Câu chuyện xúc động: Người con đã chết 5 năm sau vẫn gửi tiền về nuôi cha già yếu ở quê

Câu chuyện xúc động: Người con đã chết 5 năm sau vẫn gửi tiền về nuôi cha già yếu ở quê

Hoàng Quân, một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy xuất sắc, không may hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Trước khi mất, anh nhờ đồng đội không được nói với cha của mình để ông có thể sống vui vẻ nốt quãng đời còn lại. Cho đến 5 năm sau, lúc cha anh sắp lâm chung, ông mới biết rõ mọi chuyện, nhưng rồi ông thở phào nhẹ nhõm: Mình sắp được gặp vợ, con.

Câu chuyện xúc động: Người con đã chết 5 năm sau vẫn gửi tiền về nuôi cha già yếu ở quê

Ảnh: DKN.TV

Vợ lão Trương mất sớm, con trai thì đi nhập ngũ xa để lại mình ông côi cút ở nhà. Con trai ông tên là Hoàng Quân, là một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy xuất sắc, anh đã giành được rất nhiều huân huy chương. Hàng tháng anh đều gửi tiền về nhà cho cha sinh hoạt và luôn điện thoại hỏi thăm tình hình của cha. Vì thế mà ông Trương rất mãn nguyện khi có một người con như Quân. Mỗi lần ông nhắc về con trước mặt gia đình bạn bè trên mặt ông đều nở một nụ cười hạnh phúc và vô cùng tự hào.

Vì chân ông Trương bị đau, vợ ông lại mất sớm, nên ông phải ở nhà một mình, quanh năm trồng ngô trồng lúa trên mấy sào ruộng bãi, cộng với số tiền con trai hàng tháng gửi về nên cuộc sống của ông cũng không gặp mấy khó khăn gì.

Con ông làm một người lính cứu hỏa, vì vậy bất cứ lúc nào cũng phải có mặt trong đơn vị. Mấy năm trước mỗi lần nghỉ Quân đều về thăm cha, nhưng lão Trương thấy vậy vất vả cho con nên nói: “Thôi từ lần sau không cần thường xuyên về đâu, được nghỉ có hai ngày đi lại đã hết thời gian rồi con ạ”.

Quân lắc đầu và nói: “Con không yên tâm, cha già rồi một mình ở nhà con rất lo, con cũng rất bận nhưng nhất định sẽ về thăm cha, không thì sao gọi là con trai hiếu thảo của cha được.”Trên mặt ông Trương khi ấy lại là một nụ cười mãn nguyện bởi được nghe những lời thảo hiền từ chính miệng con trai mình. Còn Quân dù bận đến mấy mỗi lần được nghỉ phép anh đều về qua nhà thăm cha. Nhưng 5 năm trở về đây anh đi biền biệt chẳng thấy về nhà một lần cũng chẳng thấy những cú điện thoại như trước. Ông Trương tuy không nói ra nhưng trong lòng vô cùng lo lắng.

Vì không yên tâm ông muốn gọi điện hỏi thăm con, nhưng biết con ông là lính nên ông chỉ có thể đợi con gọi điện về. Ông chờ rồi lại đợi, đợi mãi cuối cùng thì cũng một lần có người gọi điện thoại đến…Khi ông lên tiếng thì đầu bên kia con trai ông vội vàng nói: “Cha, lực lượng đặc nhiệm chúng con đột nhiên có nhiệm vụ khẩn cấp, có thể vài năm nữa con mới về. Cha ở nhà đừng lo cho con, con sẽ gửi tiền về cho cha, cha cứ yên tâm nhé, con đang rất bận ạ, con cúp máy đây, chào cha…”

Mặc dù chỉ nghe giọng con trai chưa đầy một phút, nhưng ông cũng yên tâm vì biết con vẫn khỏe. Nhưng thời gian trôi đi, đã 5 năm kể từ ngày đó, Quân không còn gọi về lần nào nữa. Ông Trương cảm thấy lo lắng rối bời, cho đến một ngày mọi việc hoàn toàn sáng tỏ…

Khi này ông gầy yếu và già đi rất nhiều, mặc dù mỗi tháng Quân đều gửi về không ít tiền, thậm chí thỉnh thoảng đồng đội của anh đến thăm ông nhưng ông cũng không thể nào tránh khỏi vòng quy luật của sinh lão bệnh tử, như “chuối chín cây” thì ắt đến ngày rơi rụng.

Một hôm do quá mệt ông ngất lịm dưới sàn nhà, ông được các cháu đưa vào bệnh viện, bác sĩ khám xong nói với ông: “Ông hãy gọi con cái về đi…”. Dù là tin xấu nhưng ông không buồn, ông chỉ mong trước khi nhắm mắt có thể nhìn thấy con trai lần cuối, nên ông gọi điện cho con, nhưng không ngờ rằng…

Đầu biên kia bắt máy: “Con trai, cha chuẩn bị đi tìm mẹ con, cha không đợi được lâu nữa, con về nhanh lên nhé.” Đầu bên kia im lặng hồi lâu rồi ông nghe thấy bốn năm người đàn ông đang khóc, nấc lên từng tiếng.

Họ nói: “Bác, anh Quân đã hy sinh 5 năm rồi, anh ấy đã đi rất anh dũng trong khi làm nhiệm vụ. Trước khi mất anh ấy dặn chúng cháu không được nói với bác. Vì thế mấy năm nay chúng cháu đã giả làm con trai bác, mà không, chúng cháu muốn được làm con trai bác ạ…”

Lão Trương chưa nghe hết câu, điện thoại đã rơi xuống đất, bàn tay ông run rẩy, ông như nhìn thấy con trai đang đứng trước mặt: “Con à, con còn chưa lập gia đình, còn chưa được sống ngày nào thảnh thơi… cha, cha rất… nhớ… con…”Ông khóc nấc lên trong đau khổ vì thương con, nhưng như chợt nhớ ra điều gì, ông liền ngừng khóc.

Sau đó, ông lại mỉm cười và tự nói với chính mình: “Thôi, mình cũng còn sống được nữa đâu, cuối cùng thì cũng được gặp mẹ con nó. Con trai đừng đi nhanh quá, hãy đợi cha đi cùng…”. Nói xong ông đưa tay ra với lấy bóng con trai, hai mắt ông nhắm lại rồi cánh tay cũng theo đó rơi xuống…

Bình:

Câu chuyện kết thúc là sự ra đi của người cha già ngày ngày mòn mỏi mong ngóng chờ tin con. Tưởng chừng như đó là một kết thúc đau lòng nhưng đứng theo một góc độ khác lại hoàn toàn không phải. Người cha đau đớn khi biết tin con mình đã chết cách đây 5 năm, một sự thật đã được cất giấu cho đến ngày ông sắp từ biết cuộc đời này. Anh Quân ra đi, ra đi trong khi làm nhiệm vụ cứu người, đó là sự hy sinh vì người khác. Đó chẳng phải là cứu người mà quên đi bản thân mình, một cống hiến to lớn vì quốc gia, dân tộc. Anh không những là niềm tự hào, một tấm gương cho những người cùng làm nhiệm vụ như anh mà anh còn là niềm tự hào của người cha già tại quê hương.

Biết tin con trai mất đã 5 năm, đối với một người cha là một cú sốc lớn vô cùng. Ông sững sờ không nói thành lời khi biết về sự thực nhưng sau đó lại là một sự thanh thản. Niềm hạnh phúc của ông là có được một người con hiếu thảo, cả lúc anh còn sống và cả khi anh đã ra đi. Anh đi xa nhưng vẫn để cho người ở lại niềm tin tưởng, tự hào sâu sắc, không phải là buồn đau và những giọt nước mắt của niềm thương tiếc. Vì thế mà sự giấu giếm, sự lừa gạt về cái chết của người con ấy, lúc này lại trở thành một sự vĩ đại.

“Công cha như núi Thái Sơn- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”Bài thơ ấy vẫn mãi mang đậm những giá trị sâu sắc về đạo làm con, mãi mãi in trong tâm hồn mỗi người con để nhắc nhở chúng ta về nghĩa vụ làm tròn “chữ hiếu”. Đạo lý làm người ấy luôn là bông sen tươi thắm, mãi tỏa ánh sáng nơi thế gian này.

Theo DKN.TV

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN