Dùng cà phê có tốt không? 4 điều cần để ý khi uống cà phê

Dùng cà phê có tốt không? 4 điều cần để ý khi uống cà phê

Dùng cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, bệnh tiểu đường tuýp 2 và một số loại ung thư. Tuy nhiên, một số người cần phải thận trọng về liều lượng cà phê khi dùng. Uống quá nhiều cà phê có thể tăng nguy cơ ung thư phổi và kèm nguy cơ khiến bệnh tim thêm trầm trọng…

Dùng cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, bệnh tiểu đường tuýp 2 và một số loại ung thư.

Dùng cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, bệnh tiểu đường tuýp 2 và một số loại ung thư. Ảnh: Pixabay.com

Dưới đây là tác dụng của một ly cà phê mỗi ngày:

1.Tăng tuổi thọ

Những người hay uống cà phê thường sống lâu hơn. Đánh giá qua 20 nghiên cứu trên hơn 970.000 người cho thấy những ai thường xuyên uống cà phê nhất giảm 14% nguy cơ tử vong sớm vì bất kỳ nguyên nhân gì so với những người uống ít.

>> Bí quyết sống thọ tới 100 tuổi của cư dân ngôi làng nhỏ ở Italy

Cà Phê: nên Uống hay Không

Dùng cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, bệnh tiểu đường tuýp 2 và một số loại ung thư. Ảnh minh họa: Pixabay.com

Chỉ cần 1-2 cốc mỗi ngày cũng giảm nguy cơ chết sớm 8%.

Những người uống cà phê không chứa caffein từ 2-4 cốc mỗi ngày cũng giảm được 14% nguy cơ tử vong so với những người không bao giờ uống cà phê.

Một vài người thích uống nóng, số khác lại thích uống với đá và một số lại không thích uống cà phê.

2.Ung thư gan

Những người uống cà phê, đặc biệt là nam giới sẽ ít nguy cơ mắc ung thư gan. Điều này rất quan trọng bởi bệnh gan là loại ung thư phổ biến đứng thứ 6 trên toàn cầu và thường gặp ở nam giới.

uống cà phê thay bữa sáng

Những người uống cà phê, đặc biệt là nam giới, ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Ảnh: CafeF

Kết quả từ 6 nghiên cứu dựa trên tổng số tách cà phê uống mỗi ngày cho thấy nguy cơ bị ung thư gan giảm đi 14% trên mỗi tách cà phê uống thêm.

Nghiên cứu cho thấy thành phần tự nhiên trong cà phê bao gồm cả chất kahweol và cafestol, có tính năng bảo vệ trực tiếp cơ thể khỏi ung thư và chống viêm. Cà phê có thể điều chỉnh đường sinh hóa trong gan với chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc, kể cả aflatoxin và các hợp chất gây ung thư khác.

3.Tiểu đường loại 2

Người uống cà phê ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Xuyên suốt 28 nghiên cứu trên hơn một triệu người lớn, những người uống ba tách cà phê hoặc nhiều hơn mỗi ngày giảm bớt 21% rủi ro bị tiểu đường so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi uống.

>> Kiểm soát tiểu đường bằng bữa sáng đầy đủ, bữa tối khiêm tốn

Những người uống cà phê, đặc biệt là nam giới, ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan. Ảnh: Cafe rang xay

Đối với những người uống từ sáu cốc mỗi ngày, nguy cơ nhiễm bệnh này giảm hẳn 33%.

Điều thú vị là cả cà phê thường lẫn cà phê không caffeine đều giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cho con người.

Mỗi tách cà phê chứa caffeine thường giảm thêm 9% nguy cơ mắc tiểu đường và tỷ lệ này là 6% đối với tách cà phê đã loại bỏ caffein.

Các thành phần tích cực của cà phê giúp giảm stress oxy hóa, mất cân bằng giữa các phân tử gốc tự do và chất chống oxy hóa. Cà phê chứa axit chlorogenic, được chứng minh có thể cải thiện quá trình chuyển hóa glucose và độ nhạy của insulin, ngoài ra axit caffeic giúp gia tăng glucose trong máu khi vận động cơ bắp, cũng như tăng cường miễn dịch và chống viêm.

4.Ung thư tuyến tiền liệt

Người uống cà phê ít có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Qua 13 nghiên cứu trên hơn 530.000 nam giới cho thấy, những người uống cà phê nhiều nhất có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 10% so với những người uống ít nhất.

Với hai tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ ung thư giảm thêm 2,5%.

Tuy nhiên, khi ung thư tuyến tiền liệt đã phát triển sâu, cà phê không có tác dụng bảo vệ khỏi những diễn tiến nghiêm trọng của căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Dưới đây là những nguyên nhân để theo dõi hàm lượng cà phê bạn hấp thu mỗi ngày:

5.Ung thư phổi

>> 10 loại thực phẩm phòng chống ung thư tốt nhất

Cẩn trọng với lượng cà phê uống vào để giảm nguy cơ bị ung thư phổi. Các nghiên cứu trên hơn 100.000 người lớn phát hiện ra những người uống nhiều quá nhiều cà phê tăng 27% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Uống thêm hai ly cà phê mỗi ngày tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi đến 11%.

Chỉ có hai nghiên cứu về cà phê đã lọc caffein cho kết quả ngược lại: giảm 34% nguy cơ đối với những người uống nhiều cà phê đã lọc caffein.

6.Khi mang thai

>> Những lời khuyên hữu ích về sức khỏe cho các bà mẹ mang thai

Uống hơn 1-2 tách cà phê khi mang thai có thể không nguy hiểm như chúng ta vẫn tưởng nhưng vẫn nên thận trọng.

phụ nữ có thai

Ảnh minh họa: Vietnamnet.vn.

Phụ nữ ốm nghén nặng, dấu hiệu cho thấy phôi làm tổ chắc chắn, sẽ bớt buồn nôn nếu dùng nhiều cà phê và giảm bớt nguy cơ xảy thai.

Đại học Sản và Phụ khoa Mỹ đã khuyến nghị phụ nữ mang thai chỉ nên uống tối đa 200mg cà phê mỗi ngày, tương đương với 1-2 tách cà phê (cà phê hòa tan có 50-100 mg caffeine trong mỗi cốc; cà phê phin khoảng 100-150 mg).

7.Huyết áp

thực phẩm hạ huyết áp

Ảnh: Báo thế giới tiếp thị

Vấn đề thận trọng cuối cùng liên quan đến trái tim của chúng ta. Uống nhiều caffeine có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn và tăng homocysteine plasma, một yếu tố gắn liền với nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên cà phê không liên quan đến những nguy cơ lâu dài của bệnh tim.

>> Trà xanh phòng bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp

Những người bị huyết áp cao hoặc bệnh tim, người lớn tuổi, thanh thiếu niên, trẻ em và những người không thường uống cà phê sẽ nhạy cảm hơn với caffeine được tìm thấy trong các đồ uống, nước ngọt và sẽ có thể mất thêm nhiều thời gian để chuyển hóa. Chuyển sang sử dụng cà phê đã lọc caffein sẽ tốt hơn cho người huyết áp.

Biên dịch từ Epoch Times (bài viết thể hiện quan điểm của Epoch Times, không phải của Tâm Hồn Xanh)

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN