Sự khác biệt giữa người tu luyện và người thường

Sự khác biệt giữa người tu luyện và người thường

Tu luyện không phải là việc của người thường, nó là việc siêu xuất khỏi tất cả điều tầm thường nơi thế tục và đòi hỏi người tu luyện phải có căn cơ cùng ngộ tính cao. 

Liệt tử

Ảnh: dkn.tv

Liệt Tử đã học được bản lĩnh của Bá Cao Tử và Lão Thương tiên sinh, có thể cưỡi mây, cưỡi gió như đi trên mặt đất. Có người tên là Doãn Sinh, nghe nói Liệt Tử có thể bay được, bèn đến ở bên Liệt Tử cầu học lấy bản lĩnh đó.

Doãn Sinh ở nhà Liệt Tử mấy tháng trời, Liệt Tử cũng không có ý muốn gặp anh ta. Nhân lúc Liệt Tử có thời gian, anh ta đến bên cạnh, cầu Liệt Tử dạy cho mình. Nhưng cầu cả chục lần, Liệt Tử vẫn chưa bằng lòng. Doãn Sinh vừa thất vọng vừa oán trách, muốn xin về, Liệt Tử chẳng nói một lời nào. Doãn Sinh về đến nhà ngẫm nghĩ vẩn vơ đến vài tháng, trong lòng không sao bỏ được ý định học nghệ, lại đến nhà Liệt Tử xin học. Liệt Tử hỏi rằng: “Sao anh đến đây nhiều lần như vậy?”. Doãn Sinh đáp: “Trước tôi đến cầu anh dạy học, anh không dạy, lúc đó tôi có chút không bằng lòng, nhưng bây giờ trong lòng tôi lại cảm thấy không có gì cả cho nên đến cầu học”.

Liệt Tử nghe xong gật đầu, biểu thị cho Doãn Sinh ngồi xuống, kể chuyện cho nghe:

“Anh cho rằng việc học đơn giản thế sao? Muốn trong vòng mấy tháng học hết nghệ nghiệp của người khác, rồi cuối cùng có thể cưỡi mây, cưỡi gió. Như vậy há chẳng phải là người ngốc nói mê sao? Trước đây ta cho rằng anh thấu tình đạt lý, nhưng bây giờ xem ra, anh cũng giống như những người thông tục bình thường mà thôi.

Lúc trước ta cầu học ở thầy ta đâu dám như anh. Ta bái tiên sinh làm sư phụ, lại làm bạn với Bá Cao Tử. Ba năm, trong lòng không dám nghĩ đến điều thị phi, miệng không dám nói đến chuyện lợi hại, như vậy mới được ông ấy để mắt đến một chút. Lại trong hai năm sau, trong lòng học những phán đoán về những chuyện thị phi, miệng bàn bạc đến những thứ lợi hại, ông ấy mới gật đầu cười với ta một chút. Lại trong hai năm tiếp theo, yên tâm suy nghĩ, không vội vàng, không cảm thấy có điều gì thị phi, trong lòng có thể gọi không có chút gì lợi hại, ông ấy mới để ta ngồi cùng một chiếu.

Từ đó về sau, ta càng không suy nghĩ tùy tiện theo những ham muốn tầm thường, không có gì làm ta sợ hãi, ta vượt qua tất cả những điều thị phi lợi hại. Đến mức ông ấy là thầy hay là bạn của ta, ta cũng không biết nữa, trong ngoài thân thể ta đều thanh tịnh, không có bất cứ thứ gì. Đến mức các bộ phận cơ thể của ta không có giới hạn nữa, giữa bên này bên kia không có sự không tương đồng. Trong lòng cũng ngưng lại, hình dáng cũng như tiêu tan, cơ thể như không còn dựa vào đâu nữa, chân như không dẫm lên thứ gì cả. Tùy theo mây, theo gió, hoặc bên đông, bên tây, tựa như một thân cây khô, tựa như cái lá nhẹ rơi xuống. Lúc đó ta cũng không hiểu gió điều khiển ta hay ta điều khiển gió nữa?

Anh đến học ở chỗ ta chưa được bao lâu miệng thì kêu than, bụng thì tính toán, chẳng có chỗ nào là có khí chất cả, đất cũng không muốn cho đứng vững thì sao có thể cưỡi nổi mây, gió?”

Doãn Sinh xấu hổ, chẳng thốt được lời nào.

Phân tích: 

Tu luyện không phải là việc của người thường, nó là việc siêu xuất khỏi tất cả điều tầm thường nơi thế tục và đòi hỏi người tu luyện phải có căn cơ cùng ngộ tính cao.

Doãn Sinh muốn đắc được những điều trong tu luyện với tâm thái của kẻ thường nhân. Quá trình ở nhà Liệt Tử chính là quá trình Liệt Tử xem Doãn Sinh có nhất tâm cầu đạo hay không. Đáng tiếc Doãn Sinh đã hành xử như kẻ phàm phu, biểu hiện của ngộ tính thấp, nên không thể được Liệt Tử truyền dạy điều gì cả.

Những chia sẻ của Liệt Tử về tu luyện cũng rất thú vị, cho thấy ông là người có sức nhẫn chịu phi thường. Là người phi thường mới mong hi vọng đạt được những điều phi thường. Trong quá trình nhẫn chịu đó, cũng chính là quá trình Liệt Tử tu luyện, cuối cùng ngộ ra huyền cơ và đắc đạo.

Ngày nay có rất nhiều kẻ tu hành mà giống như Doãn Sinh, không phải tu hành chân chính mà chỉ là muốn dựa vào tu hành để đắc được những thứ nơi người thường, thậm chí còn buôn thần bán thánh, phỉ báng Phật Pháp cũng như người tu luyện chân chính. Khiến cho chốn cửa chùa thanh tịnh trở thành nơi xô bồ, bát nháo. Thật đáng buồn thay!

Nam Minh

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN