Chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng tất được tín nhiệm

Chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng tất được tín nhiệm

Chúng ta đã khá quen với văn hóa “cúi đầu để trèo cao”. Tuy nhiên, những người này thường không bao giờ được tin tưởng. Chỉ có chí công vô tư, không làm việc vì tình riêng thì mới được tín nhiệm.

Tống Thái Tổ , một người chí công vô tư

Tống Thái Tổ. Ảnh: Wikipedia.org

Tống Thái Tổ, tên thật là Triệu Khuông Dận, tự Nguyên Lãng, là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại Nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 960 đến năm 976. Ông là vị vua có con mắt nhìn người rất sáng suốt.

Tống Thái Tổ trong lịch sử thường được đánh giá ngang với các bậc đại đế như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông. Ông sáng lập ra vương triều Tống, gần như thống nhất đất nước đến khi mất.

Trong thời gian trị vì Thái Tổ đã tiêu diệt và sáp nhập Nam Đường, Hậu Thục, Nam Hán và Kinh Nam vào bản đồ Nhà Tống, chỉ còn lại Bắc Hán, chấm dứt thời loạn lạc cát cứ Ngũ Đại Thập Quốc của các tiết độ sứ suốt mấy chục năm từ cuối thời Đường. Ông còn thực hiện cải cách hành chính tập trung binh quyền, giảm sưu thuế, trả lại đất đai cho dân nghèo, mở khoa cử tuyển nhân tài từ những người đọc sách tầng lớp dưới.

Những việc làm trên đã giúp Nhà Tống mới thành lập được ổn định và trở thành vương triều thống trị Trung Quốc hơn 300 năm. Ông còn là hoàng đế nhân từ nổi tiếng trong lịch sử, không sát hại các công thần như các hoàng đế khác ví dụ như Lưu Bang hay Chu Nguyên Chương. Điều này có nguyên nhân là ông có con mắt nhìn người rất tinh tường.

Có một chuyện kể rằng khi Tống Thái Tổ chưa có sự nghiệp, mới nhậm chức ở Thiền Châu, rất có uy thế với Chu Thế Tông, Tào Bân là thân tín của Chu Thế Tông, có trách nhiệm phân phát lương thực. Tống Thái Tổ đã từng muốn lấy rượu ở kho lương, Tào Bân nói: “Đây là rượu của nhà quan, không thể cho ngài”. Sau đó tự mình đi mua rượu cho Tống Thái Tổ, về sau, khi Tống Thái Tổ đã lên ngôi, ra thông báo với quần chúng rằng: “Quan sử trung Chu Tào Tông không lừa dối cấp trên, chỉ có thể là Thế Bân”. Từ đó coi Chu Thế Bân như tâm phúc của mình.

Phân tích: 

Khi Tống Thái Tổ uy lực còn dưới Chu Thế Tông, Tào Bân chỉ là một quan Thái thú nhỏ nhoi, không lấy rượu của quan gia để cho Tống Thái Tổ, hơn nữa còn tự tiêu tiền của mình để mua rượu cho Tống Thái Tổ. Từ cách xử lý công việc của Tào Bân, có thể nhìn thấy anh ta giữ đúng chức vụ của mình, đồng thời lại có năng lực biết cân bằng tình thế, cho nên một chuyện nhỏ như vậy đã để lại ấn tượng cho Tống Thái Tổ, Tào Bân đã vì Chu Thế Tông mà hết sức làm tròn bổn phận của mình, vậy thì dưới quyền mình, anh ta cũng có thể giữ trọn sự trung thành, không vì tình riêng mà làm trái phép công. Sau này Tào Bân đã lấy được thành Việt, cũng chứng minh rằng Tống Thái Tổ đã có con mắt nhìn người rất sáng suốt.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN