viết này, nhưng chúng có thể được tìm thấy trong hai phần trước của tôi.

Tức giận, sợ hãi, và buồn chán: Đây là ba cảm xúc chính có thể dẫn đến các loại bệnh tật. Chúng rất bình thường và đều là những cảm giác tự nhiên, và tất cả chúng ta đều trải qua như những khía cạnh rất bình thường như vậy của bản chất con người đáng quý của chúng ta. Nhưng khi những cảm xúc này bị kìm nén không được giải tỏa hay biểu hiện ra ngoài, chúng có thể tạo ra chấn động tâm sinh lý gây rối loạn tuần hoàn máu.

Sự thiếu cân bằng này có thể biểu hiện qua những triệu chứng tâm sinh lý. Tôi dùng cụm từ ‘tâm sinh lý’ bởi vì những triệu chứng này có thể biểu hiện qua các hình thức sinh lý hay tâm lý hoặc cả hai. Khi những triệu chứng này nặng lên, chúng ta sẽ gọi chúng theo Tây Y – một căn bệnh.

Cảm xúc bị kìm nén

Những cảm xúc bị kìm nén này từ đâu ra? Nó phụ thuộc vào thế giới quan của bạn.

Đầu tiên, đó có thể là những tổn thương mà chúng ta từng trải qua trong cuộc sống. Thường xuyên hơn, trong thời thơ ấu, điều này xảy ra khi chúng ta mất đi trạng thái tuyệt vời của sự vô thức, rồi bắt đầu nhận thức, thích nghi và nhạy cảm đối với những điều xảy ra xung quanh chúng ta. Chúng ta có thể trải qua sự đau đớn về tinh thần, và một cách đối phó tự nhiên là tự bảo vệ mình và cất giấu những cảm xúc vào nội tâm.

Một lý do khác cho những cảm xúc bị kìm nén là những gì đã trải qua từ tiền kiếp. Nếu khái niệm này khó được chấp nhận, tôi mong bạn dẹp sự nghi ngờ qua một bên và tiếp tục đọc. Rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng đã ủng hộ cho tính xác thực của hiện tượng này. Một lần nữa, các chi tiết này vượt quá phạm vi ở đây, nhưng xin hãy viết thư cho tôi nếu bạn muốn biết thêm chi tiết.

Những gì đã trải qua ở tiền kiếp, điều gây tổn thương và không được hàn gắn trong những kiếp luân hồi trước đây, có thể theo chúng ta khi chúng ta hiện diện trong kiếp này. Điều thú vị là, đây là một quan điểm chung của hầu hết các phương pháp chữa bệnh truyền thống trên thế giới. Các phương pháp chữa bệnh truyền thống này đều ứng dụng những hiểu biết về sức khỏe và cách điều trị bệnh tật của họ.

Phần IV: Giải tỏa cảm xúc như thế nào để có thể trị bệnh?

Tận hưởng cuộc sống bằng niềm vui

Tận hưởng cuộc sống bằng niềm vui

Như tôi đã trình bày trong phần III  thì việc chữa bệnh hoàn toàn chuyên biệt và phụ thuộc vào cơ thể từng người. Chúng ta có thể bắt đầu ở bất cứ cấp độ nào trên thân-tâm của chúng ta. Có thể bắt đầu với nhục thể: cơ thể bên ngoài, hoặc chúng ta có thể bắt đầu với tâm thể: thể mang trạng thái tình cảm tinh thần. Tuy nhiên thực sự không có một sự khác biệt nào giữa hai thể trên.

Theo khuôn mẫu của Tây y, tất nhiên sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi trước tiên nghiên cứu cơ thể con người, các triệu chứng lâm sàng hay là căn bệnh. Tập trung vào cơ thể con người có thể là điểm khởi đầu cho việc chữa bệnh và các biến chuyển tại nhiều cấp độ sau đó. Tuy nhiên, trừ khi chúng ta xác định được nguồn gốc của các cảm xúc tinh thần cũng như mối liên hệ giữa chúng thì chúng ta không thể chữa trị hoàn toàn cho dù là ở mức độ nào đi chăng nữa.

Suy nghĩ của chúng ta, các loại cảm xúc tinh thần và các triệu chứng lâm sàng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Quan sát này đã được ghi lại một cách cụ thể bởi các thiết bị nghiên cứu khoa học của Tây phương và cũng được tìm thấy trong hệ thống lý thuyết thuộc các trường phái trị liệu cổ truyền trên thế giới.

Quen thuộc nhất tại các nước phương Tây phải kể đến hệ thống y học cổ truyền của Trung Quốc (Trung Y) và Y học cổ truyền của Ấn độ hay còn gọi là Ayurveda, hai hệ thống này đã tìm được chổ đứng trong nền y học hiện đại nơi đấy. Các hệ thống này đã xác lập các mối liên hệ giữa những triệu chứng lâm sàng và các trạng thái tinh thần. Trong y học Trung Hoa thì Tạng Phổi là nơi chứa của tâm u sầu; Tạng Can (gan) là nơi chứa sự giận dữ và Tạng Thận là nơi chứa của sợ hãi. Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, Vata (kết hợp giữa Ánh Sáng và Gió) liên quan chứng viêm khớp và sự lo lắng; pitta (kết hợp giữa Lửa và Nước): ung nhọt và sự giận dữ. Khi bạn lo lắng về tình trạng sức khỏe của bạn thì việc tìm hiểu những mối liên hệ này tỏ ra rất có ích.

Có rất rất nhiều cách để chữa bệnh, tôi chỉ nêu tóm tắt ngắn gọn một vài trong số đó

Một vài phương pháp mang tính “bị động”, trong khi một số khác lại có tính “chủ động”. Phương pháp bị động là các phương pháp mà bạn không chủ động, chẳng hạn như châm cứu hay mát-xa. Phương pháp chủ động là phương pháp tự bạn có thể thực hiện được, hoàn toàn dựa vào bạn như pranayama hay chính là các bài luyện thở. Những phương pháp chủ động có thể thực sự mang lại những chuyển biến cho bạn, còn các phương pháp bị động thì cũng có tác dụng tốt. Đôi khi cũng rất cần có những thể nghiệm nâng cao trạng thái thân-tâm mà không cần tổn hao quá nhiều sức lực.

Hô hấp và thực phẩm

Hơi thở chính là động lực và sinh khí cho hai thể thân-tâm của chúng ta. Khoa học phương Tây cũng đã ghi nhận mối quan hệ giữa hô hấp với sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần. Thật thú vị chính điều này lại là nguyên lý vốn sẵn có của các phương pháp trị bệnh cổ truyền trên thế giới. Theo y học truyền thống Trung Hoa và Ayurveda thì khí và prana được coi là nguồn sinh lực của con người. Nếu không có hô hấp thì chúng ta sẽ không thể tồn tại.

Làm tổn hại tới hoạt động hô hấp có thể gây ra bệnh tật, hô hấp tích cực có thể trị bệnh. Học được cách hô hấp tự nhiên cũng như các phương pháp thở đặc biệt có thể tác động tới thân-tâm chúng ta, trạng thái cảm xúc của chúng ta, và đó có thể chính là con đường trị liệu tâm pháp.

Thức ăn cũng là một loại thuốc đối với thân và tâm. Mọi loại thực phẩm đều ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của chúng ta. Những ảnh hưởng này đối với từng người là khác biệt. Hippocrates vốn được biết đến như là cha đẻ của nền y học phương Tây đã viết ra những quan điểm cho rằng “thực phẩm phải vừa là thuốc vừa là thức ăn của bạn” và dạy rằng “quan trọng hơn cả là nên biết về người bệnh nhân đang mắc bệnh hơn là biết về căn bệnh mà người bệnh mắc phải”

Những liệu pháp cụ thể

Bất kỳ một liệu pháp điều trị nào đều ảnh hưởng đến cơ thể và tinh thần của con người vì vậy mới hình thành thuật ngữ “thân-tâm”. Điều này cũng đúng trong y học phương Tây. Có rất nhiều phương pháp, công cụ, kỹ thuật và hệ thống. Những phương pháp được liệt kê dưới đây chưa phải là là tất cả, mà chỉ mang tính chất tham khảo.

Kỹ thuật năng lượng y học; kỹ thuật tâm lý năng lượng, các liệu pháp trên thân người như Rolfing; điều trị Ayurvedic và vật lý trị liệu; những phương pháp y học cổ truyền Trung Hoa bao gồm châm cứu, các phương pháp trị liệu dùng tay như chỉnh hình cột sống, thuật nắn xương, liệu pháp cộng hưởng như tinh dầu hoa; liệu pháp thảo mộc; vi lượng đồng cân;  các phương pháp chữa trị bằng yoga; liệu pháp tiền căn, luyện thở, liệu pháp tự sự sáng tạo, liệu pháp nhật trình (viết hàng ngày); liệu pháp dịch cân (chữa trị tìm sự cân bằng qua vận động). Một số phương pháp cần có người hướng dẫn còn một số khác thì bạn có thể tự thực hiện được.

Một vài gợi ý sau cùng cho bạn đó là hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn với chính mình. Người thầy chữa bệnh tuyệt vời nhất nằm ngay trong chính bạn, chứ không phải trong phòng khám của các bác sỹ hay do khả năng của bất kỳ kỹ thuật hay hệ thống nào. Chữa bệnh là một hành trình khám phá và phát triển, một hành trình sẽ chỉ và luôn mang lại cho con người tâm trạng tốt hơn

Trong thời gian sắp tới tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân mình trong  việc đẩy lùi bệnh tật, những kinh nghiệm này đã dạy tôi về cách chữa bệnh và tôi cũng sẽ đề cập kỹ hơn về một số phương pháp tiếp cận được đề cập đến ở trên.

Tác giả: Bác sĩ Patricia A. Muehsam

Tài liệu tham khảo:

  1. Tiller, WA, Khoa học và những thay đổi của con người: Năng lượng vi quan, ý muốn và nhận thức.  Walnut Creek, CA: Pavior xuất bản; 1997
  2. Jahn, RG, và Dunne, BJ, Các giới hạn của thực tại: Vai trò của nhận thức trong thế giới vật chất.  New York, NY: Harcourt Brace; 1997
  3. 1.  Talbot, M. Phương thuốc giả dược, Tạp chí The New York Times; 09/01/2000:http://www.nytimes.com/library/magazine/home/20000109mag-talbot7.html.
  4. Antoni, MH. Tác nhân tâm lý xã hội gây stress và các hành vi tương tác của bệnh nhân đồng tính nam nhiễm HIV Int.  Rev Psychiatry: 1991; 3:383-399.
  5. Astin, JA, Harkness E., Ernst E. Hiệu quả của “chữa bệnh từ  xa”: xem xét có hệ thống của các thử nghiệm ngẫu nhiên.  Ann Intern Med 2000; 132:903-909.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN