Cây Hẹ kháng viêm, diệt khuẩn và chữa trị được nhiều bệnh tật

Cây Hẹ kháng viêm, diệt khuẩn và chữa trị được nhiều bệnh tật

Hẹ có tên gọi là Cửu thái, Khởi dương thảo… Cây Hẹ được trồng và sử dụng phổ biến ở nước ta, ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc. Hẹ không chỉ là loại rau được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh tật. Ngoài việc làm thức ăn như dùng để ăn sống, nấu canh, xào… thì cây Hẹ còn được dùng làm thuốc rất công hiệu. Tất cả các bộ phận của cây Hẹ đều được sử dụng và chế biến làm thuốc.

Cây hẹ

Câu hẹ. Ảnh: Thuocdantoc.org.

Theo nghiên cứu hiện đại, trong 1kg Hẹ có 5-10g đạm; 5-30g đường; 2g vitamin A; 89g vitamin C; 2,6g canxi; 2,2g phốt pho… Lá Hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy… Trong thành phần của cây Hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh như allcin, odorin, sulfit còn mạnh hơn cả kháng sinh penicillin, chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis…Vì vậy Hẹ có thể trị được ghẻ ngứa, chín mé, nhiễm trùng da… Trường hợp bị viêm lợi, răng đau nhức, trẻ em bị viêm tai  cũng có thể dùng Hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn…

Theo Đông y, lá Hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín lại có tính ôn (ấm), vị cay, hơi chua, không độc, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, dùng trị ho cho trẻ em, chữa chứng ra mồ hôi trộm, đi tiểu nhiều lần, tiêu hóa kém, trĩ sưng đau… Hạt và rễ Hẹ cũng có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào kinh can, chữa các bệnh về thận, chữa đái dầm, táo bón, trị giun kim… Củ Hẹ có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí…

Sau đây là một số bài thuốc từ cây Hẹ:

Chữa hen suyễn (khó thở): Lá Hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống. Khi lên cơn hen cấp: lá Hẹ một nắm sắc lên uống thì hạ cơn ngay.Chữa ho trẻ em: Lấy lá Hẹ tươi đem cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho bát vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống nước dần trong ngày, 2 – 3 lần.

Trị chứng viêm họng nặng: Họng bị viêm nặng, sưng đau, ăn uống khó khăn thì lấy một nắm lá Hẹ hơ nóng rồi đặt vào trước cổ, bó lại. Khi thấy lá Hẹ nguội thì lại thay bằng nắm lá Hẹ hơ nóng khác. Sau vài lần làm như thế bệnh sẽ khỏi.

Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá Hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường rồi hấp chín, ăn cả cái và uống nước.

Chữa ra mồ hôi trộm: Lá Hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Đem hai thứ này hấp chín, nêm gia vị vừa ăn. Cần cho trẻ dùng hàng ngày đến khi hết bệnh.

Đi tiểu nhiều lần: Lá Hẹ, cây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử. Mỗi vị 40g, đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g bột hỗn hợp này. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo rễ Hẹ – rễ Hẹ tươi 25g, gạo 50g. Rễ Hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn cháo nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Trị chứng thối tai: Trẻ em thường mắc chứng thối tai, mủ chảy ra hôi thối, lấy một nắm lá Hẹ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt rồi nhỏ vào lỗ tai, chỉ 3 – 4 lần là khỏi.

Bị côn trùng chui vào lỗ tai: Giã một ít lá Hẹ, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ tai.

Trị chứng thổ huyết, nôn ra máu, chảy máu cam hoặc đái ra máu: Lấy 1 kg Hẹ, giã vắt lấy nước; 0,5 kg Sinh địa thái lát nhỏ ngâm vào trong nước Hẹ, sau đó phơi ở ngoài nắng to. Khi Sinh địa có mầu đen và nước Hẹ đã khô thì cho vào cối giã nát thành cao rồi viên thành từng viên to bằng hạt ngô, uống ngày 4 viên vào buổi sáng và tối với nước canh củ cải trắng.

Trị chứng cồn cào buồn nôn: Dùng 70g Hẹ, giã nhuyễn vắt lấy nước; 20g Gừng sống giã vắt lấy nước. Trộn hai thứ nước trên và hòa với 1 chén sữa bò tươi, đem hâm nóng rồi uống.

Trị chứng tiêu khát: Dùng cả cây Hẹ còn non từ 100 – 200g, có thể xào hoặc nấu canh nhưng không cho muối vì kỵ muối, ăn được khoảng 10 kg là có thể khỏi bệnh.

Chữa chín mé càng cua (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Hẹ cả củ và rễ, giã nát, xào với rượu dùng để chườm, bó, băng lại ở chỗ bị lên càng cua. Ngày thay băng 3 – 4 lần.

Cây hẹ

Ảnh: Caythuoc.org.

Chữa đau răng: Khi bị đau răng thì lấy một nắm rau Hẹ (cả rễ) rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào chỗ răng đau. Ngày đắp 5 – 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ, đắp đến khi khỏi thì thôi.

Trị giun kim: Rễ Hẹ một nắm giã nhuyễn, vắt lấy nước cho uống.

Chữa chứng táo bón: Hạt Hẹ rang vàng, giã nhỏ – mỗi lần uống 5g bột này. Hòa bột với nước sôi và uống mỗi ngày 3 lần.

Trị chứng lỵ, đi cầu toàn nước: Lấy lá Hẹ xào qua rồi đem nấu cháo cho bệnh nhân ăn – rất công hiệu.

Chữa trĩ sưng đau: Lấy một nắm to lá Hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín miệng nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi nóng bay lên thì đổ nước Hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.

Trị chứng lòi dom không co lại được: Lấy 300 – 400g lá Hẹ thái nhỏ, cho thêm giấm vào xào nóng lên. Chia làm 2 lần, dùng vải hoặc khăn bọc lại đặt lên chỗ dom lòi cho đến khi Hẹ nguội thì thôi.

Kháng sinh trong lá Hẹ diệt được trùng roi âm đạo nên Hẹ cũng trở thành bài thuốc phụ khoa hữu hiệu cho chị em hay bị tiết dịch âm đạo, viêm nhiễm, khí hư. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể dùng bằng cách uống nước lá và rửa ngoài âm đạo.

Bài thuốc trị bệnh phụ khoa: 100g củ Hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 1 quả trứng gà và một chút đường rồi để bát đó vào nồi cơm hấp chín. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tục trong 5 ngày như vậy.

Trị bệnh đàn ông – thận đau, dương suy, di tinh: Lá Hẹ 150g, thịt quả Hồ đào 30g (bỏ vỏ) cùng với dầu Mè (Vừng) xào chín, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền trong một tháng sẽ có kết quả tốt.

Lưu ý: Người âm suy, bốc hoả không nên dùng Hẹ. Hẹ rất kỵ với thịt trâu, mật ong.

Lý Châu (St)

Sources:

BÀI LIÊN QUAN