Điều trị nghiện ma túy còn dễ dàng hơn điều trị người nghiện Facebook

Điều trị nghiện ma túy còn dễ dàng hơn điều trị người nghiện Facebook

Tháng 8/2016, bác sĩ về tâm thần học Nicholas Karderas viết trên tờ New York Post rằng, theo kinh nghiệm của mình, ông đã phát hiện ra “điều trị các chứng nghiện heroin và methamphetamine còn dễ dàng hơn là điều trị cho các game thủ ám ảnh với các trò video hay nghiện các mạng xã hội như Facebook.

Ngăn chặn tự tử

Ảnh: Người đưa tin.

Năm 2019 sắp kết thúc và rất ít người có thể tự tin khẳng định rằng, mình không lãng phí quá nhiều thời gian dán mắt vào màn hình. Điều này đặc biết đúng với tầng lớp thanh thiếu niên.

Theo tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media, trong năm 2015, thanh thiếu niên đã dành khoảng 1/3 của ngày (gần 9 tiếng) để trải nghiệm trên các thiết bị điện tử, còn trẻ em từ 8-12 tuổi trung bình bỏ ra 6 tiếng để ‘dán mắt’ vào màn hình. So với các thế hệ trước, đây quả là một cách sống khác biệt.

Tác động của những thay đổi quan trọng này trong hành vi của con người đối với gia đình như thế nào? Còn các bậc cha mẹ: họ có cần lo lắng không?

Chúng ta không thể phủ nhận những tiến bộ quan trọng về công nghệ trong hai thập kỷ qua và những mặt tích cực của nó. Chúng ta thực sự dễ dàng có tất cả mọi thứ trong tầm tay, có thể giao tiếp với mọi người quen biết cũng như không quen biết. Chúng ta có thể nhận được bất kỳ sản phẩm nào từ khắp nơi trên thế giới, và nó được gửi đến tận cửa nhà. Chúng ta tiếp nhận một dòng bất tận về tin tức và giải trí 24h/24h và 7 ngày trong một tuần. Chúng ta có thể phàn nàn gì đây?

Chúng ta chắc chắn đang hướng tới một cách sống dễ đoán hơn, thuận lợi, có giáo dục, được kết nối và bổ ích hơn, không phải vậy sao?

Vâng, có thể là như vậy.

Tuy nhiên, những khía cạnh tiêu cực của công nghệ đang có mặt khắp nơi này cũng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là đối với trẻ em.

Internet có thể cung cấp một lượng lớn kiến thức giáo dục và là một cơ hội để tạo ra các kết nối xã hội, đồng thời nó cũng là một nơi khá độc hại với nhiều nội dung bất hảo mà hầu hết chúng ta đều muốn con cái tránh xa chúng.

Cụ thể, một số nghiên cứu đã phát hiện ra việc, các chứng rối loạn thiếu tập trung, tăng động, béo phì, trầm cảm, giảm thị lực, thiếu ngủ, lo âu… ở thanh thiếu niên đều liên quan tới việc dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính.

Thậm chí vào tháng 8/2016, bác sĩ về tâm thần học Nicholas Karderas viết trên tờ New York Post rằng, theo kinh nghiệm của mình, ông đã phát hiện ra “điều trị các chứng nghiện heroin và methamphetamine còn dễ dàng hơn là điều trị cho các game thủ ám ảnh với các trò video hay nghiện các mạng xã hội như Facebook”.

Ảnh: VTC News

Viễn cảnh về tình trạng bất ổn và chứng nghiện này rất đáng sợ, nhưng điều đáng lo hơn cả là việc, ngày càng có nhiều trẻ em được tiếp xúc với đồ công nghệ ở độ tuổi còn rất nhỏ. Điều này chiếm đoạt hết thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ nhỏ, thời gian tương tác với gia đình hay chơi những trò chơi thể lực.

Và bạn nên biết rằng, rất nhiều người thuộc tầng lớp lãnh đạo ở Thung lũng Silicon đã hạn chế con cái họ vào mạng.

Vậy chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta có nên đóng cửa chính mình và giả vờ rằng mình vẫn đang ở trong năm 1985?

Đúng vậy, tại sao không? Bạn nên biết rằng, rất nhiều người thuộc tầng lớp lãnh đạo ở Thung lũng Silicon đã hạn chế con cái họ vào mạng. Khi được Nick Bilton, phóng viên của tờ New York Times phỏng vấn, ông chủ của Apple bấy giờ là Steve Jobs đã tiết lộ rằng, con của mình vẫn chưa được sờ vào chiếc iPad. “Ở nhà, chúng tôi hạn chế con cái sử dụng thiết bị công nghệ”.

Chris Anderson, cựu Giám đốc điều hành của Wired và là cha của 5 đứa con, thì cho biết: “Các con buộc tội vợ chồng tôi là phát xít và quá để tâm tới công nghệ, chúng nói rằng không ai trong bạn bè của chúng bị những quy định như vậy hạn chế. Tuy nhiên chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy những nguy hiểm mà đồ công nghệ mang lại, vì vậy, tôi không muốn điều đó xảy ra với các con của mình”.

Còn hai đứa trẻ nhà Evan Williams – nhà sáng lập Blogger, Twitter và Medium thì lại có tới có hàng trăm cuốn sách mà chúng có thể lấy đọc bất cứ lúc nào, Nick Bilton tiết lộ.

nghiện facebook

Và nếu bạn muốn hạn chế ảnh hưởng của màn hình đối với cuộc sống của con mình, dưới đây là một số gợi ý:

1.Thiết lập những nội quy chung

Hãy nêu rõ các quy tắc chung mà con bạn phải tuân theo. Hãy chắc chắn rằng chúng hiểu những quy định mà bạn áp đặt và tại sao chúng lại phải tuân theo điều đó.

2. Khuyến khích các con bạn sử dụng thiết bị công nghệ một cách hiệu quả

Thay vì để con bạn dán mắt vào màn hình điện thoại và xem hết từ chương trình này tới chương trình khác, tại sao bạn không khuyến khích con cái tìm hiểu về những khóa học nấu ăn, học tiếng anh, hướng dẫn tự sửa máy tính, v.v… Điều này ít ra cũng giúp chúng không lãng phí thời gian của mình một cách vô ích.

3. Thiết lập khu vực không có màn hình

Phòng ăn, nhà của ông bà, phòng ngủ, v.v… có thể trở thành những nơi màn hình bị cấm. Và con của bạn sẽ sinh hoạt, vui chơi tại những nơi không có internet này.

4. Thiết lập ngày không màn hình

Gia đình bạn có thể trải qua cả một ngày không nhìn lên màn hình? Nếu không, thì điều này thực sự là một thảm họa! Bạn hãy ấn định một ngày trong tuần mà trong ngày đó các thiết bị công nghệ đều bị cấm. Đọc một cuốn sách, đi dạo, đi thăm bạn bè hay làm bất cứ một điều gì đó trong thế giới thực.

5. Và điều quan trong nhất là cha mẹ phải gương mẫu

Hết thảy những nội quy và quy tắc bạn đặt ra cho con cái có lẽ sẽ không có hiệu quả khi mà chính bạn cũng vi phạm. Cho nên, bạn cũng cần nhận ra những thói quen mình vô tình mắc phải trong việc sử dụng thiết bị công nghệ.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà công nghệ phục vụ cho đời sống, nhưng nếu không ý thức được mặt trái thì con người rất dễ trở thành nạn nhân của chúng. Hãy dùng công nghệ để củng cố cho tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thêm gắn bó, chứ không phải thay thế tất cả các mối quan hệ thật bằng những thiết bị thông minh. Đừng để những giá trị thật như tư duy, cảm xúc và mối liên hệ giữa người với người bị “số hóa“.

Năm 2020 đang đến gần, hi vọng bạn và gia đình sẽ có một cái Tết vui vẻ; và nhớ là đón đêm Giao thừa và xem bắn pháo hoa ngoài đường chứ không phải là qua màn hình TV nhé!

Xuân Hà/DKN

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN