Chữa trị chứng suy tim bằng y học cổ truyền

Chữa trị chứng suy tim bằng y học cổ truyền

Suy tim là giai đoạn cuối của bệnh tim, là biến chứng của nhiều bệnh khác ngoài tim. Theo Đông y không có chứng suy tim, nhưng căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, loại bệnh này thuộc phạm trù của các chứng: tâm quý, chính xung, khái suyễn, đàm ẩm, thủy thũng, ứ huyết, tâm tý và được chia thành nhiều thể khác nhau. Tùy theo mức độ suy tim mà y học cổ truyền có những biện pháp điều trị thích hợp.

Suy tim

(Ảnh: dziennikbaltycki.pl)

Y học hiện đại cho rằng, suy tim là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp đủ lượng máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động. Nguyên nhân là do tổn thương nguyên phát hoặc thứ phát sau các bệnh hẹp van động mạch phổi, hở van hai lá, hở van động mạch chủ… hoặc do các bệnh làm giảm tâm trương của thất.

Một số bài thuốc thảo dược để điều trị chứng bệnh suy tim

Theo Đông y, sử dụng một số bài thuốc thảo dược để điều trị chứng bệnh suy tim, các bạn có thể tham khảo:

Chữa suy tim trong viêm cơ tim: với các biểu hiện như phù, khó thở, loạn nhịp, hãy dùng bài thuốc sau: thục địa, gừng, quế – mỗi vị 16g; mạch môn, a giao – mỗi vị 10g; cam thảo bắc, toan táo nhân (sao đen) – mỗi vị 6g. Đem tất cả các vị này sắc lấy nước uống – mỗi ngày 1 thang.

Chữa bệnh tim đồng thời với bệnh thận: Dùng bài sau: thục địa 250g; sơn phù du, sơn dược – mỗi vị 120g; mẫu đơn bì, phục linh, trạch tả, mạch môn – mỗi vị 100g; ngũ vị tử 60g. Các vị này tán nhuyễn thành bột, vo thành viên 2,5g. Mỗi lần uống 4 viên, ngày uống 2 lần.

Chữa suy tim bằng phương pháp tăng trương lực cơ tim – dùng một trong hai bài thuốc sau:

Bài 1: đảng sâm 20g; bạch truật, ý dĩ, xuyên khung, ngưu tất, đan sâm, trạch tả, mã đề, mộc thông – mỗi vị 16g. Tất cả các vị này đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài 2: hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm – mỗi vị 20g; bạch thược, đương quy, ngưu tất, đan sâm, tỳ giải – mỗi vị 16g; xuyên khung, phục linh, trạch tả – mỗi vị 12g. Các vị này đem sắc lấy nước uống,  uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa suy tim có các triệu chứng như tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng, ra mồ hôi – dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: đan sâm, bạch truật, ý dĩ, hoài sơn, kỷ tử – mỗi vị 20g; đảng sâm, mạch môn, sa sâm, trạch tả – mỗi vị 16g. Các vị này sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài 2: đảng sâm, bạch truật – mỗi vị 20g; thục địa, phục linh, đản sâm, ý dĩ – mỗi vị 16g; xuyên khung, đương quy, bạch thược, hồng hoa, ngưu tất – mỗi vị 12g; cam thảo 4g. Tất cả các vị này sắc nước uống, mỗi ngày uống 1 thang.

Theo Lương y Nguyễn Công Đức, trong điều trị suy tim được phân ra các thể: 1- Tâm dương hư; 2- Tâm tỳ dương hư; 3- Tâm thận dương hư. 4- Tâm huyết lưỡng hư. 5- Khí hư uyết ứ. 6- Đàm ẩm bế phế. 7- Dương khí hư thoát.

Các thể từ 1 đến 6, có thể dùng chung một bài thuốc để điều trị có kết quả tốt được giới thiệu sau đây: Thạch xương bồ 8g, Vỏ quýt 10g, Hương phụ 20g, Ích mẫu 20g, Lá sen non (khô) 20g, Ngải cứu 20g, Mắc cỡ (Trinh nữ) 20g, Đậu đỏ (nhỏ hạt) 30g, Đan sâm 40g.

Tất cả các vị thuốc này được nấu lấy nước uống trong ngày thay nước trà. Hoặc sắc 5 chén nước (1 lít) còn lại 1 chén rưỡi nước thuốc (300ml), chia nước ra uống làm 3 lần trong ngày, mỗi lần nửa chén thuốc – uống trước khi ăn và tối khi đi ngủ.

Riêng thể thứ 7- Dương khí hư thoát:

– Triệu chứng: hồi hộp khó thở, bệnh nhân ngồi thở dốc, khó chịu, bứt rứt, sắc mặt xanh xạm, chân tay lạnh toát mồ hôi, bệnh nặng bệnh nhân hôn mê, nói sảng, chất lưỡi tím, mạch trầm tế khó bắt.

– Phép trị: Hồi dương cứu nghịch (Cứu phần dương bị mất).

– Bài thuốc: Nhân sâm, Phụ chế tử, Ngũ vị tử – mỗi thứ 8g; Sơn thù, Can khương – mỗi thứ 10g; Sinh long cốt, Sinh mẫu lệ, Mạch môn – mỗi thứ 16g.

Tất cả các vị này đem sắc 3 chén nước còn 1 chén nước thuốc. Cho bệnh nhân uống từng ít một, uống 4-5 lần trong ngày.

Chăm sóc người bệnh suy tim:

Chế độ nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi để giảm gánh nặng cho tim. Nếu khó thở, cho bệnh nhân nằm ở tư thế nửa ngồi nửa nằm. Giúp xoa bóp chân tay, ngực, lưng, bụng và cho bệnh nhân tập vận động nhẹ. Nghỉ ngơi về tinh thần là cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân được thoải mái, không lo nghĩ, không buồn phiền, không tức giận, không sợ hãi – vô vi xả bỏ.

>> Lo lắng: 6 tác hại khôn lường và 6 giải pháp

Chế độ ăn uống: Tùy theo mức độ suy tim mà có chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân. Nếu phù nhẹ, chỉ được ăn muối ở mức 5 g/ngày. Nếu phù nhiều, chỉ được ăn muối 1 g/ngày. Hạn chế nước uống: chỉ cho bệnh nhân uống nửa lít đến 1 lít nước mỗi ngày, tùy mức độ phù.

Cho bệnh nhân ăn nhiều rau xanh, trái cây. Không cho ăn mỡ động vật hoặc dầu dừa, hạn chế ăn đồ chiên xào. Bệnh nhân nên ăn nhiều , thịt nạc, thịt bò… nói chung những thức ăn dễ tiêu để hồi phục sinh lực.

Lý Châu Quý (St)

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN