Đố kỵ ghen ghét với người khác, hại người hại mình

Đố kỵ ghen ghét với người khác, hại người hại mình

Cuộc sống là một chuỗi những thăng trầm. Có lúc giống như chuỗi bóng bay màu hồng bay bổng khi cuộc đời tươi đẹp, nhưng khi chất chứa những đau khổ thì nó khác nào màn đêm mịt mùng. Con người sống trong thế giới này cũng nào có khác chi vậy. Ngoài những mặt tốt trong tâm tính, con người cũng khó tránh khỏi mặt trái phụ diện. Một trong những điều đó là tâm đố kỵ giữa người với người, tưởng chừng như nhỏ bé mà hậu quả lớn vô cùng.

đố kỵ

Tâm đố kỵ là gì?

Đố kỵ là một loại tâm vô cùng xấu xa của con người, nó biểu hiện rất phổ biến trong xã hội, giữa con người với con người. Thấy người tài giỏi, danh tiếng tốt, đạo cao đức trọng, mình sinh lòng đố kỵ ghen ghét. Thấy người vinh hiển, mình lấy làm bực tức khó chịu, trong lòng xốn xang, lộ ra cử chỉ không bằng lòng rồi kiếm chuyện nói xấu, làm cho giảm uy tín người đó.

Sự cạnh tranh phát triển về mọi mặt càng ngày càng gay gắt cho nên mối quan hệ càng ngày càng phức tạp hơn bởi tâm lý ghen ghét, tật đố càng nhiều. Vậy do đâu mà có? Nguyên nhân chính khởi xuất cho tâm tật đố là sự ích kỷ, nhỏ nhen và tham lam của con người. Như đã nói trên, thấy người khác có thứ hơn mình thì sinh lòng ghen ghét – đó là sự ích kỷ, nhỏ nhen, cũng muốn có thứ đó và có khi còn muốn hơn thứ đó của người kia – đấy là sự tham lam. Sự ganh ghét, tật đố này khác với “ganh đua” hoàn toàn. “Ganh đua” mang tinh thần tích cực hơn, nó giống như là trong một trận thi đấu, con người đua nhau để phát triển tài năng của mình, để từ đó mang góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng lòng ghen ghét đố kỵ nó lại tạo nên quan niệm đối nghịch nhau, luôn luôn đối đầu để làm hạ uy tín của nhau.

Biểu hiện ra sao?

tâm đố kỵ

Tâm đố kỵ thật giống như làn khói đen,  ngày dần ngấm sâu trực tiếp vào bộ óc con người nên khó mà buông bỏ. Nhiều khi nó bỗng nhiên trở thành tự nhiên, có thể làm người thứ ba ngạc nhiên không tưởng.

Khi tôi vừa bước vào cấp hai, sống trong một môi trường rất hòa nhã, trẻ con của thời ngây dại. Trong lớp tôi có một bạn nữ người gầy gò, yếu ớt nhưng thành tích học tập lại rất xuất sắc, vượt trội trong lớp, hầu như điểm số các bài thi và kiểm tra đều dẫn đầu. Nhưng trong lớp lại có một bạn trai, đó là hàng xóm của tôi, đối với bạn nữ kia thì cậu lại vô cùng đố kỵ nên thường gây khó dễ cho bạn nữ kia. Nhớ có một lần tôi mời bạn nam này tới nhà chơi, sau khi cậu ta về, tôi kinh ngạc phát hiện, bức ảnh kỷ niệm chụp chung cả lớp đã bị làm bẩn, và kỳ lạ rằng chỉ có bạn nữ kia là bị bôi màu đỏ.

Tuy chỉ là đứa trẻ thôi nhưng chỉ vì ghen tỵ với người bạn có thành tích học tập cao hơn mà đứa trẻ ấy lại có những hành động như vậy. Không thể nói rằng, chúng chỉ là con trẻ, rằng chuyện đấy là chuyện trẻ con mà hờ hững, không quan tâm. Nếu như tâm đó được hình thành ngay từ còn bé như vậy mà không được giáo dục, dạy dỗ một cách cẩn thận thì khi lớn lên, chúng sẽ khó bỏ, từ đó hình thành thói quen trong tính cách, càng lâu càng khó bỏ. Điều ấy cực kỳ nghiêm trọng bởi vì trong cuộc sống sẽ còn có rất nhiều sự việc xảy ra, rất có thể tâm tật đố lại bị áp dụng vào những hành đông, công việc to lớn hơn, từ đó sẽ trở thành bản năng của con người. Và liệu rằng đứa trẻ đó khi lớn lên sẽ là môt người tốt trong xã hội?

Tất nhiên đây chỉ là một phần để bàn về vấn đề tâm tật đố, nhưng quả thực tâm ấy nó mang đến cho con người không ít những điều không tốt. Anh chị em đang sống vui vẻ thuận hòa, bỗng chốc đổ vỡ chỉ vì lòng ghen ghét đố kỵ, anh giàu hơn em hoặc ngược lại. Tình cảm bè bạn lâu bền cũng sụp đổ vì lòng ghen ghét, bạn giỏi hơn, giàu có hơn, có địa vị xã hội cao hơn…Thế chẳng phải tâm đố kỵ đã làm xấu đi tình cảm con người với con người, và một khi tình cảm người và người trở nên không tốt đẹp thì xã hội có tốt đẹp được không?

Khi nuôi dưỡng tâm tật đố, thì tài năng con người ngày càng bó hẹp, tức là nó làm cản trở tiến trình phát triển tài năng của con người. Ngoài ra lòng ghen tỵ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Người hay tật đố sẽ không dễ dàng mà vui vẻ, tinh thần họ rất khổ sở, lâu dần sẽ mắc một  chứng bệnh “stress” hành hạ, tâm bất ổn định. Và khi mà tâm không ổn, không tịnh thì sức khỏe con người sẽ không thể bình thường, chẳng phải vẫn có câu nói rằng “bệnh tại tâm sinh”? Vì thế tại sao con người không thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau, ghen ghét độ kỵ làm gì chứ?

Tâm tật đố biểu hiện cực kỳ mạnh mẽ tại Trung Quốc

Ở đây, chúng tôi xin được nói thêm về vấn đề tâm tật đố ở Trung Quốc vì đây là một quốc gia rất đặc thù trên thế giới. Với nền văn hóa 5000 năm, Trung Quốc vẫn được ngợi ca là nơi xuất sinh nhiều bậc hiền tài, nổi danh trên thế giới. Nhưng đi đôi cùng những nhân tài đó, cũng có không ít những câu chuyện xoay quanh họ về vấn đề tâm tật đố khá thú vị. Xin được trích dẫn.

Người đố kỵ tâm địa hẹp hòi: Bàng Quyên và Chu Du là hai điển tích trong lịch sử.

Tâm đố kỵ của con người, nó cũng như đốm sáng trong đêm tối, rất dễ để người khác nhận ra. Nghĩ lại chuyện ngày xưa, có lúc tôi thấy thật buồn cười, vì dù sao đó cũng chỉ là chuyện trẻ con ngây thơ không biết gì. Nhưng một khi người có tâm đố kỵ lớn, trong tay có quyền lực, có địa vị thì đúng là đáng sợ, nó không chỉ còn dừng lại ở chỗ trêu ghẹo, chơi khăm như hai người bạn học kia nữa, nó trở thành ác độc, thâm hiểm. Khi con người có tâm đố kỵ lớn, sẽ dần khiến cho bản thân mất đi lý trí, trong tâm luôn có sự oán hận, bất bình. Con người dần phát triển theo hướng tà ác, trong lịch sử Trung Quốc có 2 nhân vật nổi tiếng có tâm đố kỵ phải kể đến Bàng Quyên và Chu Du.

Qua ngòi bút của La Hán Trung, trong tam quốc diễn nghĩa, điển tích Gia Cát Lượng chọc tức Chu Du. Chúng ta có thể thấy điều đáng sợ ở đây đó là, trong mắt bách gia trăm họ, Chu Du là người thông minh tài giỏi, khôi ngô tuấn tú hơn người, thường được mọi người yêu mến gọi bằng Chu lang. Là một người trẻ tuổi tài cao, văn võ song toàn, 24 tuổi đã là một lang tướng kiến thành, 34 tuổi đã là thống soái ba quân đánh Đông dẹp Bắc, luôn dành thắng lợi, nổi tiếng phải kể đến trận chiến Bích Xích đi vào lịch sử huy hoàng của dân tộc Trung Hoa, nhưng cùng với đó, tâm háo thắng, kiêu ngạo, đố kỵ lại cũng vô cùng mãnh liệt. Đối với người có tài năng, diệu toán như Thần là Khổng Minh luôn luôn khinh thường, kiêu ngạo, bày mưu hãm hại.

Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Chu Du

Gia cát lượng

Chu Du tâm dạ hẹp hòi, đối với việc Gia Cát Lượng tài giỏi hơn mình luôn luôn ghen tức cực độ. Sau đại thắng Bích Xích, Tôn, Lưu hai nhà tranh đấu vùng đất chiến lược Kinh Châu.  Lúc đầu Chu Du cho rằng vùng đất Kinh Châu muốn lấy lại lúc nào cũng được, dễ như trở bàn tay. Ai ngờ sau này trong một lần giao tranh với quân địch, Chu Du trúng tên độc rồi sau đó lại trải qua mấy lần ác chiến bại trận với Tào Nhân, lúc này Kinh Châu lại bị Lưu Bi chiếm dùng, Chu Du dùng kế đòi lại Kinh Châu nhưng lại bị Gia Cát Lượng tương kế tựu kế phục binh đánh bại mà uất ức vết thương tái phát, đó là lần thứ nhất. Lần thứ hai, Chu Du dùng kế chiêu thân, mời Lưu Bị đến Giang Đông gả em gái tôn quyền cho Lưu Bị để tìm kế mưu sát. Không ngờ kế sách của Chu Du bị Gia Cát Lượng đoán được trước, làm cho biến giả thành thật, bắt buộc phải gả em gái Tôn Quyền cho Lưu Bị. Khi Chu Du truy sát đến bờ sông nhưng không kịp, Lưu Bị đã được Gia Cát Lượng bố trí thuyên qua đón. Gia Cát Lượng lại sai quân lính trên thuyền hô to ‘Chu Du diệu kế an thiên hạ, vừa mất phu nhân lại thiệt binh’, nghe xong Chu Du uất hận tới hộc máu lần nữa. Lần thứ ba, khi Chu Du bày mưu tính kế đánh Tây Thục nhưng thực chất là muốn đánh Kinh Châu, kế này lại một lần nữa bị Gia Cát Lượng thấu rõ, mắng cho một trận, đây cũng là lúc Chu Du bị uất hận tới cực điểm, vết thương tái phát lâm trọng bệnh qua đời. Trước lúc qua đời còn hét lên một tiếng ‘Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?’ điều này cho thấy, trong lòng Chu Du ôm trí thiên hạ độc tôn, không muốn ai hơn mình, chỉ có mình là giỏi nhất trên đời không có người thứ hai. Kết quả hại người sau thành hại mình.

Bàng Quyên đố kỵ dùng độc kế với Tôn Tẫn

Bàng Quyên đố kỵ tôn tẫn

Bàng Quyên và Tôn Tẫn tuy đều là bạn đồng môn, nhưng Bàng Quyên lại đố kỵ Tôn Tẫn có tài binh pháp hơn mình. Khi tâm đố kỵ nổi lên, liền dùng kế độc hãm hãi Tôn Tẫn. So với Chu Du thì Bàng Quyên vì tâm đố kỵ mà hiểm độc vô cùng.

Bàng Quyên và Tôn Tẫn tuy cùng bái một sư nhưng lại mỗi người có một sở trường riêng, sau khi xuất sơn đến Nguỵ quốc làm tướng quốc nhưng trong lòng vẫn luôn đố kỵ với Tôn Tẫn, sợ một ngày nào đó Tôn Tẫn sẽ vượt qua mình, vậy là Bàng Quyền dùng độc kế hãm hại, chặt chân Tôn Tẫn, sau cùng Tôn Tẫn còn phải dùng đến cả khổ nhục kế giả điên để thoát thân.

Cuối cùng khi Tôn Tẫn thoát nạn chạy sáng nước Tề, sau làm Tướng quốc của nước Tề. Tới năm 341 trước công nguyên, sau nhiều lần đem quân đi đánh thất bại, lại một nữa  Bàng Quyền đem quân đi đánh nước Tề, bị Tôn Tẫn dùng kế ‘Rút củi đáy nồi’ lừa vào chỗ chết, bách tiễn xuyên thân, bỏ mạng nơi rừng hoang.

Từ là chỗ bạn học đồng môn, nhưng vì lòng đố kỵ, ganh đua không muốn ai hơn mình. Bàng quyên đã hại người hại mình, ôm nhục thiên thu vạn kiếp.

Qua hai điển tích trên, chúng ta có thể thấy, đố kỵ, nó như con dao hai lưỡi, hại người hại mình. Chu Du, Bàng Quyên cho tới tận lúc chết cũng không thể từ bổ tâm đố kỵ của mình, ở đây chúng ta có thể thấy, một khi đã bị tâm đố kỵ nó khống chế thì khó có thẻ tự giải thoát cho mình. Vì vậy chúng ta, mỗi một con người, khi trong lòng có tâm tật đố khởi nên thì hãy dùng cách này hay cách khác mà tiêu trừ nó, đừng để rồi một ngày kia ôm hận thì cũng muộn màng.

Theo Secretchina.com

Xem thêm: Ghen tị với người giàu có là vô ích, học hỏi từ họ mới là vô giá

Sources:

BÀI LIÊN QUAN