Bài học cổ nhân: Muốn dựng nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng

Bài học cổ nhân: Muốn dựng nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng

Muốn thành sự nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng thì mới có thể hợp được sức mạnh của muôn người. Với tâm nhỏ nhen, ích kỷ, yêu người này ghét người kia, không thể tân dụng được sở trường của mỗi người thì khó có thể làm nên việc gì.

Bài học cổ nhân: Muốn thành sự nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng

Bài học cổ nhân: Muốn thành sự nghiệp lớn, cần có lòng khoan dung độ lượng. Ảnh: Dkn.tv

Tề Tương Công là một hôn quân vô đạo.

Khi đó nước Tề có hai người có tài kinh bang tế thế, là nhân tài có thể nhìn xa trông rộng; một người tên là Quản Trọng, một người tên là Bào Thúc Nha. Hai người họ bàn bạc rằng: “Quốc vương mê muội như vậy, nhất định sẽ mất đi chính quyền. Các vị công tử nước Tề đáng phò tá chỉ có công tử Cưu và công tử Tiểu Bạch. Chúng ta mỗi người phò tá một người, nếu người nào đạt được chí hướng trước sẽ  mời người kia”.

Công tử Cưu mà họ nói đến là con cả của Tề Tương Công, là con của con gái nước Lỗ; công tử Tiểu Bạch là con thứ, là con của con gái nước Doanh. Sau đó, Quản Trọng cùng công tử Cưu đến nước Lỗ, Bào Thúc Nha cùng công tử Tiểu Bạch đến nước Doanh.

Sự mê muội của Tề Tương Công cuối cùng khiến các quần thần nổi loạn, phát động binh biến, giết chết Tề Tương Công, lập Công Tôn Vô Tri lên làm Quốc vương. Sau đó Công Tôn Vô Tri lại bị giết chết, các đại thần sai người đi đón công tử Cưu về lập vương, công tử Cưu đem theo Quản Trọng, dưới sự bảo vệ của quân Lỗ, tiến về nước Tề.

Nhưng lại nói đến công tử Tiểu Bạch ở nước Doanh, nghe nói nước Tề nổi loạn không có vua, bèn bàn với Bào Thúc Nha mượn quân của nước Doanh, cũng quay về nước Tề để tranh giành ngôi vua.

Như vậy, giữa hai anh em lại nảy sinh một trận chiến. Trong trận chiến, Quản Trọng tự tay bắn công tử Tiểu Bạch một mũi tên, khiến anh ta bị thương. Nhưng cuối cùng công tử Tiểu Bạch giết chết công tử Cưu, làm Quốc vương nước Tề, đó chính là Tề Tuyên Công.

Bào Thúc Nha là công thần của Tề Tuyên Công, rất được sự tín nhiệm của Tề Tuyên Công, làm thống soái trong quân đội. Ông ta không quên ơn Quản Trọng, tìm cơ hội giới thiệu Quản Trọng với Tề Tuyên Công. Lúc đầu, Tuyên Công không chịu tín nhiệm Quản Trọng, bởi vì chút nữa ông ta đã lấy đi sinh mạng của mình. Bào Thúc Nha giải thích với Tuyên Công rằng: “Quản Trọng và tôi trước đây mỗi người một chủ, và không có gì sai lầm; muốn làm việc lớn, nhất định phải có lòng khoan dung độ lượng”.

Sau đó Tề Tuyên Công đã không tính toán thù cũ, tín nhiệm để Quản Trọng làm Tể tướng. Cuối cùng đã làm nên một sự nghiệp lớn.

Phân tích: 

Con người có lúc cần phải có chút độ lượng, khoan dung, học khí phách, không thể vì một chút nhỏ nhoi mà so đo tính toán. Tề Tuyên Công không vì ân oán cũ, không chỉ tin dùng Quản Trọng, mà hơn nữa còn phong cho ông ta làm tể tướng. Cuối cùng đã làm nên nghiệp lớn, người muốn thành sự nghiệp lớn, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, không vì những chuyện nhỏ mà ôm hận trong lòng.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN