Chuyện về Trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam

Chuyện về Trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam

Nếu bạn là những người thuộc thế hệ 8X hẳn sẽ biết câu chuyện “Đứa bé thông minh” trong sách văn học. Đứa bé đó thực ra là một nhân vật lịch sử có thật, chính là Trạng nguyên Nguyễn Hiền, một “thần đồng đất Việt” từ thế kỷ 13.

Đền thờ Nguyễn Hiền tại xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Đền thờ Nguyễn Hiền tại xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.( Ảnh internet)

“Thần đồng” từ thuở còn thơ

Nguyễn Hiền sinh năm 1234 tại làng Dương An, huyện Thượng Hiền (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực), tỉnh Nam Định. Vốn từ nhỏ mồ côi cha nên phải cùng mẹ sống trong một túp lều thuộc khuôn viên của chùa làng và được sư thầy dạy dỗ.

Nương nhờ cửa Phật, nhà sư dạy cho cậu bé chữ thánh hiền, mỗi buổi phải đọc xong 10 tờ giấy. Khi đọc sách, chỉ cần liếc qua cậu đã thuộc làu. Ban đêm không có đèn dầu để học, cậu bé bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn, dùi mài kinh sử. Chẳng bao lâu, cậu bé đã thuộc hết sách của nhà chùa.

Có câu chuyện tương truyền, mới ngày đầu Nguyễn Hiền viết được 10 trang giấy đã đọc được ngay, làm sư thầy ngạc nhiên. Một đêm, sư thầy năm mơ thấy Phật quở: “Trang nguyên mỗi lần vào chùa thường nghịch ngợm, sao nhà ngươi không răn đe, ngăn chặn?”. Sư thầy nửa đêm tỉnh dậy thắp đuốc soi thấy khắp tượng Phật trong chùa đều có chữ, nhìn là nhận ra ngay nét chữ của Nguyễn Hiền. Lên lớp, sư thầy nhắc nhở cậu một câu trong kinh sách khiến Nguyễn Hiền tự nhận lỗi và đi lau sạch những chữ mà mình đã viết lên tượng. Từ ngày đó, cậu bé càng chăm chỉ học hơn, học đến đâu nhớ đến đó, xuất khẩu thành văn. Vì vậy, tuy chỉ mới 11 tuổi, cậu bé được mọi người xưng tụng là “thần đồng”.

Vua Trần thán phục

Nguyễn Hiền, trạng nguyên

Năm ấy có người họ Đặng bấy giờ tự cho mình là văn hay chữ tốt, nghe danh thần đồng 11 tuổi bèn tìm đến thử tài. Họ Đặng ra đầu đề bài phú: “Phượng hoàng sào a, kỳ lân du úc”, và ra hạn cho Hiền số câu, mỗi câu phải có tiếng chỉ một loài cầm thú. Hiền ứng khẩu ngay:

“Phi long kiên chiếu

Mã bất xuất hà

Ý bi Hữu Hùng chi thế

Ấp vu Trác Lộc chi a.”

Dịch là:

“Rồng không bay lên nơi ao, hồ

Ngựa không từ sông phi ra

Đẹp thay đời có họ Hữu Hùng

Làm nhà ở nơi Trác Lộc.”

Người họ Đặng kia tâm phục khẩu phục, tấm tắc khen rằng đúng là “thiên tài” xuất thế.

Năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước. Nguyễn Hiền ứng thi năm đó và đỗ trạng ở cái tuổi 13. Ngoài ông ra, còn có 2 vị sĩ tử đỗ đầu trẻ tuổi nữa là Bảng nhãn Lê Văn Hưu 18 tuổi và Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi. Vì vậy, trạng nguyên Nguyễn Hiền được coi là “Khai quốc Trạng Nguyên” và là trạng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.

Tài trí hơn người, nhất là khả năng đối đáp trôi chảy của cậu bé thần đồng đỗ trạng nguyên được vua Trần Thái Tông rất thán phục. Khi vào cung diện kiến, nhà vua thắc mắc một câu nên hỏi ông học thầy nào, Nguyễn Hiền bèn đáp ngay: “Tâu bệ hạ, thần sinh nhi tri chi, hữu nghi tắc vấn tăng nhất nhị tự” (Tạm dịch: Thần sinh ra đã biết, có một đôi chữ không hiểu thì hỏi ông sư ở chùa làng).

Nhà vua nghe câu trả lời thì cho rằng Nguyễn Hiền còn nhỏ tuổi, lại kiêu căng, không biết lễ phép nên vua hạ chỉ cho trạng về nhà học lễ 3 năm rồi mới bổ dụng. Vì thế mà trạng Hiền chưa được ban áo mão mà về quê với mẹ, lại ngày ngày đọc sách.

Khiến nhà vua và sứ thần phương Bắc nể phục

Một lần viên sứ Trung Hoa thử người tài xứ Nam bằng cách đưa ra một con ốc xoắn nhờ xâu qua ruột nó bằng một sợi chỉ mảnh thì viên sứ mới chịu vào thành. Vua truyền cho các quan tìm cách xâu thử nhưng ai cũng đều lắc đầu lè lưỡi. Cuối cùng nhớ đến trạng nguyên Nguyễn Hiền, nhà vua bèn triệu trạng về kinh nhưng ông không chịu. Nhưng trước khi viên quan đi mời ông quay ngựa về kinh, ông có xuất mấy câu thơ giúp vua giải đố sứ Tàu:

“Tích tịch tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thì lấy giấy mà bưng

Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tích tịch tình tang!”

Ông chỉ cần nói mấy câu là có thể phá giải câu đố hóc búa của sứ Tàu.

Viên quan vội phóng ngựa về tâu, nhà vua mừng rỡ khi câu đố đã được giải khai bèn nhất tâm mời bằng được trạng nguyên về kinh, nhưng ông khước từ. Một lần khác, sứ thần phương Bắc lại đưa sang một bài thơ ngụ ngôn để thử nhân tài nước ta gồm 4 câu chữ Hán:

“Lưỡng nhật bình đầu nhật,

Tứ sơn điên đảo sơn,

Lưỡng vương tranh nhất quốc,

Tứ khẩu tung hoành gian.”

Cả vua lẫn quan đều ngẩn ra mà không biết phải giải quyết ra sao. Vua bèn vội sai một viên quan văn đi mời ngay trạng về triều để may ra có thể giải được bài thơ thách đố.

Viên quan lại được sai về quê mời Nguyễn Hiền, gặp lúc Nguyễn Hiền đang nô đùa với chúng bạn, ông nói với viên quan: “Trước đây vua nói ta chưa biết lễ, thì nay chính vua cũng không biết lễ. Không ai đi mời trạng nguyên về kinh lại không có lễ nghĩa”. Quan bèn về tâu lại với nhà vua rồi đem đồ lễ, mũ áo và xe ngựa đàng hoàng cung kính đến đón, Nguyễn Hiền mới chịu về kinh.

Về kinh rồi, vừa lướt qua bài thơ, trạng hiểu ngay được nội dung, đó chính là lối chiết tự tiếng Hán phồn thể viết theo kiểu thơ vần, liền đáp nghĩa bài thơ:

“Hai mặt trời bằng đầu nhau (Hai chữ Nhật đặt cạnh nhau thì thành chữ Điền).

Bốn hòn núi nghiêng ngả (Bốn chữ Sơn quay đầu vào nhau thành chữ Điền).

Hai vua tranh một nước (Hai chữ Vương đặt ngang dọc và chồng lên nhau là chữ Điền).

Bốn miệng ngang dọc trong khoảng đó (Bốn chữ Khẩu xếp lại thành 2 hàng ngang dọc cũng là chữ Điền)”.

Sử dụng cách triết tự chữ Hán, Nguyễn Hiền 1 lần nữa phá giải câu đố của người phương Bắc.

Sử dụng cách triết tự chữ Hán, Nguyễn Hiền 1 lần nữa phá giải câu đố của người phương Bắc.

Tức là, toàn bộ 4 câu thơ chỉ để miêu tả một chữ “Điền” (ruộng). Bài thơ ý nghĩa giản dị nhưng không hề đơn giản. Sau khi giải xong, trạng Hiền viết thư gửi sứ giả người Hoa, không những làm triều đình mát mặt mà còn làm sứ giả phương Bắc bái phục sự thông minh của người dân đất Việt. Sau lần này, Vua Trần Thái Tông phong cho Trạng Hiền ngay chức Ngự sử đài kiêm Đông Các Đại học sĩ Thượng thư bộ Công.

Một lần khác, triều đình Trung Hoa lại cho người mang sang nước ta bức thư chỉ vẻn vẹn hai chữ “thanh thúy”. Đây quả là một lần khó khăn nữa đối với triều đình ta nhưng không hề làm trạng Hiền nao núng. Đọc xong lá thư trạng phê ngay vào mấy chữ: “Thập nhị nguyệt xuất tốt”, và tâu vua Trần nên đưa quân ra biên giới phòng thủ vì sắp có chiến tranh vào tháng 12. Quả nhiên, vào đúng tháng 12 năm ấy, quân Mông Cổ đến đầu biên giới không ngờ quân ta có quân phòng ngự nghiêm ngặt, bèn tự động rút binh về.

Hai lá thư ngắn ngủi của phương Bắc nhưng chứa đựng hàm nghĩa không hề giản đơn. Như thế mới càng chứng minh được tài năng siêu phàm của ông “trạng non”, minh chứng được trí tuệ của con người Đại Việt, lãnh thổ chúng ta tuy nhỏ bé, nhưng trí tuệ thì không hề như vậy, hoàn toàn có thể đứng ngang tầm với các nền văn minh lớn khác trên thế giới.

Lại nói về trạng Hiền, đúng là nhân tài đoản mệnh. Ông ra đi ở cái tuổi 21 do lâm phải trọng bệnh, để lại bao nuối tiếc vào ngày 14/8 năm Bính Tý (1256). Nhà vua thương tiếc truy phong ông là “Đại vương thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi, trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Người dân cũng nhớ ơn lập đền thờ ông tại quê hương ông và lưu giữ nhiều kỷ vật về ông. Nguyễn Hiền là một kỳ tài mãi được đời đời ca tụng như câu:

“Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc

Vạn niên thiên tuế lập tam tài.”

Tạm dịch:

“Mười hai tuổi khai khoa hai nước

Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài.”

Nguyệt Hà/DKN

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN