Các kiểu tã và cách thay tã vải, tã giấy cho bé sơ sinh

Các kiểu tã và cách thay tã vải, tã giấy cho bé sơ sinh

Chắc hẳn là những tuần lễ đầu đời em bé sơ sinh của bạn sẽ phải thay tã triền miên. Vì bọng đái nhỏ nên em bé tiểu luôn, bởi thế, tối thiểu nhất là bạn phải thay tã cho bé sau mỗi cữ bú, sau khi bé thức dậy một chút và tối trước khi đi ngủ và trong những tuần lễ đầu cả sau mỗi cữ bú đêm nữa.

Trên thực tế thì bạn hãy thay tã cho bé mỗi khi tã của bé ướt hoặc dơ, bởi nếu cứ để bé trong tã dơ, bé sẽ bị hăm đít. Thay tã cho bé không phải lúc nào cũng là việc ưu tiên số một: buổi sáng, khi bé thức dậy, bé sẽ đói, thế cho nên bạn hãy bỏ tã ướt của bé đi, quấn bé trong một cáu khăn bông và cho bé bú trước khi thay tã cho bé – bắt bé đợi thì không hay. Công việc thay tã không nhất thiết là một khổ dịch: đây là một lúc để chơi và ôm ấp và quan trọng lắm, đây cũng là một dịp để bạn tỏ cho em bé thấy là bạn yêu bé. Bạn hãy làm cho công việc đó trở nên dễ dàng đối với bản thân, bằng cách tập trung vào một nơi đủ bộ mọi thứ cần thiết, nếu bạn ở nhà lầu, bạn cũng nên để sẵn một bộ thay tã y như vậy ở tầng trệt, trong những tuần đầu. Tuy nhiên vài ba tháng trôi qua, bạn sẽ nhận thấy là bé càng ngày càng ít phải thay tã. Vào khoảng tuổi lên hai, bé bắt đầu cảm nhận được lúc nào bọng đái mình đầy rồi và bé cũng sẽ bước gần tới thời gian sẵn sàng giã từ tã lót luôn.

1. Các kiểu tã

thay tã cho bé

Bé không màng gì tới việc bạn dùng kiều tã dùng một lần hay kiểu tã bằng vải, miễn là tã được quấn cho vừa chặt, khít và bé không bị để trong tã ướt hoặc dơ. Kiểu tã dùng một lần rồi bỏ tạo cho em bé một vẻ dáng gọn, thon. Tã vải lông cồng kềnh hơn và quần áo bạn muôn cho em bé có thể cần phải rộng hơn vài cm để bao luôn cho cả cái tã. Tuy nhiên tã bằng vải lông đỡ hông tốt cho bé, đó là môt ưu điểm nếu bác sĩ của bạn nghi ngờ khớp hông của em bé bị lỏng.

Những gì thấy được trong tã lót em bé

các loại tã

– Chất xanh đen, dính như hắc ín (chỉ thấy trong hai, ba ngày đầu): đây chỉ là phân su (meconium), tích trong ruột trước khi sinh và phải được tống ra trước khi tiến trình tiêu hóa bắt đầu.

– Phân sệt màu xanh – nâu hay xanh tươi, có nhiều lợn cợn vón đông (chỉ thấy trong tuần đầu): “phân thay đổi” chứng tỏ rằng em bé đang thích ứng với việc nuôi dưỡng qua hệ tiêu hóa.

– Phân màu vàng cam, giống mù tạt, ướt trong đó có những mẩu sữa vón đông, nhiều khi lượng khá lớn: phân ổn định của một em bé bú sữa mẹ.

– Phân màu nâu, đặc, thành lọn, mùi hôi: phân ổn định của trẻ bú bình.

– Phân màu xanh hay có sọc xanh: rất là bình thường nhưng phân lượng ít, màu xanh trong nhiều ngày co thể là một dấu hiệu thiếu ăn.

Hãy đến bác sĩ nếu:

– Phân rất nhiều nước và hôi thối. Em bé ói mửa, không chịu bú: tiêu chảy đe dọa tính mạng một em bé còn nhỏ.

– Bạn thấy có máu trong tã.

– Có bất kỳ điều gì khiến bạn lo lắng.

2. Cách thay tã giấy cho bé

Thay tã giấy cho bé gái

Đầu tiên, lấy một tay nhấc chân bé lên và tay khác lau các chất bẩn bằng một miếng khăn ướt. Nếu da của bé phản ứng với hóa chất trong miếng khăn lau, bạn có thể dùng một miếng vải hoặc bông gòn thấm nước sạch khi lau chùi phần mông của bé trong những tuần đầu tiên.

thay tã cho bé gái

Dùng lần lượt mỗi góc của miếng khăn lau, rửa sạch phía trong các nếp gấp và lau theo hướng đi xuống. Để lau khu vực sinh dục của bé, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn. Không kéo các môi âm đạo ra để lau bên trong. Lau khô vùng này với một miếng khăn mềm sau đó thoa kem mỡ (loại kem chống kích ứng) xung quanh bộ phận sinh dục và trên mông bé đế tránh cho bé bị nổi mẩn đỏ.

Thay tã giấy cho bé trai

Một điểm khác biệt lớn khi bạn thay tã giấy cho bé trai đó là không được để cơ quan sinh dục của bé trong trạng thái “không che chắn” – nên phủ lên đó một miếng tã giấy, nếu không nước và chất bẩn có thể sẽ bị bắn vào người bạn. Lau rửa phía dưới tinh hoàn của bé, nhẹ nhàng đẩy chúng sang một bên.

thay tã cho bé trai

Lau phía dưới dương vật và phía trên tinh hoàn, hướng về phía hậu môn. Nếu bé chưa cắt da quy đầu, bạn không nên cố gắng kéo lớp da quy đầu ra sau. Làm khô khu vực này với một miếng khăn mềm. Sau đó thoa một lớp kem mỡ xung quanh bộ phận sinh dục và trên mông bé để tránh nổi đỏ dị ứng.

Nếu bé đã được cắt da quy đầu, dùng một miếng gạc mỏng thấm thuốc sát trùng, kháng viêm đặt trên đầu của dương vật bé. Dương vật sẽ mất khoảng một tuần để lành lại. Phía đầu dương vật sẽ trông tấy đỏ và một lớp màng vàng có thể sẽ xuất hiện, hoặc bạn sẽ thấy có một chất tiết màu vàng. Trong vài ngày, hãy bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ lên phía đầu dương vật mỗi khi bạn thay tã giấy cho bé.

Vùng cắt da quy đầu rất hiếm khi bị nhiễm trùng, nhưng nếu tình trạng tấy đỏ tồn tại hơn một tuần, hoặc bạn thấy có xuất hiện sưng hay lở loét đóng màng vàng có chất nhầy, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.

Chăm sóc cuống rốn

Trong mỗi lần thay tã giấy Huggies, dùng một miếng gạc thấm vào nước hoặc cồn y tế (tham khảo ý kiến bác sĩ nhi của bạn về lời khuyên này) để lau sạch các mảng bám cứng và chất nhầy thường xuyên tụ tập tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Giữ cho lưng tã giấy Huggies gấp dưới rốn bé (hoặc bạn có thể mua các loại tã giấy Huggies chuyên dành cho trẻ sơ sinh với phần lưng được cắt để thích hợp với rốn bé) để giữ cho khu vực này được tiếp xúc với không khí. Chỉ lau cho bé bằng khăn cho đến khi dây rốn rụng hẳn, thường thì sau khoảng hai tuần.

3. Cách thay tã vải cho bé

Công đoạn chuẩn bị

Rửa sạch rồi lau khô tay, nếu không có thể dùng nước rửa tay khô hoặc lau sạch tay bằng khăn ướt dành cho em bé.

Dọn dẹp một nơi sạch sẽ, ấm áp để thay tã cho bé. Nếu bạn không dùng bàn thay tã, có thể lấy một tấm chăn, khăn tắm, hoặc một chiếc chiếu con dành để thay tã đặt lên sàn nhà hoặc lên giường.

Chuẩn bị các vật dụng cân thiết:

  • Tã sạch
  • Quần đóng bỉm sạch, đề phòng trường hợp quần bé mặc bị dây bẩn.
  • Dụng cụ gài tã (xem sản phẩm của hãng Snappi và Boingo) hoặc kim băng an toàn.
  • Các loại khăn lau, khăn vải hoặc khăn ướt dùng một lần, để lau chùi cho bé. (Làm ẩm khăn bằng nước ấm, có thể hòa thêm vào nước ít xà phòng).
  • Khăn để lau khô bé nếu bạn không muốn để bé tự khô.

Các vật dụng khác:

  • Kem chống hăm, nếu bé nhà bạn bị hăm tã. (Hãy chọn loại kem chống hăm thích hợp khi dùng tã vải, vì rất khó để để giặt sạch các loại kem hay gel chống hăm thông thường khỏi tã vải và có thể gây hỏng tã.)
  • Miếng lót chống thấm làm bằng vải hoặc loại dùng một lần. Miếng lót chống thấm ngăn ẩm từ tã dính vào bé, giúp mông đít bé luôn khô ráo. Loại miếng lót dùng một lần giúp đổ phân đi dễ dàng hơn, nó cũng giúp các loại kem bôi da không bị dính vào tã vải. Miếng lót chống thầm bằng vải cũng có tác dụng bảo vệ tã tương tự, trong trường hợp miếng lót này bị dính nhiều phân, bạn phải giặt riêng tã và miếng lót.
  • Miếng thấm hút, để tăng khả năng thấm hút. (Một số miếng thấm hút được bọc ngoài bằng sợi vải khô).

Một số lưu ý để đảm bảo an toàn: Nếu bạn thay tã cho bé trên một bề mặt cao như ở bàn thay tã hoặc trên giường, hãy luôn để một tay giữ bé. Hầu hết các bàn thay tã đều có một dây an toàn, bạn có thể thắt dây để bảo vệ em bé. Nhưng dù bé có được thắt dây an toàn hay không, bạn không được lơ là giám sát bé dù chỉ một giây. Em bé lúc nào cũng có thể bất ngờ lăn khỏi bàn.

Công đoạn thay tã:

Trải tã sạch ra. (Một số loại tã vải phải gấp từ trước).

Cởi quần đóng bỉm bé đang mặc, kéo phần trước trễ xuống

Cởi tã bẩn và kéo nửa trước xuống. Nếu là bé trai, bạn nên che chim bé bằng một miếng vải sạch hoặc một cái tã khác để bé không tè ra người bạn.

Nếu tã bị dính phân, dùng nửa trước của tã bẩn để chùi thật sạch phân

Gấp đôi tã bẩn lại rồi đặt dưới mông bé, mặt tã không bẩn ở trên. (Đây là lớp ngăn giữa bề mặt sạch và phần mông đít bé chưa được vệ sinh). Để làm việc này, bạn dùng một tay nắm gọn hai mắt cá chân của bé, nhấc nhẹ chân bé để hơi nâng đít bé lên.

Lau sạch mặt trước của đít bé bằng khăn ướt. Nếu là bé gái, hãy lau từ trước ra sau (lau từ bộ phận sinh dục về phía hậu môn). Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm cho bộ phận sinh dục..

Nếu bé ị ra, dùng thêm giấy lau để lau sạch đít cho bé. Bạn có thể nhấc chân bé lên hay lăn nhẹ bé sang hai bên để lau cho sạch. Hãy lau thật kỹ cả các kẽ da ở đùi, bẹn và mông bé.

Để da bé tự khô trong ít phút hoặc thấm khô da bằng khăn sạch. Có thể bôi thêm kem chống hăm loại phù hợp dùng tã vải nếu cần.

Bỏ tã bẩn và cả quần đóng bỉm nếu nó cũng bị bẩn. Đặt chúng sang một bên.

Đặt tã sạch bên dưới người bé sao cho mặt sau tã ở ngang thắt lưng bé.

Kéo nửa trước của tã về phía bụng bé. Nếu là bé trai, nhớ đặt chim bé xuôi xuống để bé không tè ngược lên phía trên tã.

Nếu bé nhà bạn mới đẻ, xếp tã sao cho mặt sau tã cao hơn phía trước để vải không chạm vào cuống rốn. Một số loại tã vải cho trẻ sơ sinh và quần đóng bỉm có thể gập mép tã gần cuống rốn để tránh chạm vào.

Hãy chắc chắn rằng phần tã giữa hai chân bé đủ rộng để bé ngọ nguậy thoải mái. Nếu phần này bị bó chặt sẽ làm bé khó chịu, da bé sẽ dễ bị trầy xước và phồng rộp lên.

Cố định tã. Một số loại tã được thiết kế có sẵn khóa hoặc miếng dính. Đối với loại tã gập hay tã phẳng mà bạn tự gấp, phải dùng đến khóa ngoài hoặc kim băng. Hãy điều chỉnh để tã ôm vừa khít vào người bé nhưng không được chặt đến mức dúm lại.

Khi thay xong tã, mặc quần đóng bỉm ra ngoài. (Có thể dùng lại quần cũ vừa mặc, hoặc thay quần mới nếu quần cũ bị bẩn). Cài chặt quần cho bé.

Bạn đã thay xong

Giũ phân ở tã và các khăn vào bồn vệ sinh càng sạch càng tốt. (Các loại phân khuôn hay phân rắn đều không tan trong nước và không giặt sạch được bằng máy giặt. Trái lại, phân của bé bú mẹ hoàn toàn tan trong nước và không cần giũ.). Vòi phun gắn cạnh bồn vệ sinh (tương tự như vòi phun ở bồn rửa bát) – là dụng cụ hữu ích để giũ phân vào nhà vệ sinh càng nhiều càng tốt. Bạn cũng có thể giũ tã lót và khăn trong chậu rửa. Xếp tã bẩn, khăn lau, quần đóng bỉm (nếu có), vào xô đựng tã lót hoặc túi đựng.

Mặc quần áo cho bé và đặt bé vào một chỗ an toàn như trên sàn nhà với một món đồ chơi hoặc đặt bé nằm vào cũi.

Rửa tay thật kỹ, hoặc sử dụng dung dịch rửa tay nếu không có bồn rửa. Vậy là bạn đã hoàn tất!

4. Một số mẹo khi thay tã

  • Thay tã thường xuyên sẽ tránh hăm tã. Nếu tã bị dính phân, hãy thay tã ngay càng sớm càng tốt, vì chúng rất dễ gây hăm tã.
  • Phân biệt được sự khác nhau giữa hăm tã thông thường và hăm tã kèm nhiễm nấm, để có cách xử lý riêng biệt..
  • Giải quyết thành thục những rắc rối khi thay tã. Nếu bé hay nhắng lên trong khi bạn thay tã, hãy đặt sẵn những vật thu hút chú ý cho bé ở chỗ thay tã như: treo tranh ảnh hoặc gương để bé nhìn vào, hoặc cho bé một món đồ chơi nhỏ để chơi trong khi bạn làm việc.
  • Dự trữ đủ tã sạch hoặc phải giặt tã thường xuyên, để bạn không bao giờ bị thiếu tã. Trẻ sơ sinh có thể tè ướt nhiều đến mức phải thay khoảng 14 cái tã vải mỗi ngày. Do đó, nếu bạn giặt tã hàng ngày, chúng tôi khuyên bạn hãy mua khoảng 18 cái tã cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn muốn để cả đống rồi mới giặt hoặc cách ngày bạn mới giặt một lần, nên mua khoảng hai đến ba tá tã vải.
  • Nếu bạn dùng xô để đựng tã bẩn, nên lót một lớp lót vào xô để ngăn mùi hôi và tránh nước tiểu ở tã bẩn dính vào xô. Một số người đổ nước vào trong xô đựng tã vì nghĩ rằng nó sẽ làm giảm mùi hôi và sạch các vết bẩn, nhưng không nên làm vậy, nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu chẳng may bé ngã vào, phương pháp này còn làm tã chóng hỏng và gây ra các vết ố bẩn. Cách tốt nhất để tránh các vết ố bẩn là ngâm tã cho một hay hai giờ trước khi giặt.
  • Hãy vui vẻ: Việc thay tã là cơ hội tốt để bạn trò chuyện riêng với bé. Hãy nói chuyện với bé, hát cho bé nghe, chỉ ra các bộ phận trên cơ thể cho bé và giải thích cho bé việc bạn đang làm. Sau khi em bé của bạn đã sạch sẽ, hãy hát một vài bài hát đơn giản, chơi một trò chơi nhỏ {như: “itsy bitsy Spider” hoặc “Head, vai, đầu gối và ngón chân.” Chơi một chút Peekaboo hoặc patty bánh,} và hai mẹ con dành cho nhau một nụ hôn trước khi kết thúc.

Thay tã ở ngoài đường

  • Khi ra khỏi nhà, nên mang theo một túi riêng để đựng tã bẩn cho đến khi bạn về nhà. Túi này nên là loại túi chống thấm nước để giúp giảm mùi hôi.
  • Bạn có thể xếp riêng vào từng túi nhỏ, mỗi túi nhỏ đựng một chiếc tã sạch và một vài cái khăn lau, đủ dùng cho một lần thay tã. Mỗi khi cần thay tã cho bé, chỉ cần lấy đồ sạch ra và cho đồ bẩn vào túi nhỏ này.
  • Cách khác, bạn có thể mang một cái túi lớn để đựng tất cả các tã bẩn.
  • Một cách nữa là dùng túi có hai ngăn, đặt các đồ dùng sạch ở ngăn đồ khô và những đồ bẩn ở ngăn đồ ướt.
  • Đối với khăn lau, nếu bạn không dùng loại khăn lau dùng một lần, bạn có thể mang loại khăn lau được làm ẩm sẵn cho vào túi riêng,. Hoặc bạn có thể mang khăn lau khô, kèm thêm một bình xịt nhỏ chứa ít dung dịch tẩy rửa nhẹ. (khi cần dùng khăn, chỉ cần xịt dung dịch lên khăn khô này.)
  • Nếu bạn dùng cả quần đóng bỉm, nhớ mang thêm cả loại quần này, trong trường hợp quần bé mặc bị bẩn.

Mách nhỏ bạn:

Chuẩn bị:
– Để tất cả những thứ cần thiết trong tầm tay, gồm có: tã, khăn lau, túi đựng chất thải.
– Luôn luôn để ý đến bé. Giữ bé bằng một tay trong khi tay kia làm các việc còn lại.
Bắt đầu:
– Gỡ tã ra cho bé. Gập tã lại để chất thải không dính ra da bé.

Lau sạch:
– Nếu con vừa đại tiện xong thì mẹ hãy lau thật sạch bằng tã giấy theo chiều từ trước ra sau.
Trẻ mới sinh cần được thay tã giấy từ 6-8 lần/ngày
– Gập tã bẩn lại làm đôi, mặt bẩn ở bên trong.
– Dùng khăn lau sạch mông của bé, chú ý đến các kẽ da. Lau từ trước về sau, nâng chân của con lên để lau cả những chỗ ít nhìn thấy.

Thay tã:
– Thay tã giấy mới sạch cho con, bắt đầu đặt từ dưới mông của bé.
– Kéo tã giấy lên, thắt chặt hai đầu. Giữ sao cho tã chặt nhưng không làm bé khó chịu.
– Nếu bé mới được sinh ra thì phải gập tã giấy không để che qua cuống rốn để cho nó được khô ráo.
– Rửa tay thật sạch sẽ sau khi thay tã cho con.

Việt Trí TH

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc bé phát triển toàn diện trong năm đầu tiên

Sources:

BÀI LIÊN QUAN