Chuyện đời Henri Charrière: Lỗi lầm nào rồi cũng sẽ qua, chỉ còn tình yêu ở lại…

Chuyện đời Henri Charrière: Lỗi lầm nào rồi cũng sẽ qua, chỉ còn tình yêu ở lại…

Henri Charrière (16/11/1906 – 29/07/1973) tác giả cuốn “Papillon – Người Tù Khổ Sai” rất nổi tiếng trước đây, có kể lại trong tự truyện của mình rằng, ông hận tay biện lý buộc tội oan cho ông thấu đến tận xương tủy.

Henri Charrière

Ảnh: Tổng hợp

Charrière sinh tại Ardèche, Pháp. Ông có hai chị gái. Mẹ ông mất năm 1917, khi Henri gần 11 tuổi, mười bốn năm trước khi ông bị kết án tù. Năm 1923, ở tuổi mười bảy, ông tham gia Hải quân Pháp, và phục vụ trong hai năm. Sau khi rời hải quân, Charrière trở thành một thành viên của thế giới ngầm Paris, lấy vợ và có một con gái. Ông đã bị kết tội giết hại một tên ma cô, Roland le Petit, bản án mà ông luôn cho là sai trái. Ông bị kết án lao động khổ sai suốt đời ngày 26 tháng 10 năm 1931. Ông phải rời bỏ gia đình, người vợ đang mang thai và con gái.

Thế là ông nung chí vượt ngục và quyết tâm một ngày nào đó sẽ ra khỏi chỗ này để rửa hận. Ông kể lại trong trí tưởng tượng của mình rằng, ông đã chuẩn bị những hình thức trả thù chậm chạp nhưng hoàn hảo, khiến cho chúng phải đau đớn gấp vạn lần nỗi đớn đau mà ông đã hứng chịu trong ngục tù.

hận thù

Hận thù đã reo rắc trong cõi lòng ông từ ngày đó… (Ảnh minh hoạ: internet)

Ngày qua ngày, bước từng bước một quanh phòng giam, ông tưởng tượng sẽ hành hạ chúng như thế nào, tâm gan ông sôi sục và đầu óc thì lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chuyện đó… Năm 1933, ông đã vượt ngục thành công cùng với 2 bạn tù và đi tới được Trinidad. Tuy nhiên cảnh sát đã đuổi kịp và ông cùng những người bạn chỉ được phép lưu lại tại đây vài ngày trước khi bị bắt giam trở lại.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, ông gặp một vị Giám mục tên là Iréné, và lời khuyên từ vị Giám mục khả kính ấy đã thay đổi cuộc đời ông.

Vị Giám mục sau khi nghe ông kể lại bao nỗi oan khiên và các dự định trả thù, liền khuyên Henri hãy biết tha thứ. Nghe xong, ông liền giãy nảy lên: “Không bao giờ! Không bao giờ! Mục đích vượt ngục của tôi chính là để trả thù mà! Phải giết những tên khốn ấy, tôi đã mất bao đêm trường mất ăn mất ngủ để vạch ra kế hoạch này, kế hoạch nọ nhằm trả thù một cách cay độc và hoàn hảo, thế mà bây giờ bảo ông bảo tôi tha thứ cho họ ư?”

Vị Giám mục nhìn ông cười hiền từ: “Anh Henri! Anh được gì khi trả thù họ? Chẳng phải đến lúc đó anh cũng trở thành 1 trong những kẻ đã hại anh, không hơn không kém, những kẻ mà anh ngày đêm ghê tởm ấy. Khi anh có thể tha thứ cho người khác, anh sẽ trở thành một người cao cả, và đó là điều duy nhất khiến tôi có thể phân biệt anh với những kẻ anh đang muốn trả thù kia!”

Câu nói của vị giám mục đã thay đổi cuộc đời Henri Charrière mãi mãi.

Henri Charrière

Henri Charrière, tác giả cuốn “Papillon – Người Tù Khổ Sai” (Ảnh: Movizdb)

Tha thứ là cách buông bỏ để cho tâm hồn được nhẹ nhõm. Nếu trả thù được rồi thì sao, ta được gì hay là mất thêm, hay chỉ là một cảm giác trống rỗng trong lòng?

Lúc còn trẻ ai cũng cứ nghĩ rằng chỉ một chút thương tổn thôi là bản thân cũng sẽ không thể chịu đựng nổi. Nhưng sau khi đã trải qua mưa gió nhấp nhô trong cuộc đời, mới biết, qua những ngày tháng dài đằng đẳng của một kiếp người thì không có gì là không thể tha thứ, không có gì là không thể buông tay.

Tha thứ chính là cách để chúng ta nhìn lại bản thân mình, tìm thấy sự thanh thản, hạnh phúc trong tâm trí và cũng là để nhìn cuộc sống với tâm thái rộng mở hơn. Sống để tha thứ và hãy tha thứ để mà sống được với nhau.

“Lỗi lầm nào rồi cũng sẽ qua, chỉ còn tình yêu ở lại…”

Phong Vân/DKN

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN