Bài học cổ nhân: Bách Lý Hề tiến cử hiền tài không vì tình thân

Bài học cổ nhân: Bách Lý Hề tiến cử hiền tài không vì tình thân

Con người có một thứ rất xấu nhưng rất mạnh mẽ trong tâm đó là lòng đố kỵ. Thấy người giỏi hơn mình thường sinh tâm ghen ghét và sẽ tìm cách ngăn cản người đó khi có cơ hội. Vì thế việc Bách Lý Hề tiến cử hiền tài không vì tình thân chính là khí phách của bậc trượng phu.

Bách Lý Hề tiến cử hiền tài không vì tình thân

Bách Lý Hề tiến cử hiền tài không vì tình thân (Ảnh: doanhnghiepvn.vn)

Bách Lý Hề, còn được gọi là Ngũ Cổ đại phu, là một chính trị gia nổi tiếng, tướng quốc (tể tướng) của nước Tần thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

Một hôm, Bách Lý Hề nói với Tần Mục Công rằng:

“Tài năng của tôi không bằng Kiển Thúc bạn của tôi, anh ta rất hiền tài nhưng lại ít người biết đến.

Trước đây, khi tôi đi du ngoạn nước Tề, đã rơi vào cảnh khốn cùng phải xin miếng ăn qua ngày, Kiển Thúc giúp đỡ tôi. Khi tôi muốn phụ giúp vua Tề, Kiển Thúc ngăn cản tôi, nên tôi tránh được nạn loạn lạc trong triều”. Vì thế tôi đến với Chu Thiên tử, Chu Thiên tử rất thích trâu, tôi mượn cơ hội nuôi trâu để tìm cách tiếp cận với ông ta. Sau này khi ông ta trọng dụng tôi rồi, Kiển Thúc khuyên can tôi, tôi bèn rời xa triều Chu, vì thế tránh được tai họa giết người. Tôi làm quan ở nước Ngu, Kiển Thúc lại kịp thời khuyên ngăn tôi. Lúc đó dẫu biết vua nước Ngu không trọng dụng mình nhưng vì cái lợi trước mắt, tham tước lộc, tiền tài, cho nên tôi vẫn ở lại. Hai lần tôi nghe theo lời khuyên của Kiển Thúc, đều tránh được tai hoạ, một lần không nghe theo lời khuyên của anh ta liền gặp phải tai hoạ mất nước của nước Ngu. Vì thế tôi biết Kiển Thúc rất hiền tài”.

Tần Mục Công liền sai người đem lễ vật nghênh đón Kiển Thúc, trọng dụng ông ta để ông ta làm Thượng đại phu.

Bách Lý Hề cùng với Kiển Thúc, bộ đôi này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Tần Mục công đưa nước Tần từ vị trí một chư hầu xa xôi hẻo lánh ở phía Tây bắc Trung Quốc vươn lên địa vị bá chủ thời Xuân Thu, trở thành một trong Ngũ bá. Sống khiêm nhường, tận tụy, khoan dung với dân, ông được người đời sau ca tụng.

Phân tích: 

Bách Lý Hề tiến cử người hiền, không phải vì Kiển Thúc là bạn thân mà tiến cử. Từ những kinh nghiệm bản thân đã trải qua mà nhận biết được tài năng của Kiển Thúc. Ông ta xem lợi ích quốc gia hơn lợi ích của riêng mình, hơn nữa còn thẳng thắn, chân thành. Trước mặt quốc quân, không giấu giếm chuyện riêng, dám thừa nhận lỗi lầm, phẩm chất đó thật đáng quý.

Trong cuộc sống, chúng ta cũng sẽ gặp nhiều chuyện như Bách Lý Hề, trong công việc phát hiện ra người tài giỏi hơn mình, thích hợp với chức vị của mình. Lúc này sẽ có người ngấm ngầm có những ý đồ nhỏ nhen, sinh lòng lo sợ người khác cướp mất địa vị của mình, vì thế dùng trăm phương ngàn kế che giấu tài năng của họ. Nhưng trong cuộc sống cũng có rất nhiều người không như vậy, họ cũng muốn giới thiệu tài năng của bạn bè, nhưng lại lo rằng người khác sẽ có ý nghĩ cho mình tín nhiệm người theo tình thân, thế rồi do dự không dám làm theo ý mình.

Vì thế có thể nhìn thấy, việc tiến cử người hiền tài không đơn giản chút nào, nó cần năng lực thực sự của con người, không vì tình thân, không che giấu thế mạnh của người được tiến cử.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN