Câu chuyện về những bài hát dân ca cổ truyền Trung Quốc

Câu chuyện về những bài hát dân ca cổ truyền Trung Quốc

Những bài hát dân ca cổ truyền Trung Quốc được sinh ra trong quá trình lao động, chúng giúp điều hòa hơi thở, thiết lập một sự nhịp nhàng khi đang làm công việc nặng nhọc và có tác dụng làm giảm bớt áp lực của công việc.

dân ca cổ truyền

Ảnh minh họa: Pinterest

Có một đoạn trong lời một bài dân ca như sau “một con ngựa phi nước đại, nhanh nhẹn lướt sang bên kia ngọn núi; mặt trăng bán nguyệt soi sáng tường thành Khang Định; người con gái lớn của gia đình họ Lý sở hữu rất nhiều tài năng; và người con trai trưởng của nhà họ Giang đã yêu người con gái đó trong tuyệt vọng suốt hai tuần trăng” , đoạn này trích ra từ một trong những bài tình ca cổ truyền nổi tiếng nhất Trung Quốc. Chúng được tập hợp xuất bản dưới tựa đề “Khang Định Tình Ca” (康定情歌) và được biết đến khắp cả nước.

Khang Định là một thành phố cao nguyên ở tỉnh Tứ Xuyên, thường được biết đến với tên gọi Bào Mã Sơn ((跑馬山) núi ngựa phi). Nhiều người thường tụ hội lại tại đây để tham dự các cuộc đua ngựa hàng năm tại một địa điểm có tên “Cổng vào Tây Tạng”. Những người yêu nhau bày tỏ tình cảm bằng những bản tình ca tuôn chảy, biểu lộ cảm xúc sâu thẳm ao ước, và khát khao tự do, hạnh phúc.

“Họ khát khao được cất tiếng hát, những người nông dân khi lao động và những ai đang yêu đều hát lên”. Cho nên chúng được viết trong bộ Shijing, tuyển tập lâu đời và vĩ đại nhất về các giai điệu dân ca truyền thống Trung Quốc, có nguồn gốc từ khoảng 700 năm trước công nguyên. Trong những lời ca này chúng ta tìm thấy được cuộc sống của con người với tất cả sự đẹp đẽ của nó.

Những bài hát dân ca cổ truyền Trung Quốc

Những bài dân ca cổ truyền Trung Quốc được chia ra làm ba thể loại chính : haozi (giai điệu của người thợ), shange (Sơn Ca, 山歌 những bài ca về núi non), và xiaodiao (Tiểu Điệu, 小調 đoạn ngẫu hứng)

Thể loại đầu tiên được hát trong khi lao động. Những bài hát được bắt đầu bằng những tiếng hô lớn,giản dị khi đang làm việc cả nhóm. Chúng có ý nghĩa điều hòa hơi thở, thiết lập một sự nhịp nhàng khi đang làm công việc nặng nhọc và có tác dụng làm giảm bớt áp lực của công việc. Những tiếng hô giản dị ngày càng tăng thêm sự phức tạp trong lời ca cùng những giai điệu đan xen lẫn nhau. Dẫu cho cấu trúc âm nhạc giản đơn nhưng nội dung truyền tải của chúng vẫn đầy sức mạnh và tăng cường sinh lực.

Những bài Sơn Ca nguyên nghĩa là để truyền thông qua những khoảng cách lớn. Vì thế chúng được ngân lên trên những miền đồi núi rộng lớn ở miền nam Trung Quốc. Thể loại này vì thế có tên là Sơn (shan 山: núi) và Ca (ge 歌 : bài hát)

Những bài hát kể về những câu chuyện của cảm xúc nội tâm, điển hình là biểu lộ tình yêu thương và sự chua xót. Chúng thường tương đối ngắn và nhịp điệu đa dạng. Chúng được ca lên ngoài trời, với những nốt nhạc cao độ lớn và trong rất nhiều biến tấu. Những bài tình ca Khang Định là tiêu biểu cho thể loại này, và với biên độ cao tại khúc mở đầu, những cảm xúc của người nghe sẽ được đánh thức, và trực tiếp bộc lộ ra sự truyền cảm của người ca sĩ.

Tiểu Điệu là những đoạn giai điệu sôi nổi, hăng hái thể hiện sự tươi vui, giải trí. Chúng được hát tại các lễ hội và cả trong những giờ giải lao của công việc. Tiểu Điệu được phổ biến rộng rãi nhất và được biết đến nhiều nhất trên toàn Trung Quốc. Ở vùng quê, đàn ông, đàn bà và cả trẻ nhỏ đang không làm việc trên những cánh đồng đều hát lên những giai điệu này.

Những người dân thành thị thuộc đủ mọi tầng lớp của xã hội cũng đều biết đến những giai điệu này – từ những thương gia đến công nhân và cả những người trí thức. Những bài ca thường kể về các câu chuyện tình, lời chia tay buồn bã, những phong tục tốt đẹp, những truyền thuyết, những sự kiện lịch sử và một số còn đụng đến cả những vấn đề đương thời.

Những bài dân ca bị thất lạc, bị hủy hoại

“Bầu trời ở phía đông là màu đỏ; mặt trời mọc lên rồi; Mao Trạch Đông đã xuất hiện ở Trung Quốc; ông đã mang lại hạnh phúc cho dân chúng và là vị cứu tinh của dân chúng”. Mọi người dân ở Trung Quốc sinh sau năm 1949, năm ra đời nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đều biết đến bài Đông Phương ca. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, tất cả người dân Trung Quốc đều bị ép buộc phải hát bài hát này mỗi ngày, trong khi rất ít người biết được về nguồn gốc của nó.

Nó được dựa theo bài tình ca “Dầu lạc” từ vùng Sơn Bắc tỉnh Sơn Tây. Lời ca nguyên thủy của bài hát như sau “Dầu lạc, cải bắp – chúng ta trước tiên cần bỏ đi các mảnh vỏ của hạt đậu xanh. Em đã không gặp chàng trong ba ngày rồi, nhớ đến chàng và tưởng rằng chàng đã mất – hai you hai, người yêu thương của em”

“Văn hóa Trung Hoa đã bị hủy hoại từ năm 1949 – dân chúng đã bị cách ly khỏi truyền thống dân tộc; nghệ thuật được tạo dựng cho phù hợp với thiết kế của chế độ và trở thành một công cụ của ĐCS TQ”, đó là lời bình luận của Dương Kiến Thân, một người tốt nghiệp trường China’s Central Conservatory of Music và Đơn ca Alto với Shen Yun Performing Arts.

ĐCS TQ lên nắm quyền đã chà đạp lên Văn hóa truyền thống. Ảnh: Trithucvn.net.

Cô Dương lúc trước là ca sĩ của dàn nhạc trung ương Trung Quốc. Cô cho biết thêm rằng mỗi năm đều có thêm một nhóm những người soạn nhạc trộn lẫn vào với dân chúng, thu thập những giai điệu dân ca. “Họ đã thu thập được nhiều bài dân ca nhưng hầu hết chúng đều không được sử dụng, chúng bị kiểm duyệt. Hầu hết những lời ca đều đã bị thay thế bằng những ngôn từ của ĐCS TQ để rồi sau đó lại được công bố ra công chúng với danh nghĩa “dân ca”.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN