Chất lượng giấc ngủ của trẻ ảnh hưởng đến kết quả học tập

Chất lượng giấc ngủ của trẻ ảnh hưởng đến kết quả học tập

Một nghiên cứu mới đây cho thấy có mối liên hệ giữa một giấc ngủ ngon ở những trẻ trong độ tuổi đến trường với kết quả tốt hơn ở môn toán và ngôn ngữ — là những môn học quan trọng, làm tiền đề cho sự thành công về học vấn trong tương lai.

giấc ngủ

Một nghiên cứu về sự tương quan giữa giấc ngủ với thành tích học tập của trẻ cho thấy những trẻ có giấc ngủ hiệu quả hơn có thành tích học tập môn toán và ngôn ngữ tốt hơn, nhưng điểm số về môn khoa học và nghệ thuật thì không bị ảnh hưởng (Creatas/Creatas/Thinkstock)

Trên tạp chí Y Khoa Giấc Ngủ (Sleep Medicine) các nhà nghiên cứu cho biết “hiệu quả của giấc ngủ” có liên quan đến kết quả học tập cao hơn ở các môn chính như đã nói. Hiệu quả của giấc ngủ là thước đo chất lượng giấc ngủ bằng cách so sánh số lượng thời gian ngủ thực sự với toàn bộ thời gian nằm trên giường.

Mặc dù các nghiên cứu khác đã chỉ ra các mối liên hệ giữa giấc ngủ và kết quả học tập toàn thể, tác giả bài báo này đã nghiên cứu tác động của chất lượng giấc ngủ lên các phiếu điểm đánh giá thành tích học tập ở các môn học cụ thể. Nếu có hiệu quả giấc ngủ cao hơn thì trẻ học môn toán và ngôn ngữ tốt hơn nhưng điểm số đánh giá môn khoa học và nghệ thuật thì không bị ảnh hưởng.

Nhà tâm lý học lâm sàng trẻ em, bà Reut Gruber, người đứng đầu công trình nghiên cứu cho biết “Chúng tôi cho rằng những chức năng điều hành của não (lấy ví dụ là những kỹ năng trí tuệ liên quan đến lên kế hoạch, sức tập trung, hay làm nhiều việc một lúc) là nguyên nhân gây nên tác động của giấc ngủ đối với kết quả học tập và những kỹ năng này có vai trò quan trọng trong việc học môn toán và ngôn ngữ hơn các môn khác”.

Trẻ có thành tích học tập thấp là một vấn đề thường thấy nhưng nghiêm trọng, chiếm khoảng 10-20% dân số.

Bà Gruber, nghiên cứu viên của Học Viện Sức Khỏe Tâm Thần Douglas và giáo sư của khoa bệnh tâm thần thuộc trường đại học McGill, còn cho biết “Giấc ngủ ngắn hoặc không chất lượng là một nhân tố có nguy cơ đáng kể đối với kết quả học tập, lại thường bị người ta bỏ qua.”

Theo Dõi Giấc Ngủ

Nhóm nghiên cứu của bà Gruber, hợp tác cùng Ban Giám Hiệu trường học Riverside ở Saint-Hubert, Quebec, Canada đã nghiên cứu trên 75 trẻ em khỏe mạnh từ 7 đến 11 tuổi. Giấc ngủ ban đêm của các em được theo dõi bởi máy theo dõi actigraphy, sử dụng thiết bị giống như đồng hồ đeo tay để đánh giá giấc ngủ qua việc đo các cử động.

Bà Gruber nói “Chúng tôi tính trung bình các thông số dữ liệu trong 5 đêm để xác lập các kiểu thói quen ngủ của trẻ và tìm ra mối quan hệ giữa dữ liệu đó với kết quả điểm số học tập của trẻ”.

Bà Gruber cho biết, kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xác định các vấn đề liên quan đến giấc ngủ mà có thể đã bị bỏ qua. Bà cho biết thêm, điều đó không có nghĩa là các bậc phụ huynh phải vội vã đưa trẻ đi kiểm tra ở các phòng mạch về giấc ngủ — nhưng nó chỉ ra cho các bác sĩ nhi khoa rằng họ cần phải đưa các câu hỏi về giấc ngủ vào các hồ sơ kiểm tra định kỳ.

Bà Gruber nói “Tôi cho rằng nhiều trẻ có các vấn đề về giấc ngủ mà không ai biết. Nếu bác sĩ nhi khoa không hỏi thì chúng ta cũng không biết là vấn đề đó có tồn tại. Thường xuyên ghi lại các vấn đề có thể có về giấc ngủ là đặc biệt quan trọng đối với những học sinh gặp khó khăn về môn toán, ngôn ngữ hay môn đọc”.

Bởi: Cynthia Lee, McGill University

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN