Chuyên gia: Sức khỏe tốt hơn khi có những giờ làm việc vui vẻ

Chuyên gia: Sức khỏe tốt hơn khi có những giờ làm việc vui vẻ

Vì là người trưởng thành chủ yếu giành thời gian thức cho công việc, thành ra một lượng lớn áp lực mà chúng ta nhận được từ nơi làm việc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Một nghiên cứu trên 21.000 y tá cho thấy rằng những công việc căng thẳng cũng tai hại như thói quen hút thuốc lá.

Sức Khỏe Tốt Hơn Khi Có Những Giờ Làm Việc Vui Vẻ

Ảnh: Pixabay.com

Alexander Kjerul là một diễn giả và là tư vấn viên về chủ đề nơi làm việc vui vẻ, mới đây đã viết quyển sách “Giờ làm việc vui vẻ là từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều”, bàn về việc các công ty và cá nhân nên tạo ra một môi trường vui vẻ hơn (và vì thế cũng bớt căng thẳng hơn) nhằm đạt được năng suất và hiệu quả trong công việc. Thời báo Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times – EP) đã phỏng vấn Kjerulf về việc thế nào là một nơi làm việc vui vẻ và chúng ta nên trải nghiệm nó thế nào.

EP: Anh đã bước vào lĩnh vực nghiên cứu hạnh phúc như thế nào?

AK: Trước khi đồng sáng lập một công ty tư vấn công nghệ thông tin ở Copenhagen năm 1997 thì tôi đã là một nhà phát triển phần mềm và là chuyên viên tư vấn trong nhiều năm rồi. Đích nhắm chủ yếu của công ty này lúc ấy là làm sao tạo ra môi trường làm việc vui vẻ, thế rồi chúng tôi đã rất thành công kể từ đó.

Năm 2002, chúng tôi bán công ty, và thời điểm đó, tôi vắng mặt và tự hỏi niềm đam mê của đời mình là gì. Tôi thấy rằng phát triển phần mềm cũng rất tốt, nhưng đam mê đích thực trong đời vẫn là niềm vui ở nơi làm việc, chủ yếu vì tôi đã thấy điều gì xảy ra với những người yêu công việc của mình, và làm sao mà những thứ không tốt có thể tới với những người không yêu thích công việc của mình.

Tôi sáng lập Woohoo Inc. năm 2003 và đi nhiều nơi thuyết trình về hạnh phúc ở chỗ làm trên hơn 30 quốc gia kể từ lúc đó.

EP: Ở nơi làm việc thì người ta nên nhắm tới những niềm vui như thế nào?

AK: Chỉ có một loại hạnh phúc thôi, chính là thứ hạnh phúc mà bạn có thể trải nghiệm ở nhà, ở nơi làm việc, hay bất kì nơi nào khác.

Hạnh phúc là một loại trạng thái cảm xúc tích cực (Vui, biết ơn, bình yên, tự hào… là một vài ví dụ), và những gì bạn muốn ở nơi làm việc cũng như ở nhà là trải nghiệm nhiều hơn những cảm xúc tích cực này, chứ không phải tiêu cực như giận dữ, buồn, chán nản, hay tương tự như vậy.

Bây giờ, điều quan trọng phải nhớ là chẳng ai cứ hạnh phúc mãi – điều đó không tự nhiên chút nào. Những cảm giác tiêu cực là một phần của cuộc sống thôi, nhưng chúng ta muốn cảm thấy tốt càng nhiều càng tốt và cảm giác những thứ không tốt ít chừng nào hay chừng ấy. Không phải kiểu chính xác như khoa học tên lửa đâu.

EP: Thế làm thế nào để hạnh phúc hơn ở chỗ làm?

AK: Điều mấu chốt ở đây là tập trung vào những việc nên làm. Hầu hết mọi người lầm tưởng nghĩ rằng hạnh phúc tới từ tăng lương, tiền thưởng, đề bạt, địa vị, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng không phải vậy.

Điều làm chúng ta cảm thấy hạnh phúc ở chỗ làm là kết quả công việc và các mối quan hệ, đó là làm tốt công việc và cảm thấy mình có giá trị ở nơi làm việc.

Quản trị cao cấp có thể bắt đầu bằng cách chăm sóc tới nhân viên của họ – vốn rất có ý nghĩa trong kinh doanh vì có hạnh phúc thì mới làm ra tiền. Các giám đốc điều hành cần phải làm cho người làm thuê tin rằng hạnh phúc là ưu tiên chiến lược số một. Hàng Không Tây Nam, ZAPPOS, hay Google là những công ty làm đúng như thế.

Đây là vài thứ bạn có thể làm với tư cách là nhân viên để cải thiện kết quả và quan hệ ở nhiệm sở: khen ngợi mọi người. Nếu như người khác làm tốt, tại sao không nói cho họ biết? Không may là ở rất nhiều nơi làm việc, bạn chỉ nhận được phản hồi lúc chẳng làm việc không hiệu quả.

Nói chào buổi sáng. Nghe thì rất ngớ ngẩn, nhưng nói một cách nồng ấm, vui vẻ tới những người cùng làm sẽ tạo ra những mối quan hệ tốt hơn ở chỗ làm.

Những hành động tự nhiên xuất phát từ lòng tốt ở chỗ làm: làm điều tốt cho người khác ở chỗ làm, vô tình thôi. Các nghiên cứu khoa học thần kinh cho thấy rằng giúp đỡ người khác có tác dụng thúc đẩy rất lớn.

EP: Anh có thể chia sẻ câu chuyện thành công về những người làm cho chỗ làm việc của mình vui vẻ hơn không?

AK: Ví dụ tôi thích nhất là thế này: Helle Schier, một người nói chuyện rất nhẹ nhàng, và mẫn cán đang rất vui vẻ ở giữa tuổi 20. Cô mới tốt nghiệp trường y tá và được nhận công việc đầu tiên ở bệnh biện đại học Odense.

Nhưng khi kể chuyện này với người bạn rằng cô sẽ làm ở nơi có tên là H4, khu trẻ em, phản ứng của bạn cô ấy là, “Ồ, tôi không chắc là tôi nên chúc mừng bạn đấy.”

Hóa ra là H4 cũng có tai tiếng. Các y tá hiếm khi giúp đỡ nhau. Các bác sĩ thì không ưa các y tá, và điều này như là có tương tác qua lại vậy. Các y tá cũng chẳng ưa gì ban quản trị, và ban quản trị thì cũng không thấy công việc của họ đang được coi trọng. Nơi ấy chẳng phải là một nơi làm việc vui vẻ chút nào.

Helle vẫn bắt đầu làm việc với một thái độ tích cực nhưng sớm buộc phải thừa nhận: đây quả là một nơi tồi tệ, và làm việc ở nơi này làm cô rất thất vọng. Cô không thích công việc của mình, không thấy hiệu quả, và bắt đầu tự hỏi liệu công việc y tá có thích hợp hay không.

Nhưng Helle đã không bỏ qua vấn đề này, và cũng chẳng bỏ cuộc. Cô quyết định cô sẽ làm điều gì đó.

Helle tham gia hội ba cô y tá khác từ H4, tất cả đều mới ra trường, và họ quyết định làm điều gì đó để biến H4 thành nơi làm việc vui vẻ hơn. Đầu tiên là họ bàn với y tá trưởng cho họ nghỉ một ngày để sắp xếp vài ý tưởng.

Cái họ nghĩ ra thì đơn giản thôi. Đầu tiên là bữa tiệc mùa hè cho đồng nghiệp ở H4 – cũng chẳng có gì to tát, chỉ là tiệc thịt nướng và vài cái mũ trông ngớ ngẩn một chút. Việc này làm mọi người gặp nhau ở ngoài trời và bắt đầu thiết lập một vài mối quan hệ tích cực.

Sau đó là tập trung vào việc khích lệ và thiết lập trật tự “bầy voi”. Đó là một món đồ chơi hình con voi ở trên đồng phục. Đơn giản thế này: bất cứ khi nào thấy một đồng nghiệp làm điều gì đó thật đặc biệt, họ tặng người đó món đồ này.

Họ cũng viết vài dòng bút ký lý do tại sao người đó nhận được con voi. Bút ký thường bắt đầu như thế này: “Khác biệt rất lớn khi Vibeke ở nơi làm việc. Cô chắc chắn rằng mọi việc thật là gọn gàng trong văn phòng, vốn giúp đỡ y tá chúng tôi rất nhiều.”

“Cũng khó để chọn một người để tặng món đồ này, nhưng tôi tặng nó cho Nina bởi vì cô ấy luôn bình tĩnh, thậm chí lúc căng thẳng nhất và bởi vì cô ấy rất giỏi chuyên môn.”

“Tôi thì nghĩ ai ở H4 cũng đáng có một cái hết, nhưng hôm nay tôi tặng nó cho Joan vì cô ấy chơi với đám trẻ rất tuyệt, cả trẻ lớn và trẻ nhỏ.”

Điều này hóa ra lại có tác dụng rất tốt, và mọi người sớm để ý thấy có một sự khác biệt ở H4. Các bác sĩ, y tá, y tá trưởng, và có lẽ là đám trẻ con ở trong viện và cả gia đình của chúng.

Kết quả đơn giản mà Helle và đồng nghiệp của mình làm, là H4 bây giờ là nơi làm việc rất vui vẻ, cả 4 cô y tá bây giờ đang hướng dẫn những khoa khác trong bệnh viện cách làm tương tự. Họ được biết tới cả ở trong và ngoài bệnh viện H4 là Những Cô Nàng Hạnh Phúc.

Các y tá khác cũng cảm thấy sự khác biệt. Các bác sĩ chú ý tới điều này. Và bọn trẻ cùng với gia đình ở trong viện cũng để ý thấy sự khác biệt rất lớn trong không khí và chất lượng làm việc.

Năm 2005, Những Cô Nàng Hạnh Phúc giành được giải thưởng “Hạnh Phúc tại Nhiệm Sở,” Một giải thưởng giành cho một cá nhân hay nhóm người đã làm những điều phi thường cho mọi người ở chỗ làm vui vẻ hơn.

EP: Có phải văn hóa khác nhau thì các yếu tố về hạnh phúc ở nơi làm việc cũng khác nhau?

AK: Hiệu quả và các mối quan hệ thì đều giống nhau ở mỗi công ty trong bất kỳ nền văn hóa nào, bởi vì những điều này đại diện cho hai nhu cầu tâm lý cơ bản nhất: nhu cầu tạo ra khác biệt và nhu cầu được người khác yêu thích.

Tuy vậy, những điều này được biểu hiện qua cách khác nhau ở các quốc gia hay công ty khác nhau. Tôi có lần diễn thuyết ở một công ty có văn hóa Hồi Giáo Islam rất bảo thủ ở Kuwait, và có rất nhiều thứ không được làm ở đó trong khi lại rất thoải mái ở công ty công nghệ ở bang San Francisco.

Nhưng thú vị là, mọi người vẫn muốn làm việc vui vẻ bất luận địa lý hay văn hóa có thế nào.

EP: Điều gì chúng tôi nên biết nữa không?

AK: Hầu hết là hạnh phúc ở  nơi làm việc đều khả thi. Rất nhiều người không nhận ra điều này – họ chán ghét công việc và chấp nhận nó bởi vì họ cho rằng như thế là bình thường và ở đâu mà chả vậy.

Thực ra thì không hẳn đâu. Có rất nhiều nơi làm việc rất tốt ngoài kia, vốn đối xử với nhân viên rất tốt. Chẳng có lý do gì phí hoài cuộc sống và năng lượng làm công việc đang từ từ giết chết bản thân mình cả.

Đọc thêm về nghiên cứu của Kjerulf tại http://pinetribe.com/alexander/

Bởi: Epoch Times Staff

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN