Bàn về chữ nữ  (女) và đạo “Tam tòng tứ đức” của người phụ nữ truyền thống

Bàn về chữ nữ  (女) và đạo “Tam tòng tứ đức” của người phụ nữ truyền thống

Nói đến chữ Nữ (女) và người phụ nữ trong văn hóa truyền thống thì nhiều người cho rằng quan niệm về phụ nữ thời xưa là phong kiến, cổ hủ, lạc hậu, trọng nam khinh nữ. Họ đâu biết rằng cái mà họ thấy chỉ là mặt tiêu cực của thời phong kiến cận đại, còn ý nghĩa đích thực của chữ Nữ truyền thống lại ẩn chứa những triết lý nhân sinh vũ trụ sâu sắc. Cùng bàn về chữ nữ  (女) và đạo “Tam tòng tứ đức” của người phụ nữ truyền thống 

Lịch sử và ý nghĩa của chữ Nữ (女)

chữ Nữ

Chữ “Nữ” trong tiếng Hán. Ảnh: Viện ngôn ngữ học.

Chữ Nữ thể Giáp cốt, khắc trên mai rùa hoặc xương động vật, là văn tự cổ xưa nhất được khảo cổ học phát hiện, cách đây khoảng 3500 năm, thời nhà Thương ở Trung Quốc, và tiếp tục được sử dụng dưới thời nhà Chu.

Chữ Nữ thể Kim văn, còn gọi là Minh văn hoặc Chung đỉnh văn, được khắc, đúc trên đồ đồng, ra đồi khoảng 100 năm sau chữ giáp cốt, vào cuối đời Thương, và thịnh hành đời Tây Chu. Thời Tây Chu này có nước chư hầu là triều Ân, mà theo truyền thuyết đã sang xâm lược nước ta đời Hùng Vương thứ 6, và bị Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương đánh cho tan tác.

Chữ “Nữ” () là chữ tượng hình, vẽ một người con gái ngồi theo tư thế truyền thống (ngồi quỳ gối), hai tay bắt ra trước ngực, ngay ngắn, trang nghiêm, an hòa, khiêm nhường, trông rất mềm mại nhu mì. Cũng chính vì vậy mà chữ “An” – Bình an () chữ Hán viết gồm bộ “Miên” ( ) nghĩa là mái nhà, và chữ “Nữ”. Hình ảnh một người con gái truyền thống ngồi ngay ngắn, an hòa dưới mái nhà đã cho ta cảm giác thật bình yên, an lành, thoải mái dễ chịu, như là vào một thế giới khác, cách ly khỏi sự ồn ào náo nhiệt và bụi bặm ngoài đời.

Hình ảnh nữ học viên Pháp Luân Đại Pháp tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn”. Ảnh: Facebook.com

Chữ Nữ chỉ phụ nữ nói chung. Theo từ điển Khang Hy, “Nữ, như dã. Ngôn như nam tử chi giáo, nhân chi dương viết nam, âm viết nữ” (Nữ nghĩa là thuận theo. Nói năng theo giáo hóa của nam, phần dương của loài người là nam, phần âm là nữ). Theo triết học cổ Phương Đông, thiên nhân hợp nhất, nên con người có nam có nữ ứng với trời và đất trong vũ trụ, nam – dương, ứng với trời, nữ – âm, ứng với đất. Kinh Dịch viết: “Khôn đạo thành nữ” (Đạo của đất làm ra người phụ nữ). Kinh Dịch cũng viết “Đạo Khôn mềm mại, nhu mì, hòa thuận, thuận tòng, phụng theo trời mà lượng thời hành sự”.  Như vậy, người phụ nữ thuận theo sự giáo hóa của người nam như đất vận hành theo trời vậy, cái đạo “Tam tòng, tứ đức” cũng có nguồn gốc từ đấy.

Thế nào là “tam tòng”?

Chúng ta thường hay nói “Tam tòng” là: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con), là câu nói đã bị biến đổi đôi chút, không phải nguyên gốc. Về cơ bản thì nghĩa như ban đầu nhưng có tình huống sẽ khác, ví dụ, vợ chồng bất hòa, bỏ về, hoặc chồng đuổi về nhà mẹ đẻ thì “tòng phụ” hay “tòng phu”?

“Tam tòng” chính xác là: “Vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Chưa lấy chồng thì theo sự chỉ bảo của cha, đã lấy chồng thì theo sự chỉ dẫn của chồng, chồng chết thì theo ý kiến con trai). Tam tòng đâu có chỗ nào là cổ hủ lạc hậu đâu? Cái cổ hủ lạc hậu là do hiểu sai (vô tình hay cố ý) ép phụ nữ nhất nhất nghe theo, làm theo cha, chồng, con mà thôi. Như vậy người nữ theo đạo “Tam tòng” là theo sự chỉ dẫn về đạo lý làm người của người nam (Cha, chồng, con) mà thôi. Nhưng nếu người nam (cha, chồng, con) chỉ dẫn sai thì cũng nghe sao? Người phụ nữ truyền thống thuận theo “Khôn đạo” sẽ không cãi lại, đối đáp, mà dùng sự ôn nhu, tâm an hòa của mình mà lựa lời giải thích (Đạo Khôn mềm mại, nhu mì, hòa thuận, thuận tòng), và còn phải biết dựa trên đạo lý trời đất, lựa thời điểm, thời gian thích hợp mà góp ý (phụng theo trời mà lượng thời hành sự).

Tục ngữ có câu: “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, hay câu châm ngôn phương Tây: “Đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Có thể thấy vai trò to lớn của phụ nữ cả phương Đông và phương Tây, vì thiên chức người phụ nữ là chỗ dựa cho gia đình hạnh phúc, cho người đàn ông thành đạt. Thiên chức người phụ nữ chăm sóc giáo dục con cái, giữ gìn hòa khí, xây dựng tổ ấm gia đình thì không ai có thể thay thế, người chồng có trách nhiệm chia sẻ, cùng gánh vác chứ không thể thay thế được. Tiếng Việt có nói về vai trò phụ nữ “người nội trợ” hay “người chủ gia đình” đều không chính xác lắm. Nói “Nội trợ” nghĩa là trợ giúp người đàn ông làm các việc trong nhà, như vậy chính là cái tư tưởng cổ hủ cặn bã phong kiến, hạ thấp vai trò phụ nữ vậy. Còn nói “Người chủ gia đình” thì thật không rõ nghĩa, dễ hiểu lầm là toàn quyền quyết định trong gia đình, nghĩa là đảo ngược thiên chức phụ nữ vậy.

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, thì người phụ nữ là “Nội tể”, từ này mới chính xác mô tả thiên chức người phụ nữ. Gia đình thì người chồng giống vị vua, đưa ra các đường lối sách lược chính, xử lý các vấn đề đối ngoại, còn người vợ với vai trò như Tể tướng, thực hiện các đường lối, và xử lý các công việc đối nội. Tất nhiên là vua và tể tướng cũng phải bàn luận để đưa ra chính sách đúng, thực thi tốt. Hiện nay một số nước vẫn áp dụng mô hình quản lý quốc gia như thế này, ví dụ Đài Loan, tổng thống ra các quyết sách đường lối chính, chỉ đạo công tác quân sự, đối ngoại. Còn các công việc hành chính, trị an, an sinh, đối nội khác đều do thủ tướng đảm nhiệm. Đây chính là mô hình Vua – Tể tướng của một quốc gia, hay Chồng – Vợ trong một gia đình.

Xã hội hiện đại kêu gọi bình đẳng giới, nhưng có nhiều người lại hiểu sai, coi nam nữ như nhau, không phân biệt gọi là bình đẳng. Từ tư tưởng cặn bã phong kiến cực đoan hạ thấp vai trò phụ nữ, lại chạy sang phía cực đoan kia là xóa bỏ sự khác biệt nam nữ, xóa bỏ thiên chức phụ nữ. Bình đẳng nam nữ thực sự là bình đẳng về cơ hội tiếp nhận giáo dục, việc làm, phát triển, cơ hội tham gia, giữ vai trò, vị trí trong xã hội như nhau, nhưng thiên chức “Đạo Khôn” trong gia đình thì không hề thay đổi. Phụ nữ hiện đại nhiều người làm nhà khoa học, trí thức, chính trị gia, cả thủ tướng, tổng thống nữa, nhưng họ vẫn làm tốt thiên chức “xây tổ ấm”.

Thế nào là “tứ đức”

tướng tùy tâm sinh,“Tam tòng tứ đức”

(Hình minh họa: Qua Kknews.cc)

Chúng ta cũng thường nói “Tứ đức” là: “Công, Dung , Ngôn, Hạnh”, và hiểu là Nữ công gia chánh, dung mạo, lời ăn tiếng nói, và tiết hạnh. Câu này cũng bị biến tướng, đảo lộn và mất đi khá nhiều nội hàm của nó.

“Tứ đức” là chỉ bốn đức hạnh mà người phụ nữ cần tu dưỡng: “Đức, Ngôn, Dung, Công”. Tứ đức này là thể hiện cụ thể của “Đạo Khôn”, “Đạo Tam tòng

Đức: là trung tâm, và đứng đầu trong Tứ đức, đức của người phụ nữ là “Trinh thuận”. “Trinh” là giữ tiết tháo, giữ mình trong như ngọc, trung thành với chồng. “Thuận” uyển chuyển nghe theo (tức nghe theo một cách nhẹ nhàng, khéo léo, chứ không phải mù quáng tuân theo). Đối với mọi người trong gia tộc đều giữ thái độ khiêm cung giữ lễ.

Ngôn: Phụ nữ biết ăn nói, nhưng không được nói năng sắc sảo, nói năng có suy nghĩ, ăn nói phù hợp, không ác mồm ác miệng gây tổn thương người, không cướp lời, không đa ngôn, lắm lời nhiều chuyện. Tục ngữ có câu: “chim khôn hót tiếng rảng ranh, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, chính là chỉ cái đức Ngôn của người phụ nữ vậy.

Nguyễn Trãi viết Gia huấn ca có dạy đức Ngôn của người phụ nữ là:

    “Lời ăn nết ở cho khôn,

Chớ nên đa quá, đa ngôn chút nào!”

Dung:  Người xưa coi trọng cái đức của phụ nữ hơn dung mạo, nên cái dung ở đây là sự hài hòa của dung mạo, thần thái và trang phục. Dung mạo đối với cha mẹ, chồng cần ôn hòa, mềm mại, cung kính, khi có thai, dung mạo cần đoan trang, nghiêm cẩn, khi chịu tang thì dung mạo buồn đau chừng mực, gặp chuyện không như ý, bất ngờ thì dung mạo điềm tĩnh, ung dung. Khi nguy cấp, hoặc lâm nạn thì giữ nghĩa khí, không hề sợ sệt, sẵn sàng tuẫn tiết.

Nguyễn Trãi viết Gia huấn ca có dạy đức Dung của người phụ nữ là:

  “Ăn mặc chớ mỹ miều chải chuốt,

Hình dung đừng ve vuốt ngắm trông,

  Một vừa hai phải thì xong,

Giọt dài giọt ngắn cũng không ra gì”

Công: Thiên chức người phụ nữ xây tổ ấm gia đình, nên ngoài công việc theo phân công xã hội (mỗi thời một khác) thì thời nào cũng cần người phụ nữ biết chăm sóc cha mẹ, quan tâm chăm sóc chống, nuôi dạy con cái, biết tiếp đãi khách khứa, biết sửa soạn đồ lễ trong các dịp lễ quan trọng.

Nguyễn Trãi viết Gia huấn ca có dạy đức Dung của người phụ nữ là:

 “Vá may giữ nếp đàn bà,

Mũi kim nhỏ nhặt mới là nữ công.

Thủa tại gia phải tòng phụ giáo

Khi lấy chồng giữ đạo chính chuyên

Lại là hiếu với tổ tiên,

Những ngày giỗ tết không nên vắng nhà.

Đồ cúng cấp hương trà tinh khiết,

Theo lễ nghi khép nép, khoan thai”

Hiểu rõ đạo Tam tòng tứ đức, chúng ta thấy nó chính là sự hài hòa giữa 2 quan niệm cực đoan “quá hạ thấp phụ nữ” hoặc “phá bỏ khác biệt nam nữ”, một sự hài hòa tuyệt vời mà xem xét kỹ thì chính các nước văn minh Âu Mỹ cũng đang áp dụng.

Hình ảnh nữ học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Hình ảnh nữ học viên Pháp Luân Đại Pháp tu luyện “Chân – Thiện – Nhẫn”. Ảnh: Facebook.com/Dafa.Great/

Các nước châu Á kém phát triển, học theo phương Tây nhưng không hiểu nội hàm văn hóa phương Tây, vội vàng đạp đổ truyền thống bản sắc của mình mà chạy theo lối sống phương Tây cách đây mấy chục năm, nối sống của văn hóa hippi, của cái phong trào “giải phóng phụ nữ” cuồng loạn, mà chính người phương Tây đã, và đang xóa bỏ.

Chúng ta nên tự hào về truyền thống bản sắc văn hóa phương Đông rực rỡ có bề dày hàng nghìn năm lịch sử, biết gạn đục khơi trong, đào thải cái cặn bã, phát huy cái tinh hoa thì chúng ta mới có thể vươn lên, chứ cứ theo đuôi học theo cái người khác thì mãi mãi theo voi ăn bã mía mà  thôi. Khi chúng ta có nền tảng văn hóa truyền thống vững chắc thì trong qua trình giao lưu, toàn cầu hóa, mới cỏ thể chủ động hội nhập, không bị hòa tan, không bị biến thành kẻ Tây không ra Tây, ta không ra ta, lạc lõng vô loài. Và nền tảng văn hóa ấy chính là bộ lọc để chúng ta tiếp thu văn minh thế giới, không bị cái văn hóa suy đồi, ô trọc ngấm dần ngấm mòn tàn phá văn hóa tinh thần chúng ta nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Theo DKN.TV

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN