Cách điều trị bệnh gout bằng phương pháp tự nhiên

Cách điều trị bệnh gout bằng phương pháp tự nhiên

Gout là căn bệnh gây ra do tích tụ quá nhiều axit uric, gây sưng và tổn thương nghiêm trọng các khớp xương. Axit uric là kết quả của những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và rối loạn trao đổi chất. Những kế hoạch cụ thể để có một lối sống lành mạnh có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh gout, khôi phục hoàn toàn chức năng trao đổi chất, từ đó có thể tự nhiên đẩy lùi căn bệnh.

Bệnh Gout

(Shutterstock*)

Khi axit uric tăng cao, nó hình thành các tinh thể sắc nhọn gọi là tinh thể muối urate, chúng kết đọng và làm sưng tấy các khớp xương. Những vùng thường bị ảnh hưởng bởi urate nhiều nhất là ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, đầu gối và cùi chỏ. Bệnh gout thực sự rất đau đớn, hầu hết các bác sĩ phải sử dụng đến các loại thuốc có tính chất nguy hiểm mới có thể đạt được hiệu quả trị liệu.

Nhiều năm qua, các bác sĩ đã cho chúng ta biết rằng bệnh gout là kết quả của sự phá vỡ chuyển hoá purine. Purine là một loại phân tử được hình thành bởi một nhóm các axit nucleic, thường thấy trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản và rượu. Nội tạng động vật như gan và cật là những thứ chứa nhiều purine nhất.

Bệnh Gout và Chuyển hoá đường Fructose

Nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa sự hình thành bệnh gout với sự gia tăng mức tiêu thụ đường fructose. Quá trình hoá sinh để tiêu thụ fructose cần một loại phân tử năng lượng quan trọng có tên là adenosine triphosphate làm kích thích cơ thể sản sinh ra axit uric.

Ở New Zealand, rất hiếm thấy người Maori mắc bệnh gout. Tuy nhiên hiện nay 10%-15% dân số của họ có các triệu chứng của bệnh gout. Hải sản dường như là nguyên nhân chính gây bệnh gout cho người dân vùng đảo Thái Bình Dương này; tuy nhiên, xưa nay họ vẫn luôn ăn rất nhiều hải sản. Nhưng những người dân nơi đây tiêu thụ đường và fructose (nhiều như người Mỹ) cao gấp 50 lần so với chính họ ở thời kỳ cách đây 100 năm.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ đã chứng minh rằng những người uống loại nước giải khát có hàm lượng fructose cao mỗi ngày/lần, có khả năng mắc bệnh gút cao hơn 74% so với những người uống cùng một loại thức uống đó mỗi tháng/lần. Những người uống từ hai lần trở lên mỗi ngày có khả năng mắc bệnh cao hơn 97%.

Fructose là một dạng phân tử đường, thường thấy trong ngô, trái cây, và các chất ngọt có nguồn gốc thực vật như mật cây agave và mật ong. Một điều quan trọng là phải giảm lượng tiêu thụ fructose bằng cách tránh xa bất kể thứ gì có chứa siro ngô (có hàm lượng fructose rất cao) và cắt giảm tối đa các loại nước trái cây, mật cây agave, mật ong. Giảm thiểu việc sử dụng tất cả các loại trái cây ngoại trừ trái cây có hàm lượng fructose thấp như các loại quả mọng, trái bơ, chanh vàng, chanh xanh và bưởi.

Các loại rau với xốt kem

Các loại rau với xốt kem trái bơ Guacamole. (Shutterstock)

Kế hoạch dinh dưỡng để chống lại bệnh gout

Một chế độ ăn uống điển hình dành cho những bệnh nhân gout nên giảm đường và các loại ngũ cốc. Thay vào đó, cần tập trung vào các loại rau có hàm lượng chống oxy hoá cao và các nguồn chất béo lành mạnh. Nguồn cung cấp chất béo/protein tốt nhất gồm có các sản phẩm từ dừa, quả bơ, dầu olive nguyên chất, hạt nảy mầm và các loại hạt. Các nguồn cung cấp protein lành mạnh bao gồm cả thịt bò 100% nuôi ăn cỏ, phô mai 100% từ bò ăn cỏ chưa qua chế biến, gia cầm hữu cơ và cá đánh bắt tự nhiên.

Bệnh nhân gout nên sử dụng dấm táo và chanh tươi

Bệnh nhân gout nên sử dụng dấm táo và chanh tươi cho các loại rau trộn. (Shutterstock)

Các bệnh nhân gout cảm thấy cải thiện hơn rất nhiều khi họ kiên trì một chế độ ăn với 80% thức ăn thô, chưa qua chế biến. Vào bữa tối, nên ăn các loại thức ăn đã nấu chín. Còn ban ngày thì nên sử dụng các thức ăn lỏng ở dạng khuấy, mousse trái bơ, cacao và các loại nước rau. Rau trộn, xốt kem trái bơ guacamole với các loại rau hay các loại bánh quy giòn làm từ hạt nảy mầm nguyên vỏ cũng rất tuyệt vời. Để tăng cường chức năng tiêu hoá, nên sử dụng enzyme tiêu hoá lipaza, protease và amylase trước khi sử dụng bất kỳ một loại thức ăn nấu chín nào. Nên uống thật nhiều nước sạch hàng ngày và định kỳ thực hiện thanh lọc cơ thể bằng phương pháp nhịn ăn ngắt quãng với chu kỳ từ 16-24 tiếng để giúp thải độc thận, gan và ruột kết.

Những người mắc bệnh gout cũng nên sử dụng dấm táo và chanh tươi cho các loại rau trộn, các loại ngũ cốc và thịt. Nó giúp cung cấp các axit hữu cơ, bổ sung các enzyme và chất chống oxy hoá, hỗ trợ tiêu hoá thức ăn. Thực phẩm lên men như dưa món chưa qua chế biến, kim chi, dưa chua, amasai và kefir dừa cũng rất hữu dụng.

Bởi: David Jockers DC, MS, CSCS, www.organiclifestylemagazine.com

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN