Căng thẳng và trầm cảm tăng nguy cơ chết sớm

Căng thẳng và trầm cảm tăng nguy cơ chết sớm

Một số nghiên cứu phát hiện, căng thẳng và trầm cảm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của những người có vấn đề về tim mạch, thậm chí tử vong.

trầm cảm, stress

Ảnh minh họa: Pixabay.com

Nghiên cứu 1: Căng thẳng và trầm cảm tăng nguy cơ chết sớm

Cuộc nghiên cứu tiến hành đối với khoảng 5.000 người trên 45 tuổi mắc bệnh mạch vành tim, kết quả của nó được công bố tại tạp chí trực tuyến Circulation: Cardiovascular Quality and Outcomes ngày 10/3. Những người tham gia nghiên cứu chia sẻ các triệu chứng trầm cảm và căng thẳng thông qua kiểm tra tại nhà và trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn được tiến hành từ năm 2003 đến 2007.

Ví dụ như họ trả lời câu hỏi về mức độ thường xuyên cảm thấy cô đơn hoặc khóc trong tuần vừa qua, hay số lần họ không thể kiểm soát được những điều quan trọng trong cuộc sống hoặc choáng ngợp suốt một tháng. Qua đó các nhà khoa học thấy rằng, khoảng 6% tương đương 274 người được nghiên cứu, báo cáo thường xuyên bị căng thẳng và trầm cảm nặng.

Sau sáu năm theo dõi, có 1.337 trường hợp tử vong hoặc bị nhồi máu cơ tim ở những người này. Những người thường xuyên căng thẳng và trầm cảm kéo dài và ở mức độ trầm trọng có nguy cơ tử vong cao hơn 48% so với người ít bị hai chứng trên.

Họ cũng thấy rằng, nếu người tham gia nghiên cứu không rơi vào cả hai tình trạng căng thẳng và trầm cảm cùng một lúc sẽ không đối mặt nguy cơ cao bị tử vong hoặc nhồi máu cơ tim.

Trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Carmela Alcántara tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia ở New York phát biểu rằng, “chúng tôi phát hiện người bệnh ngày càng đối mặt rủi ro lớn dần cho sức khỏe nếu trầm cảm nặng nề và căng thẳng cao độ, và điều này đúng trong toàn bộ phác đồ điều trị, bệnh án, sử dụng thuốc và các hành vi có hại sức khỏe của họ”.

Các nhà nghiên cứu còn lưu ý rằng “khoảng thời gian dễ bị tổn thương”, khi mà những người bị căng thẳng và trầm cảm đối mặt nhiều nhất với nguy cơ tử vong hoặc xuất hiện cơn đau tim kéo dài khoảng hai năm rưỡi, nhưng sau đó chiều hướng này biến mất.

Theo bà Alcántara, có rất nhiều chương trình điều trị xem xét đến tác hại của trầm cảm đối với những người bị bệnh tim, nhưng phát hiện mới này có thể giúp kiểm soát căng thẳng theo đúng quỹ đạo và duy trì tính mạng người bệnh. Ví dụ như có thể dùng một số biện pháp can thiệp hành vi của giới chuyên môn nhằm giúp đỡ những người bị bệnh tim kiểm soát căng thẳng và trầm cảm, từ đó tránh nguy cơ tử vong hay đột quỵ.

Nghiên cứu 2: Cô đơn và các mối quan hệ căng thẳng là kẻ thù của cuộc sống

Sống cùng ông bà có thể khiến các bà mẹ trầm cảm

Ảnh minh họa: Pixabay.com

“Trong cuộc sống hàng ngày, bạn đã từng có xích mích với những ai sau đây?”

  • Đối tác
  • Con cái
  • Họ hàng
  • Bạn bè
  • Hàng xóm

Một cuộc khảo sát khác về sức khỏe của Đan Mạch cho gần 10.000 người ở độ tuổi từ 36 và 52 đã trả lời: “luôn luôn”, “thường”, “đôi khi”, “hiếm khi”, hoặc “không bao giờ” [xích mích] cho mối quan hệ của họ.

Mười một năm sau, 422 người trong số họ qua đời. Đó là một con số đặc thù. Một điều đáng chú ý là Rikke Lund và các đồng nghiệp tại Đại học Copenhagen nói, là những người đã trả lời “luôn luôn” hoặc “thường” trong trường hợp này cao gấp 2 đến 3 lần. (Và nguyên nhân tử vong điển hình như: ung thư, bệnh tim, bệnh gan liên quan đến rượu, không có ám sát? Bạn có nghĩ đến ám sát?)

Kết luận sau đó là: “các mối quan hệ xã hội căng thẳng có liên quan với tăng nguy cơ tử vong ở cả nam và nữ ở độ tuổi trung niên”.

Các mối quan hệ cũng như hạnh nhân. Chúng ta biết rằng nếu bạn ăn hạnh nhân, chúng có tác dụng tốt cho cuộc sống của bạn. Trừ khi bạn ghét hạnh nhân và mỗi lần ăn chúng sẽ khiến bạn giận dữ, tăng huyết áp và bạn ăn chúng mỗi ngày cho đến khi huyết áp tăng tới đỉnh điểm gây ra một cơn đột quỵ. Vâng, mối quan hệ, sự căng thẳng giống như hạnh nhân vậy.

Có một sự luyện tập hợp lý, một chế độ ăn uống thích hợp, và duy trì tính khí bình hòa là liều thuốc lý tưởng cho một cuộc sống mạnh khỏe.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN