Bắc Quách Tao coi nhẹ cái chết, xả thân vì nghĩa

Bắc Quách Tao coi nhẹ cái chết, xả thân vì nghĩa

Con người quý giá nhất ở tính mạng. Mạng con thì cái gì cũng còn, mạng mất thì mất hết. Bắc Quách Tao có thể coi nhẹ cái chết, xả thân vì nghĩa thật xứng đáng là bậc hào kiệt trong thiên hạ. 

Bắc Quách Tao xả thân vì nghĩa

Bắc Quách Tao xả thân vì nghĩa (Ảnh minh họa: Báo bình luận)

Thời Xuân Thu, nước Tề có một bậc hiền tài tên là Bắc Quách Tao, chỉ dựa vào đan lưới bắt chim thú, kết giầy cỏ để phụng dưỡng cha mẹ già, sống cuộc sống giản dị, đạm bạc mà vẫn thiếu thốn.

Bữa kia, anh ta đến cổng nhà Yến Tử, nói rằng: “Tôi muốn có chút lương thực để nuôi bố mẹ già”.

Người làm nhà Yến Tử thưa với Yến Tử: “Bắc Quách Tao là người hiền tài nước Tề, anh ta khí tiết cao thượng, không muốn xưng thần, không kết giao với các nước chư hầu, không tùy tiện nhận lấy lợi ích cho mình, khi gặp hoạn nạn không dễ dàng nhận sự giúp đỡ. Hôm nay vì phụng dưỡng bố mẹ mà anh ta đến đây xin chút lương thực, thật chẳng dễ dàng gì! Có thể anh ấy ngưỡng mộ đạo nghĩa của ngài. Xin ngài nhất định phải đồng ý”.

Yến Tử vui mừng nói: “Tôi nhất định sẽ kết giao với người bạn này!”. Nói rồi cho người đem tiền bạc lương thực cho Bắc Quách Tao, nhưng Bắc Quách Tao chỉ nhận một chút lương thực mà thôi.

Không lâu sau, Yến Tử bị Tề Hầu nghi kỵ, phải đi lưu vong ở nước ngoài. Qua nhà Bắc Quách Tao, Yến Tử lại chào.

Bắc Quách Tao tắm rửa sạch sẽ, cung kính nghênh đón Yến Tử và hỏi rằng: “Ngài sắp đi đâu?”.

Yến Tử trả lời: “Ôi! Tôi bị Tề Hầu nghi kỵ, đầy đi lưu vong”.

Bắc Quách Tao lạnh nhạt nói: “Ngài hãy tự lo liệu cho mình thật tốt”.

Yến Tử lên xe thở dài than: “Tôi phải đi như vậy cũng là bất đắc dĩ! Bây giờ xem ra tôi vẫn không hiểu về kẻ sĩ rồi”.

Yến Tử đi khỏi, Bắc Quách Tao tìm đến bạn của ông ta, nói rằng: “Tôi rất khâm phục đạo nghĩa của Yến Tử, vì phụng dưỡng bố mẹ già mà tôi đã đến nhà ông ấy xin lương thực. Người xưa thường nói: Người đã từng giúp mình phụng dưỡng bố me, khi anh ta gặp nguy nan nên giúp đỡ anh ta. Hôm nay, Yến Tử bị Tề Hầu hãm hại, là đã đến lúc tôi phải báo đáp ân huệ của ông ấy rồi, tôi muốn lấy cái chết của mình để rửa sạch oan uổng cho ông ta”.

Bắc Quách Tao ăn mặc quần áo quan mới tinh, cầm bảo kiếm, nhờ một người bạn tốt nhất của mình bưng một hộp gỗ đi đằng sau. Đến trước cổng cung điện, anh ta tìm người phụ trách và nói: “Yến Tử là người hiền tài nổi tiếng trong thiên hạ, Tề Hầu lại bắt anh ta đi lưu vong, không sợ nước Tề sẽ bị xâm phạm sao? Tôi thà chết chứ không chịu nhìn nước Tề bị xâm phạm, nhìn thấy Yến Tử bị oan uổng! Tôi nguyện lấy đầu của mình dâng cho ngài”.

Bắc Quách Tao nói xong quay sang nói với người bạn của mình: “Sau khi tôi chết xin anh đựng đầu của tôi vào chiếc hộp này, gửi cho vị đại nhân này!”, nói rồi liền rút dao tự vẫn.

Sau khi giao chiếc hộp đựng đầu của Bắc Quách Tao cho vị quan viên, bạn của anh ta trừng mắt lạnh nhạt nói: “Bắc Quách Tao đã vì Yến Tử mà chết, tôi nghĩ tôi cũng có thể vì Bắc Quách Tao mà chết”, nói rồi anh ta cũng tự sát.

Tề Hầu nghe chuyện cả kinh, hối lại chuyện trước, tự cho mình ngu ngốc, vội đích thân đuổi theo Yến Tử. Tề Hầu đuổi đến nơi còn cách biên giới hơn trăm dặm thì bắt kịp, mời Yến Tử quay về.

Yến Tử nghe nói Bắc Quách Tao đã lấy cái chết để rửa sạch oan khuất cho mình, vô cùng cảm kích, nói: “Tôi bị đi lưu vong lẽ nào không đáng sao? Cái chết của Bắc Quách Tao cho tôi thấy rõ rằng, càng ngày tôi càng không hiểu về kẻ sĩ”.

Phân tích: 

Đây là một bài ca về đạo nghĩa đã được dùng tính mạng viết lên. Nguyên tắc của kẻ sĩ là: Lấy chính nghĩa làm gốc, không sợ nguy nan khi đối mặt với khó khăn, quên đi lợi ích cá nhân, xả thân vì nghĩa, coi nhẹ cái chết. Mạnh Tử nói: “Bắc Quách Tao và bạn anh ấy đúng với chữ: Xả thân vì nghĩa”.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN