Đập Tam Hiệp, nếu xây lên, rốt cuộc sẽ phải bị phá bỏ

Đập Tam Hiệp, nếu xây lên, rốt cuộc sẽ phải bị phá bỏ

Nhiều trang mạng Trung Quốc đã đăng lại những bài viết của chuyên gia thủy lợi nổi tiếng, ông Huang Wanli của đại học Tsinghua, người đã từng nói với chế độ Trung Cộng rằng, “Đập Tam Hiệp, nếu xây lên, rốt cuộc sẽ phải bị phá bỏ.”

Dự án to lớn kéo dài 17 năm trên sông Trường-giang (Yangtze, còn gọi là sông Dương Tử) mà đã nhận chìm nhiều cộng đồng và đã di tản 1,4 triệu người dân, là để điều khiển và dùng sức nước của con sông mạnh mẽ nhất Trung quốc làm thủy điện lực, đồng thời tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực của Trung Cộng đối với thiên nhiên.

Nhưng kể từ khi sự xây cất đập hoàn thành năm 2006, thiên nhiên không chịu hợp tác. Hạn hán và “đủ loại tai họa,” trích dẫn lời một viên chức địa phương, đã giáng xuống vùng này.

Dự án xây đập cũng trở thành một lỗ hổng thâm thụt về tài chính, đòi hỏi hàng trăm tỉ đồng yuan (nhân dân tệ) đổ vào để chống đỡ các thiệt hại vẫn còn đang tiếp diễn.

Đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp

Hạn hán

Khí hậu cực kỳ bất thường là chuyện thường tình xảy ra dọc theo sông Trường-giang kể từ khi dự án đập Tam Hiệp hoàn thành và bắt đầu thu nước năm 2006. Hạn hán tệ hại chưa từng thấy đã xẩy ra trong miền Tây-nam Trung quốc và vùng hạ lưu sông Trường giang năm này sang năm khác kể từ đó.

Năm 2006, mực nước xuống thấp nhất trong vòng 130 năm đã được ghi nhận tại tỉnh Trùng Khánh. Năm 2007 thậm chí còn tệ hơn. Năm 2008, mùa khô ráo bắt đầu một tháng sớm hơn. Và trong năm 2009 hạn hán đã kéo dài tới năm 2010.

Năm 2011, một trận hạn hán chưa từng thấy trong 50 năm đang giáng xuống các tỉnh dọc theo vùng hạ lưu sông Trường-giang. Con sông đang khô cạn. Và đồng thời, để sản xuất điện, cái đập phải giữ nước lại, khiến cho rất ít nước còn lại chảy xuống các nhánh sông hạ lưu. Nước uống cho hàng chục triệu người dân và súc vật đang bị đe dọa thiếu hụt. Lúa gạo gặt được đang bị giảm thiểu. Một số địa phương cũng bị thiếu điện.

Trước khi đập Tam Hiệp xây lên, tuyết chảy ra ở nguồn sông Trường-giang đã tạo ra nước lũ hàng năm cho các nhánh sông vùng thượng lưu con sông này. Bây giờ nước lũ không còn nhiều như xưa, và cho dù có nhiều nước ở thượng lưu, cái đập cũng cắt dòng nước chảy xuống các nhánh hạ lưu, một viên chức họ Zhang làm ở phòng Đường nước của sông Trường-giang, đã bảo với báo Đại Kỷ Nguyên.

Dự án xây đập, được Trung Cộng ca tụng là có thể bảo đảm các nhu cầu chủ yếu của vùng này—phát điện lực, chuyên chở hàng hóa trong quốc nội, chống đỡ lụt lội và dẫn nước vào ruộng—đã thất bại.

Vào ngày 18 tháng 5, 2011, chế độ Trung Cộng ban hành một “Kế-hoạch Hậu Xây-cất đập Tam Hiệp,” lần đầu tiên thừa nhận có hiện hữu các vấn đề, nói rằng có nhu cầu khẩn cấp để ngăn ngừa tai họa địa chất và môi trường, và các vấn đề liên quan đến việc định cư của dân chúng di tản, giữa các vấn đề khác.

Các chức trách trông coi về nước đã tăng lượng nước đổ ra từ đập Tam Hiệp từ ngày 20 tháng 5 để làm gánh nặng hạn hán được nhẹ bớt phần nào trong các tỉnh hạ lưu của con sông.

Nhưng ông Vương Hải, một viên chức của công ty Tam-hiệp Trung-quốc, đã tuyên bố với các cơ quan truyền thông nhà nước ngày 26 tháng 5 rằng 4 phần 5 lưu lượng vận hành của bể chứa nước bây giờ đã bị tiêu thụ. Nếu không có thêm nước chảy xuống từ vùng thượng du sông Trường giang đến ngày 10 tháng 6 này, đập Tam Hiệp có lẽ sẽ phải ngưng tháo nước chảy ra, cho dù không mưa xuống trong vùng này từ bây giờ đến ngày đó, ông Vương nói.

Lý do không còn nước thải ra cho các vùng bị hạn hán giáng xuống, là bởi vì nó sẽ thâm lạm tiền lời của công ty quản lý việc phát điện thuỷ lực từ cái đập.

Một viên chức thuộc cục Thuỷ Khố đã nói với thời báo Đại Kỷ Nguyên-Hoa ngữ rằng tháo nước từ đập Tam Hiệp ảnh hưởng đến việc sản xuất điện của Công ty Tam Hiệp Trung quốc. Mục đích chủ yếu của dự án đập Tam Hiệp là phát điện thủy lực. Bởi vậy, nước chảy vào đập Tam Hiệp là tiền bạc, ông ta nói.

Các tai họa địa chất

Lũ tại Quý Châu

Lũ quét lịch sử tại Quý Châu, Trung Quốc năm 2020 cho thấy đập Tam Hiệp hoàn toàn không có khả năng chống lũ, thậm chí còn tác dụng ngược khi buộc phải xả nước ồ ạt để cứu đập khiến lũ chồng lũ. Ảnh: Dkn.tv

Những gì mà chỉ trích khi xưa tiên đoán và báo động về dự án xây đập bây giờ đang tới dần dần. Nhiều tai họa địa chất đã giáng xuống các tỉnh dọc theo vùng hạ lưu sông Trường giang.

Trong suốt mùa mưa năm ngoái, vùng Trường giang đã bị một trận lũ lụt. Nhà chức trách nói rằng, cái đập bị nguy hiểm, nên thải thêm nước ra để cứu đập. Vì vậy cơn lụt vùng hạ lưu trở nên tệ hơn và gần như trở thành một thảm họa quốc gia.

Mở cửa nước lụt của cái đập trong mùa lũ lụt và giữ nước lại trong mùa khô ráo đã trở thành kiểu quản lý trường hợp nguy cấp mà được mệnh danh là “điều tiết ngược.” Các chuyên gia về nước thuộc tỉnh Hồ-Nam cực lực phản đối cách sử dụng sự điều tiết ngược của nhà chức trách đập Tam Hiệp bởi nó làm cho các thiên tai còn tệ hơn.

“Trước khi giải quyết hoàn toàn một số vấn đề cũ còn lại, các tai họa địa chất mới lại đi theo sau,” một viên chức thuộc ủy ban Trùng Khánh của Hội nghị Cố-vấn Chính-trị Nhân-dân đã bảo tuần báo Thời-đại.

Các viên chức tỉnh Giang Tây than phiền với chính quyền trung ương, nói rằng việc cạn nước dần trong năm 2010 của hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung quốc, là liên hệ trực tiếp đến việc điều tiết ngược của đập Tam Hiệp.

Kể từ năm 2008, 243 tai họa địa chất đã xẩy ra chỉ trong khu vực Trùng Khánh của cái đập này, gây ra đất lở với thể tích tổng cộng khoảng 165 triệu mét khối.

“Chúng tôi trở thành viện bảo tàng sống về các tai họa địa chất,” ông Trình Công Huân, cục phó cục Di Dân huyện Phụng-tiết đã nói với tuần báo Thời-Đại

“Đủ loại tai họa địa chất mà người ta có thể tưởng tượng ra, bao gồm bùn và đá đổ xuống, đất lở, ven bờ sông xụp, đã được nhìn thấy tại huyện Phụng-tiết,” ông Trình nói.

Chi phí cho sự thiệt hại

Các vấn đề do dự án Tam Hiệp mang tới đã trở thành lý do để các viên chức làm dự án Tam Hiệp xin tiền chính quyền trung ương. Để giải quyết vấn đề định cư của dân di tản và các tai họa địa chất trong thời kỳ được mệnh danh là ‘hậu Tam Hiệp’, 170 tỷ đồng yuan (khoảng 26 tỷ Mỹ kim) đã được phân phối trong năm 2009, bằng khoảng số tiền chi phí xây cất đập nước.

Mục đích chính của “Kế hoạch Hậu Xây-cất Đập Tam Hiệp” của chế độ Trung Cộng là để giải quyết các vấn đề còn lại của dự án Tam Hiệp. Một viên chức tham gia trong việc sắp đặt kế hoạch đã cho biết, “Tổng số tiền yêu cầu từ tất cả các khu vực để giải quyết các vấn đề còn lại vượt quá 400 tỷ đồng nhân dân tệ (bằng khoảng 61, 6 tỷ Mỹ kim),” theo một bài đăng trong tuần báo Thời-đại.

Năm 2000, giáo sư Zhang Guangdou thuộc phân khoa Kỹ-sư Thủy-lợi của đại học Tsinghua phỏng đoán rằng cần khoảng 300 tỷ đồng nhân dân tệ (bằng khoảng 46 tỷ đồng Mỹ kim) cho việc thanh lọc sự ô nhiễm nước từ đập Tam Hiệp.

Năm 2007, công ty Tam Hiệp Trung quốc tuyên bố rằng 382 triệu đồng nhân dân tệ sẽ được phân phối để thiết lập những khu vực bảo vệ các loài cá hiếm.

Tham nhũng

Một số chuyên gia và khoa học gia tiên đoán từ lâu rằng dự án Tam Hiệp sẽ là một dự án “mập mờ” [để làm tiền]: con số chi phí đầu tiên được trình lên là nhỏ, nhưng số tiền chi tiêu thêm cứ tiếp tục đòi hỏi vô tận.

Ông Wang Weilu, một chuyên gia về thủy lợi hiện đang làm việc tại Đức quốc, đã nói rằng một dự án lớn như thế này là một thiên đàng cho các viên chức Trung Cộng đào mỏ tiền bạc. 70 tỷ đồng nhân dân tệ (khoảng 10,8 tỷ đồng Mỹ kim) đã được phân phối cho việc định cư người dân di tản, tuy nhiên mỗi đầu người định cư chỉ nhận được 5.000 đến 8.000 đồng nhân dân tệ (khoảng 770 đồng tới 1.232 đồng Mỹ kim). Các con số tính ra không bằng với tổng số tiền phân phối, ông Wang nói.

“Ngân khoản định cư đã đi đâu? Điều này sẽ vĩnh viễn là một bí mật,” ông Wang nói.

Nhà sinh-thái học Hou Xueyu, người từ chối ký bản báo cáo sự thẩm định về Dự án Tam Hiệp năm 1988, đã nói: “Sau khi đập nước này được xây lên … vấn đề đất đai hết mầu mỡ và bị xoi mòn sẽ gia tăng; đất và nước dùng sẽ mất dần đi; các tai họa về đất lở, hạn hán, lụt lội sẽ tăng lên như chưa từng bao giờ.”

Ông Hou cũng phỏng đoán sự định cư sẽ bao gồm khoảng 113 triệu người dân.

Có tháo dỡ đập Tam hiệp không?

đập Tam Hiệp

Nghi vấn đập Tam Hiệp bị móp méo dấy lên nghi ngờ về mức độ an toàn. Ảnh chụp qua google ma

Hiện nay, nhiều tranh luận nghiêm trọng về đập Tam Hiệp đang nổi lên trong giới truyền thông Trung quốc và trên các mạng.

Ngày 25 tháng 5, cái còi Nhân Dân nhật báo của chế độ Trung Cộng còn thậm chí đăng tải một bài viết tựa đề: “Các thử thách của Hậu Tam Hiệp—có nên phá bỏ đập Tam Hiệp không?”

Nhiều trang mạng Trung Quốc đã đăng lại những bài viết của chuyên gia thủy lợi nổi tiếng, ông Huang Wanli của đại học Tsinghua, người đã từng nói với chế độ Trung Cộng rằng, “Đập Tam Hiệp, nếu xây lên, rốt cuộc sẽ phải bị phá bỏ.”

Ông Wang Weilu cũng chia xẻ cùng quan niệm với ông Huang. Trong một bài viết gần đây tựa đề, “Tháo dỡ đập Tam Hiệp nên làm sớm hơn; càng về sau nó sẽ không thể làm được,” ông Wang đã nói: “nếu chính quyền còn do dự trong việc phá bỏ đập Tam Hiệp bây giờ, ảnh hưởng tai hại sẽ, thậm chí, còn lớn hơn trong tương lai, và sẽ đòi hỏi chi phí nhiều hơn nữa.”

“Khi lượng bùn lắng đọng [trong bể chứa nước] vượt quá 4 tỷ tấn, sông Trường giang sẽ không thể mang nhiều bùn như vậy ra ngoài biển, rồi phần trung lưu và hạ lưu sông Trường giang sẽ bị ngăn chặn, khi đó con sông bị ép phải đổi hướng. Một khi chuyện này xảy ra, không thể thực hiện sự phá huỷ đập Tam Hiệp cho dù chính quyền có muốn đi nữa,” ông Wang nói.

Theo The Epochtimes.com

Sources:

BÀI LIÊN QUAN