Bài học cổ nhân: Người nhân đức thì không có kẻ địch

Bài học cổ nhân: Người nhân đức thì không có kẻ địch

Người nhân đức làm gì thì ngay cả người mà họ gây thiệt hại cũng chỉ vì phép công, không có vị tư. Nên người bị gây thiệt hại kia cũng chấp nhận mà không oán hận. Vì thế người nhân đức thì không có kẻ địch, câu chuyện của Tử Bôn, học trò của Khổng Tử dưới đây sẽ cho ta thấy rõ điều đó.

Bài học cổ nhân: Người nhân đức thì không có kẻ địch

Chuyện của Tử Bôn: Người nhân đức thì không có kẻ địch (Ảnh: tinhhoa.net)

Thời Xuân Thu, Khổng Tử làm Tể tướng ở nước Vệ. Học trò Tử Bôn của ông làm chức giám trưởng của quan cai ngục. Một lần, có một tội phạm bị Tử Bôn chặt mất chân trái theo luật pháp, người này sau làm người gác cổng.

Gian thần, tiểu nhân không chỗ nào không có, Khổng Tử cai trị quốc gia theo lý tưởng của riêng mình, cũng khó tránh khỏi việc đắc tội với kẻ tiểu nhân. Về sau những người này liên kết lại nói xấu Khổng Tử trước mặt vua Vệ: “Khổng Khâu có tài trị quốc bình thiên hạ, đệ tử của ông ta rất tài giỏi. Bây giờ ông ta đã có được thế lực rất lớn ở nước Vệ, chúng tôi nghe nói ông ta sắp làm loạn, chúa công nên ra tay trước đi!”.

Vệ Công liền hạ lệnh truy bắt Khổng Tử.

Thật may biết trước sự việc, Khổng Tử đã bỏ chạy. Cùng lúc đó, ông ta cho người đến báo cho học trò của mình, mọi người cũng đã chạy hết. Nhưng khi Tử Bôn nhận được tin thì không kịp chạy nữa rồi. Người truy bắt anh ta đã bao vây nơi anh ta ở. Đúng lúc nguy hiểm đó, người phạm nhân bị Tử Bôn chặt chân xuất hiện. Khiến cho Tử Bôn cảm thấy không ngờ, cuối cùng anh ta đã cứu Tử Bôn, người gác cổng giấu Tử Bôn ở gian hầm phía dưới. Khi quan binh tới lục soát, không tìm thấy Tử Bôn, hỏi thăm người gác cổng, anh ta chỉ theo hướng đông, nói Tử Bôn đã chạy theo hướng đó rồi, quân lính tưởng thật liền chạy theo hướng đông.

Nửa đêm, người gác cổng nhẹ nhàng đưa cơm cho Tử Bôn. Tử Bôn rất cảm động, nhưng có chút khó hiểu, nên hỏi người gác cổng: “Trước đây tôi không thể làm trái pháp luật nước nhà mà giữ đôi chân của anh lại, bây giờ chính là lúc anh báo thù, tại sao anh lại mạo hiểm cứu giúp tôi, tôi dựa vào cái gì để được ân huệ lớn như vậy?”

Người gác cổng nói: “Tuy chân của tôi là do ngài chặt, nhưng khi ngài trị tội là dựa trên luật pháp, rất muốn giảm nhẹ hình phạt cho tôi, điều này tôi biết. Sau khi định tội, trong lòng ngài cũng rất đau khổ, trên nét mặt ngài thể hiện rõ điều này, tôi cũng có thể biết được. Ngài không vì thân cận tôi mới như vậy, mà là trong lòng ngài đã có sẵn lòng nhân ái yêu thương, đây là nguyên nhân tôi cứu ngài”.

Phân tích

Người làm quan giỏi, tuyệt đối không phải là người vì tình riêng mà làm trái phép công, người nhận hình phạt của Tử Bôn cũng hiểu rằng ông ta làm việc dựa trên pháp luật. Hàn Phi nói: “Lấy tội để thi hành hình phạt, thì người dưới không oán giận”. Cho nên người gác cổng tuy bị Tử Bôn chặt chân, nhưng lại cho rằng Tử Bôn là người tốt, đó chẳng qua vì anh ta nhận thức được người thi hành pháp luật phải nghiêm minh làm việc theo pháp luật.

Ngược lại, nếu như người chấp pháp không nghiêm, không chỉ làm hỏng pháp luật, mà cũng có thể làm tổn hại đến nhân cách của mình. Người tham lam, vì lợi ích trước mắt, theo tình riêng mà làm trái pháp luật sẽ bị mọi người lên án. Người tự tôn ắt sẽ có người tôn trọng mình, đây là đạo lý rất rõ ràng.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN