Chu Lệ Vương tàn ác, bị dân lật đổ nhốt cũi lợn mà chết

Chu Lệ Vương tàn ác, bị dân lật đổ nhốt cũi lợn mà chết

Khi Chu Lệ Vương làm chính trị, pháp lệnh rất hà khắc, chèn ép, bức hại dân chúng, khiến cho người dân trong thiên hạ đâu đâu cũng nghe tiếng oán trách, khổ sở không sao nói hết, nhưng Chu Lệ Vương không cho là như vậy. Đại thần Thiệu Công rất lo lắng, buồn phiền khi nghe được những chuyện này, sợ rằng một ngày nào đó nước nhà sẽ dẫn đến cảnh bạo loạn.

Một hôm khi lúc lên triều, Thiệu Công đem những chuyện này nói với Chu Lệ Vương: “Trăm dân đều không chịu nổi pháp lệnh hà khắc của ngài rồi, vì sự yên bình của nước nhà xin ngài hãy thay đổi đi”.

Chu Lệ Vương dửng dưng nói: “Việc này đơn giản thôi, không bao lâu nữa tôi sẽ khiến cho họ không oán thán như vậy nữa”.

Thiệu Công vẫn cho rằng Chu Lệ Vương sẽ nghe lời can gián của mình mà đổi mới, ai hay rằng Chu Lệ Vương lại càng thêm tàn ác. Ông ta sai những thầy đồng cốt đi thăm dò dư luận của dân chúng, chỉ cần nghe thấy ai có một chút bất mãn với Chu Lệ Vương, bắt lại và giết sạch. Kết quả trong nước không có ai bàn luận về Chu Lệ Vương nữa. Người quen gặp nhau trên đường đến một câu cũng không dám nói, hai bên chỉ dùng ánh mắt ra hiệu mà thôi.

Chu Lệ Vương sau khi nhận được hồi báo rằng, trong nước không có ai dám bàn luận gì về mình cả liền rất vui mừng, lập tức đem chuyện này nói với Thiệu Công: “Ngươi xem, có phải là ta trong chớp mắt đã tiêu trừ được mọi oán thán cuả dân chúng không?”.

Thiệu Công nghe xong rất lo lắng nói rằng: “Ngài làm như vậy là đã sai lại càng thêm sai rồi?”

“Sao lại có thể như vậy chứ? Ta xem ái khanh có vẻ quá lo xa rồi?”. – Chu Lệ Vương  nói và không cho là như vậy.

Thiệu Công lại nói: “Đây chỉ là cách bịt miệng mọi người thôi, chứ không phải là làm tiêu tan hết oán thán của dân chúng đâu! Việc này giống như đắp đê cứu lũ vậy, hễ đê vỡ, người bị thương nhất định sẽ rất nhiều. Bách tính trăm dân cũng giống như nước chảy vậy. Cho nên người trị thủy phải tháo chỗ tắc của đê, để cho nước chảy. Người cai trị dân chúng cũng như vậy, cũng nên để cho dân chúng nói hết ra những ý kiến của họ. Vì thế khi thiên tử trị vì thiên hạ, để cho bề dưới thẳng thắn khuyên can, để họ đem ý kiến của trăm dân truyền đạt lên bề trên, để cho mọi người có thể đôn thúc, giám sát việc thi hành chính trị của mình, sau đó mới quyết đoán những gì mình nghĩ. Căn cứ vào những lời can ngăn của bề dưới để thay đổi những sai lầm chính trị của mình. Nhưng hôm nay ngài bịt miệng thiên hạ, như vậy e rằng sẽ đem đến họa lớn cho nước nhà!”. Chu Lệ Vương không nhẫn nại được, xua tay từ chối ý kiến của Thiệu Công, vẫn cho người đi theo dõi dư luận của dân chúng.

Ba năm sau, trăm dân bách tính không chịu nổi chính sách bạo ngược của Chu Lệ Vương, cuối cùng đã đồng loạt nổi loạn, bắt Chu Lệ Vương, nhốt ông ta vào cũi lợn, cuối cùng Chu Lệ Vương chết già ở trong đó.

Phân tích: 

Một quốc gia giống như một cơ thể hoàn chỉnh. Nếu như kinh mạch của con người thông suốt, cơ thể sẽ khỏe mạnh, nếu như kinh mạch bế tắc, tinh khí không thông, như vậy sẽ sinh ra các loại bệnh tật nguy hiểm. Nước nếu như đọng lại mà không lưu thông cũng sẽ trở nên bẩn thỉu. Giống như vậy, nếu như đất nước có những chuyện không thông suốt, mà Quốc vương nhắm mắt làm ngơ, nguyện vọng của dân chúng không được thực hiện, như vậy tai họa sẽ đến thôi.

Chu Lệ Vương dẹp lời phỉ báng cho qua đi, đó là kết quả xấu của việc nhắm mắt làm ngơ, nếu như ông ta nghe theo lời can gián của Thiệu Công kết cục có lẽ sẽ không giống như vậy. Đây chính là hiện tượng bế tắc, ý kiến của dân chúng không được nói ra. Cách giải quyết bế tắc này chính là lắng nghe dư luận của mọi người, chú ý lắng nghe ý kiến của người dưới.

Theo “Học trong sử sách”

Xem thêm:

Lời người BT:

Trong lịch sử có một số cách lí giải về cái chết của Chu Lệ Vương. Theo Wikipedia, năm 842 TCN, nhân dân nổi dậy chống lại triều đình, lật đổ Lệ Vương. Lệ Vương phải bỏ chạy đến đất Trệ. Năm 828 TCN, Chu Lệ vương qua đời tại đất Di. Ông ở ngôi 37 năm, chạy ra ở đất Di 14 năm. Sau khi ông mất, con trai ông là Thái tử Cơ Tĩnh được lập lên nối ngôi, tức là Chu Tuyên vương.

Việc Chu Lệ Vương bị nhốt vào cũi đất có thể là thật, cũng có thể là do dân chúng quá căm ghét ông ta mà nghĩ ra sự tích này.

Sources:

BÀI LIÊN QUAN