Chìa khóa hòa bình của thổ dân Malaysia: Dạy dỗ bằng giấc mơ

Chìa khóa hòa bình của thổ dân Malaysia: Dạy dỗ bằng giấc mơ

Các nhà nghiên cứu và nhà văn trong những năm 1930 và 1970 đã liên lạc với những người Senoi bị cô lập trên vùng cao nguyên Malaysia. Các kiến thức mà họ mang lại cho thế giới phương Tây đã truyền cảm hứng tới hàng loạt những người mơ mộng qua đó dõi theo hệ thống giấc mơ của người Senoi. Nguời ta xem điều đó như là chìa khóa cho hòa bình và trong sạch của xã hội.

dạy dỗ bằng giấc mơ

Phương thức người Senoi của vùng cao nguyên Malaysia xem những giấc mơ là mối quan tâm rất lớn đối với những người mơ trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Dkn.tv

Báo cáo gây tranh luận từ các nhà nghiên cứu khác nhau trong lĩnh vực này đặt ra những nghi vấn về điều mà hệ thống giấc mơ này đưa đến chính xác là gì và cách thức chính xác mà xã hội Senoi có được hòa bình trong lịch sử.  Tuy nhiên, những báo cáo này dường như đều đồng tình rằng con người đối mặt và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống khi họ đi vào những giấc mơ. Hơn nữa, họ là những người chính chắn trong cảm xúc và dè dặt mà rất tự chủ, hầu như không có xung đột.

Theo G. William Domhoff – tác giả của nhiều cuốn sách về chủ đề này cho biết: Năm 1934, Kilton Stewart (1902-1965 ) lần  đầu tiên gặp người Senoi và ở lại với họ khoảng chừng hai tháng. Trong những năm 1970, nhà tâm lý học Patricia Garfield đã dành thời gian tìm hiểu về người Senoi và báo cáo đưa ra các kết quả tương tự như nghiên cứu đáng chú ý của Stewart về những giấc mơ trong văn hóa người Senoi. Bà cũng nhận thấy nó là một xã hội được giải phóng khỏi bệnh tâm thần, bạo lực và nhận ra đây vốn dĩ đã là một sự thật hiển nhiên.

Bà cho rằng: “Chứng loạn thần kinh chức năng và rối loạn tâm thần như chúng ta biết được ghi nhận là không tồn tại ở người Senoi . … Nhà trị liệu phương Tây cho rằng tuyên bố này thật khó tin, tuy nhiên đó là tài liệu do các nhà nghiên cứu đã dành lượng thời gian đáng kể để trực tiếp quan sát người Senoi. Người Senoi thể hiện sự chính chắn trong cảm xúc đến khác thường. “

Stewart và Garfield cho biết: mỗi buổi sáng người Senoi sẽ nói chuyện với con cái của họ về những giấc mơ của chúng vào đêm trước. Họ chỉ dạy con cái cách mà người Senoi mơ. Cách này bao gồm việc kết bạn trong những giấc mơ và ngay cả việc đối xử tốt với kẻ thù (hoặc, nếu không hiệu quả, họ sẽ nghe thêm về giấc mơ từ bạn bè để giúp họ hóa giải mối thù). Trong đó cũng bao gồm cảm nhận những niềm vui bay lượn và những lợi ích khác của giấc mơ trong sáng (giấc mơ trong sáng là giấc mơ mà người nằm mơ ý thức rằng họ đang mơ) .

Những kỷ vật thiện chí có thể được cho và nhận được trong những giấc mơ, chẳng hạn như những bức tranh, gỗ mỹ nghệ hay những bản nhạc .

Năm 1985, Domhoff biên soạn trong cuốn sách “Thuật thần bí của những giấc mơ ” (The Mystique of Dreams) nghiên cứu của ba nhà nhân chủng học dường như mâu thuẫn với Stewart và Garfield trên một số báo cáo, nhưng những phát hiện của họ cũng cho thấy cách tiếp cận thú vị về những giấc mơ trong văn hóa Senoi. Ba nhà nhân chủng học đó là Robert Dentan, một nghiên cứu sinh tại Đại học Yale; Geoffrey Benjamin- người tốt nghiệp Đại học Cambridge và giảng dạy tại Đại học Quốc gia Singapore; cuối cùng là Clayton Robarchek, người đã nghiên cứu tại Đại học California, Riverside và giảng dạy tại Đại học bang Chico .

Họ cho rằng người Senoi không có những buổi nói chuyện với con cái vào buổi sáng nào như vậy. Họ cũng cho rằng không có món quà nào được tặng trong những mơ chính xác như những gì Stewart và Garfield tìm hiểu được. Tuy nhiên, người Senoi cư xử với bạn bè và kẻ thù trong những giấc mơ rất nghiêm túc và họ tìm cách kết bạn trong mơ. Kẻ thù có thể bày tỏ mong muốn trở thành một người bạn bằng cách “nói cho người đang mơ biết tên của mình và tặng anh ta một bài hát,” Domhoff đã viết trong “Lý thuyết Giấc mơ Senoi: Thần thoại, Phương pháp khoa học và Sự vận hành trong việc kiến tạo những giấc mơ (Senoi Dream Theory: Myth, Scientific Method, and the Dreamwork Movement). “

Nếu ai đó trong mơ gặp phải một cuộc xung đột nảy sinh với một người quen biết, người đó sẽ giải quyết mối xung đột này khi tỉnh giấc. Anh ta sẽ kể cho người đó những gì đã xảy ra và ngỏ ý muốn sửa chữa lỗi lầm nếu anh ta có lỗi.

Người Senoi cho rằng cơ thể có nhiều hơn một linh hồn. Linh hồn chính tồn tại bên trong trán, còn linh hồn khác sống  trong đồng tử của mắt và có thể rời khỏi cơ thể trong quá trình thôi miên hoặc ngủ. Linh hồn này hoạt động trong những giấc mơ.

Những người được gọi là người kiến tạo những giấc mơ (dreamworkers) gợi nhắc đến các nguyên tắc mà Stewart và Garfield đã trình bày. Mặc dù Domhoff cho rằng những nguyên tắc này không phù hợp để đại diện cho niềm tin của người Senoi, nhưng ông lưu ý tới một số lợi ích thực tế. Ông đã viết: “Có thể có một số lợi ích trong việc chia sẻ những giấc mơ, cũng như nó đem lại ích lợi cho việc chia sẻ bất kỳ suy nghĩ riêng tư nào trong một nhóm hỗ trợ”. Bên cạnh đó, trong những năm 1990 một số nhà trị liệu bắt đầu giúp những bệnh nhân sửa chữa những cơn ác mộng bằng cách giúp họ tưởng tượng ra những kết thúc mới và vui hơn khi mơ và thay đổi những cái kết không vui bằng cách liên tục tưởng tượng ra những kết thúc có hậu trong lúc tỉnh hay thậm chí có thể viết chúng ra.

Ngày nay, dường như người Senoi phủ nhận việc có một hệ thống giấc mơ như được trình bày bởi Stewart và Garfield. Tất cả các nhà nhân chủng học đồng ý rằng người Senoi rất thận trọng trong việc cởi mở với người ngoại quốc. Một số người duy trì ý kiến cho rằng Stewart và Garfield đã đúng khi cho rằng người Senoi đã ẩn dấu những phương thức của họ trước người ngoài, ngay cả với những người đã tiếp xúc gần gũi hơn với họ sau một thời gian cố gắng.

Chúng tôi sẽ kết thúc với trích dẫn của bác sĩ tâm thần học, đồng thời là nhà nghiên cứu giấc mơ Mỹ J. Allan Hobson,Trường Y khoa Harvard. Trong “The Dreaming Brain” (Bộ não đang mơ), ông viết : “Trong những tranh cãi để phân chia các lĩnh vực nghiên cứu giấc ngủ và giấc mơ, ngay cả sau ba mươi năm gắng sức nghiên cứu khoa học, các nhà tâm lý và tâm thần học buộc tội nhà sinh lý học đã theo thuyết giản hóa luận, trong khi nhà sinh lý học buộc tội nhà tâm lý học là theo thuyết nhị nguyên và huyền bí.”

Bởi: Tara MacIsaac, Epoch Times

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN