Đạo trị quốc của vị Hoàng đế thời cổ đại: Vô vi mà vô bất vi

Đạo trị quốc của vị Hoàng đế thời cổ đại: Vô vi mà vô bất vi

Có một vị Hoàng đế thời cổ đại được cho là rất sáng suốt, tài giỏi. Khi ông mười lăm tuổi, bôn ba khắp nơi, cai trị đất nước rất tốt, nhân dân rất ủng hộ.

Hoàng đế

Ảnh: tinhhoa.net

Ông ta vui vẻ và bắt đầu tự mãn, hàng ngày đều thích nghe những lời nói ngọt, mắt thích nhìn những thứ đẹp đẽ, mũi thích ngửi những mùi hương thơm, miệng thích ăn những món đồ ngon, ham mê hưởng thụ. Sung sướng như thế nhưng ông ta lại xanh xao vàng vọt, hoa mắt, chóng mặt, thân thể yếu ớt. Sau đó, ông ta vì lo lắng cho dân, cho nước mà ưu phiền. Lại qua năm mười lăm tuổi, trong thời gian này, tuy ông ta muốn hết lòng vì dân mưu cầu hạnh phúc, nhưng thần sắc lại khô héo, đầu óc mụ mẫm.

Vị Hoàng đế đó than rằng: “Sai lầm ta phạm phải thực là vừa lớn vừa trầm trọng rồi! Trước đây ta tham lam hưởng thụ, cơ thể mới như thế này. Bây giờ ta vì trăm dân mà lao tâm khổ tứ, cơ thể vẫn như vậy ta phải thay đổi cách sống thôi”.

Hoàng đế vứt bỏ hết công việc, rời xa hoàng cung nguy nga, tráng lệ, giải tán thị vệ, đập bỏ các loại nhạc cụ, cắt giảm những món ăn bổ dưỡng, lui về ở trong căn nhà đơn sơ, không hề lo nghĩ việc gì, ba tháng không lo việc triều chính.

Một hôm ông ta nằm mơ giữa ban ngày, mơ mình đang đi du ngoạn đến một đất nước phồn hoa, cách Trung Quốc không biết bao xa, ngồi xe cũng không thể đến, chứ đừng nói đi bộ. Ở quốc gia đó, không có thầy giáo, cũng không có quan lại, tất cả đều tự nhiên, không có cái gì chi phối can thiệp, người dân ở đó không có ham muốn, không có dục vọng, tất cả đều tự nhiên. Mọi người sống cũng không vui vẻ, chết cũng không buồn khổ, cũng có thể gọi là đoản mệnh và trường thọ; cũng không bảo vệ bản thân, không xa lánh người ngoài, cho nên cũng có thể gọi là yêu thương và căm ghét. Cũng không có gì khiến họ sợ hãi hay lo nghĩ. Ngồi trên không mà giống như đi trên đất vậy, ngủ ở những nơi bần hàn mà giống như nằm trên giường. Sương mờ không cản trở tầm nhìn, sấm sét không ảnh hưởng thính giác. Xấu đẹp không làm ảnh hưởng tâm trí của con người, núi cao chót vót không cản trở con người bước qua, tất cả chỉ dựa vào tinh thần mà làm thôi.

Sau khi tỉnh giấc mộng, vị Hoàng đế đó vô cùng vui mừng, bởi vì từ trong giấc mơ ông ta ngộ ra một điều rất quý báu. Ông ta đã tập hợp những người tinh thần yếu đuối lại một chỗ, nói với họ rằng: “Trong lòng tôi không lo nghĩ gì nữa, cơ thể tôi không phân tán, chuyên tâm lo nghĩ bảo vệ lòng mình, đó là cách trị lý mọi vật, không cần cai trị mọi thứ nhưng lại vẫn có được chúng. Tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi, cảnh trong mộng như thế đấy. Bây giờ tôi thực sự đã hiểu cảnh giới cao nhất mà con người không tìm tới được”.

Sau hai mươi năm, nước nhà cực kỳ bình an, tựa hồ giống như đất nước mà ông ta đã gặp trong mơ vậy, lúc này Hoàng đế từ giã cõi đời, bách tính vô cùng thương xót.

Phân tích: 

Vô vi mà vô bất vi, với người trị vì thiên hạ, giữa thời chiến quốc, các nước chiến tranh để khẳng định vị trí hùng mạnh của mình, không nghi ngờ gì đây là liều thuốc bổ khiến cho con người tỉnh táo nhất.

Có thể thời nay chủ trương vô vi có vẻ không thích hợp, nhưng bớt đi những lo lắng, ưu phiền, tranh đấu không phải là điều mà các nguyên thủ quốc gia nên làm hay sao?

Một người vô vi thường có tĩnh khí, mà có tĩnh khí rồi sẽ sinh trí huệ, khi có trí huệ thì chẳng phải sẽ làm được nhiều điều có ích cho dân cho nước. Đó cũng là điều người dân luôn mong mỏi vậy.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN