Bình minh trông ra sao trên các hành tinh trong hệ mặt trời

Bình minh trông ra sao trên các hành tinh trong hệ mặt trời

Có bao giờ bạn thử tưởng tượng cảnh bình minh trên một hành tinh khác trông như thế nào? Liệu cảnh tượng ấy có hùng vĩ và thơ mộng như trên Hành tinh xanh của chúng ta?

Dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật kết xuất đồ họa, họa sĩ Ron Miller đã mang lại những bức ảnh vô cùng sống động về Mặt Trời nhìn từ các hành tinh khác.

Sao Diêm Vương

Sao Diêm Vương

Từ góc độ của hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời, Mặt Trời trông giống như một điểm sáng nhỏ bé. Sao Diêm Vương cách Mặt Trời 6 tỉ km (gấp 40 lần khoảng cách này của Trái Đất). Điều này có nghĩa là ánh sáng nơi đây sẽ tối gấp 1.600 lần so với ánh sáng chúng ta nhận được trên Trái Đất, nhưng vẫn sáng hơn 250 lần so với cảnh tượng mặt trăng nhìn từ Trái Đất.

Sao Hải Vương

Sao Hải Vương

Bạn sẽ chứng kiến một Mặt Trời vô cùng huyền ảo khi đứng trên Triton, một mặt trăng của sao Hải Vương. Khoảng cách của nó tới Mặt Trời là 4,5 tỉ km (gấp 30 lần khoảng cách này của Trái Đất). Những đám mây bụi và khí hình thành từ mạch phun khổng lồ nhiệt độ thấp đã che khuất một phần Mặt Trời, khiến nó như một đĩa ánh sáng lơ lửng trên bầu trời đêm đầy sao.

Sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương

Trên Ariel (một trong những mặt trăng của sao Thiên Vương) bạn sẽ chứng kiến một cảnh tượng lạ lẫm nhưng vô cùng ngoạn mục. Ở đây, Mặt Trời hầu như không thể cung cấp nhiệt lượng, vì khoảng cách của nó tới Mặt Trời rất lớn, gần 2,8 tỉ km (gấp 19 lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất).

Sao Thổ

Sao Thổ

Sao Thổ là một trong những hành tinh được phát hiện ra sớm nhất trong hệ mặt trời. Nó quay quanh Mặt Trời với một quĩ đạo có bán kính 1,5 tỉ km (gấp 9,5 lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất). Các tia sáng mặt trời bị khúc xạ bởi những tinh thể nước đá và khí acmoniac, tạo nên nhiều hiệu ứng quang học tuyệt đẹp như cảnh tượng kì vĩ mà chúng ta có thể thấy trên đây – một ‘Mặt Trời giả’.

Sao Mộc

Sao Mộc

Mặt Trời trông vừa khéo như mặt đá của một chiếc nhẫn khổng lồ khi nhìn từ Europa – một trong những mặt trăng của sao Mộc. Sao Mộc cách rất xa Mặt Trời, khoảng 779 triệu km (gấp 5,2 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất). Ánh Mặt Trời tới sao Mộc có hình dạng một quầng sáng đỏ vì nó phải đi qua các lớp khí dày đặc khổng lồ của bầu khí quyển.

Sao Hỏa

Sao Hỏa

Tuy Sao Hỏa cách Mặt Trời 230 triệu km, xa gấp 1,5 lần Trái Đất, nhưng đó không phải là nguyên nhân khiến cảnh tượng bình minh nơi đây kém rực rỡ. Những cơn gió mạnh mang theo bụi từ không gian bên ngoài tiếp cận bầu khí quyển của sao Hỏa đã tạo ra vẻ mờ ảo này.

Sao Kim

sao Kim

Khoảng cách từ bề mặt sao Kim tới Mặt Trời chỉ bằng 72% khoảng cách này của Trái Đất. Nhưng vì những đám mây axit sulfuric đậm đặc bao phủ, ôm trọn lấy hành tinh, nên Mặt Trời trông như một điểm sáng le lói trên bầu trời u ám.

Sao Thủy

bình minh trên Sao Thủy

Sao Thủy cách Mặt Trời chỉ có 60 triệu km, bằng 39% khoảng cách của Trái Đất tới Mặt Trời. Vì thế, bình minh trên sao Thủy trông rộng lớn và rực sáng gấp 3 lần trên Trái Đất.

Theo Brightside (Ảnh và bài viết)

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN