4 vị quan thanh liêm trong lịch sử Trung Hoa

4 vị quan thanh liêm trong lịch sử Trung Hoa

Xã hội nào cũng vậy, có được vị quan giữ mình thanh liêm là rất hiếm và rất đáng trân trọng. Rất nhiều người trong số họ tên tuổi lưu danh sử sách, tiếng thơm muôn đời. Dưới đây chúng tôi đơn cử 4 vị quan thanh liêm trong lịch sử Trung Hoa.

1. Thúc Nha can gián Vua Tề Hoàn Công

Quan thanh liêm: Cây ngay không sợ chết đứng: Thúc Nha can gián Vua Tề Hoàn Công

Vua Tề Hoàn Công nước Tề rất tự cao, tự đại. Một hôm, Tề Hoàn Công nói với Bào Thúc Nha rằng: “Tôi muốn đúc một cái chuông lớn, khắc lên đó danh tiếng và đức hạnh của tôi, giống như vua Nghiêu, vua Thuấn ngày xưa vậy”.

Thúc Nha lạnh lùng nói rằng: “Thần mạn phép hỏi bệ hạ có những đức hạnh gì?”.

Hoàn Công tự khoe khoang rằng: “Năm đó tôi bao vây đất Đàm ba năm, đánh hạ được mà không chiếm giữ nó, đó là Nhân; tôi bắc phạt Cô Trúc thu được chiến công lớn, đó là Vũ; tôi hội họp các nước chư hầu ở Quỳ Khâu, khiến cho thiên hạ hết chiến tranh, đó là Văn; vua chín nước chư hầu đem ngọc quý đến yết kiến tôi, tôi không nhận ngọc quý của ho, đó là Nghĩa. Bốn chữ Văn, Võ, Nhân, Nghĩa, tôi đều có cả. Đức hạnh của tôi so với vua Nghiêu, vua Thuấn đâu có kém chỗ nào chứ!”

Bào Thúc Nha nhìn dáng vẻ kiêu ngạo của Tề Hoàn Công bèn thẳng thắn, thật thà nói rằng: “Bệ hạ đã nói thẳng thì tôi cũng nói thẳng vậy.

Năm đó, huynh trưởng của Bệ hạ là công tử Củ xếp bậc thứ nhất, Bệ hạ đã đoạt ngôi vị của anh ta, không nhường cho anh ta,đó là bất Nhân; làm trái lại lời di huấn của Khương Thái Công, đi chiếm đánh nước Lỗ, đó là bất Nghĩa, lần đó Bệ hạ đã bị thương trên chiến trường, đó là bất Vũ; cách sống của Bệ hạ không giữ gìn chừng mực, đó là bất Văn.

Bản thân Bệ hạ làm những việc không tốt lại không biết, chỉ biết che giấu đi lỗi lầm của mình, không bị trời diệt thì tất có người gây hoạ. Trời xanh trên cao kia, mọi người nói ông ấy đều nghe thấy, tôi vừa nói ra những điều không tốt của bệ hạ, trời xanh cũng có thể nghe được đấy”.

Tề Hoàn Công xấu hổ bèn nói rằng: “Thật may ngươi đã nhớ những lỗi lầm của ta, và chỉ ra cho ta thấy, đây là phúc khí của nước nhà, nếu không phải là ngươi kịp thời nhắc nhở, thì ta đúc những sai trái của mình thành những lỗi lầm lớn hơn, sẽ có hại cho xã tắc”. Hoàn Công bèn bỏ ý định đúc chuông và trở nên khiêm tốn hơn.

2. Lục Văn Dụ, vị quan thanh liêm kiên quyết chống gian lận trong thi cử

Quan thanh liêm Lục Văn Dụ thà thiếu chứ không tham

Lục Văn Dụ thà thiếu chứ không tham (Ảnh: xahoi.com.vn)

Lục Văn Dụ khi còn đảm nhận chức Đốc học một trường ở Sơn Tây, trong Phổ Vương phủ có một nhạc sư, rất được Phổ Vương yêu quý; con của nhạc sư muốn đi học, quan tiền nhiệm hơi thiên vị khi thi cử, đã cho phép anh ta nhập học.

Sau khi Lục Văn Dụ nhậm chức biết chuyện này, liền hạ lệnh cho kiểm tra, tiêu hủy học bạ của học sinh này. Phổ Vương vì chuyện này mấy lần đến gặp ông ta để nói chuyện, nhưng Lục Văn Dụ nói rằng: “Thà trường học thiếu học sinh, cũng không để cho một học sinh không đạt yêu cầu nhập học, bởi vì như vậy sẽ làm ô uế danh tiếng của trường học”. Kiên quyết không nhận lời thỉnh cầu của Phổ Vương.

3. Thiệu Công can gián vua Chu Lệ Vương

Vua Chu Lệ Vương

Khi Chu Lệ Vương làm chính trị, pháp lệnh rất hà khắc, chèn ép, bức hại dân chúng, khiến cho người dân trong thiên hạ đâu đâu cũng nghe tiếng oán trách, khổ sở không sao nói hết, nhưng Chu Lệ Vương không cho là như vậy. Đại thần Thiệu Công rất lo lắng, buồn phiền khi nghe được những chuyện này, sợ rằng một ngày nào đó nước nhà sẽ dẫn đến cảnh bạo loạn.

Một hôm khi lúc lên triều, Thiệu Công đem những chuyện này nói với Chu Lệ Vương: “Trăm dân đều không chịu nổi pháp lệnh hà khắc của ngài rồi, vì sự yên bình của nước nhà xin ngài hãy thay đổi đi”.

Chu Lệ Vương dửng dưng nói: “Việc này đơn giản thôi, không bao lâu nữa tôi sẽ khiến cho họ không oán thán như vậy nữa”.

Thiệu Công vẫn cho rằng Chu Lệ Vương sẽ nghe lời can gián của mình mà đổi mới, ai hay rằng Chu Lệ Vương lại càng thêm tàn ác. Ông ta sai những thầy đồng cốt đi thăm dò dư luận của dân chúng, chỉ cần nghe thấy ai có một chút bất mãn với Chu Lệ Vương, bắt lại và giết sạch. Kết quả trong nước không có ai bàn luận về Chu Lệ Vương nữa. Người quen gặp nhau trên đường đến một câu cũng không dám nói, hai bên chỉ dùng ánh mắt ra hiệu mà thôi.

Chu Lệ Vương sau khi nhận được hồi báo rằng, trong nước không có ai dám bàn luận gì về mình cả liền rất vui mừng, lập tức đem chuyện này nói với Thiệu Công: “Ngươi xem, có phải là ta trong chớp mắt đã tiêu trừ được mọi oán thán cuả dân chúng không?”.

Thiệu Công nghe xong rất lo lắng nói rằng: “Ngài làm như vậy là đã sai lại càng thêm sai rồi?”

“Sao lại có thể như vậy chứ? Ta xem ái khanh có vẻ quá lo xa rồi?”. – Chu Lệ Vương  nói và không cho là như vậy.

Thiệu Công lại nói: “Đây chỉ là cách bịt miệng mọi người thôi, chứ không phải là làm tiêu tan hết oán thán của dân chúng đâu! Việc này giống như đắp đê cứu lũ vậy, hễ đê vỡ, người bị thương nhất định sẽ rất nhiều. Bách tính trăm dân cũng giống như nước chảy vậy. Cho nên người trị thủy phải tháo chỗ tắc của đê, để cho nước chảy. Người cai trị dân chúng cũng như vậy, cũng nên để cho dân chúng nói hết ra những ý kiến của họ. Vì thế khi thiên tử trị vì thiên hạ, để cho bề dưới thẳng thắn khuyên can, để họ đem ý kiến của trăm dân truyền đạt lên bề trên, để cho mọi người có thể đôn thúc, giám sát việc thi hành chính trị của mình, sau đó mới quyết đoán những gì mình nghĩ. Căn cứ vào những lời can ngăn của bề dưới để thay đổi những sai lầm chính trị của mình. Nhưng hôm nay ngài bịt miệng thiên hạ, như vậy e rằng sẽ đem đến họa lớn cho nước nhà!”. Chu Lệ Vương không nhẫn nại được, xua tay từ chối ý kiến của Thiệu Công, vẫn cho người đi theo dõi dư luận của dân chúng.

Ba năm sau, trăm dân bách tính không chịu nổi chính sách bạo ngược của Chu Lệ Vương, cuối cùng đã đồng loạt nổi loạn, bắt Chu Lệ Vương, nhốt ông ta vào cũi lợn, cuối cùng Chu Lệ Vương chết già ở trong đó.

4. Bách Lý Hề tiến cử hiền tài, quan thanh liêm không vì tình thân

Bách Lý Hề tiến cử hiền tài không vì tình thân

Bách Lý Hề nói với Tần Mục Công rằng: “Tài năng của tôi không bằng Kiển Thúc bạn của tôi, anh ta rất hiền tài nhưng lại ít người biết đến.

Trước đây, khi tôi đi du ngoạn nước Tề, đã rơi vào cảnh khốn cùng phải xin miếng ăn qua ngày, Kiển Thúc giúp đỡ tôi. Khi tôi muốn phụ giúp vua Tề, Kiển Thúc ngăn cản tôi, nên tôi tránh được nạn loạn lạc trong triều”. Vì thế tôi đến với Chu Thiên tử, Chu Thiên tử rất thích trâu, tôi mượn cơ hội nuôi trâu để tìm cách tiếp cận với ông ta. Sau này khi ông ta trọng dụng tôi rồi, Kiển Thúc khuyên can tôi, tôi bèn rời xa triều Chu, vì thế tránh được tai họa giết người. Tôi làm quan ở nước Ngu, Kiển Thúc lại kịp thời khuyên ngăn tôi. Lúc đó dẫu biết vua nước Ngu không trọng dụng mình nhưng vì cái lợi trước mắt, tham tước lộc, tiền tài, cho nên tôi vẫn ở lại. Hai lần tôi nghe theo lời khuyên của Kiển Thúc, đều tránh được tai hoạ, một lần không nghe theo lời khuyên của anh ta liền gặp phải tai hoạ mất nước của nước Ngu. Vì thế tôi biết Kiển Thúc rất hiền tài”.

Tần Mục Công liền sai người đem lễ vật nghênh đón Kiển Thúc, trọng dụng ông ta để ông ta làm Thượng đại phu.

Xem thêm: 

Sources:

BÀI LIÊN QUAN