Đừng chê bai người khác: Câu chuyện Đặng Tích – Bá Phong Tử

Đừng chê bai người khác: Câu chuyện Đặng Tích – Bá Phong Tử

Xã hội có sự phân công không giống nhau, cho nên cũng không có sự phân biệt về mỗi hình thức làm việc, chúng ta cũng không thể miễn cưỡng bắt buộc mọi người đều cùng làm một công việc giống mình. Đặng Tích thấy Bá Phong Tử đi làm thuyết khách mà chê bai “vô công dồi nghề” thì quả thực rất ngu ngốc.

Đừng chê bai người khác: Câu chuyện Đặng Tích - Bá Phong Tử

Đặng Tích – Bá Phong Tử (Ảnh: giadinhtiepthi.com)

Địa danh Phố Trạch của nước Trịnh rất nhiều người hiền đức, nhưng ở Đông Lý lại có rất nhiều người tài giỏi. Phố Trạch có một người tên là Bá Phong Tử, một lần trên đường đi qua Đông Lý, anh ta bị học trò của Đặng Tích nhìn thấy, Đặng Tích bèn quay lại nhóm học trò của mình nói:

“Tôi muốn trêu ghẹo người đang đi về phía đây một phen, xem anh ta phản ứng như thế nào”. Học trò của Đặng Tích cũng đồng thanh nói theo: “Chúng con cũng muốn thấy được học vấn của thầy”.

Đặng Tích dẫn học sinh của mình đến trước mặt Bá Phong Tử, nói với anh ta rằng:

“Ngươi có biết cái đạo lý nuôi dưỡng và bị người nuôi dưỡng không? Được người khác nuôi sống nhưng lại không biết tự nuôi sống mình, loại người này không khác chó, lợn là mấy, nuôi dưỡng một động vật khác, khiến nó có tác dụng cho ta, đây mới là cái tài giỏi của con người. Các ngươi không tự nuôi sống được bản thân mình, nhưng lại đi khắp thiên hạ để thuyết khách, là loại người chẳng có bản lĩnh gì cả. Các ngươi có thể giúp người khác ăn no mặc ấm lại vừa có thể du ngoạn khắp thiên hạ, đó chính là cái duyên cớ để người dân phải cung cấp vật chất cho người làm chính trị. Như vậy thì có gì khác chó lợn không?”

Bá Phong Tử không có lí lẽ gì để đối đáp lại trò trêu ghẹo của Đặng Tích, nhưng có một người là đệ tử của Bá Phong Tử đi lên phía trước, đối mặt với Đặng Tích trả lời anh ta rằng:

“Anh chắc cũng đã từng nghe nói, ở hai nước Tề, Lỗ, có không ít người hiền tài, có người giỏi về xây dựng nhà cửa, có người giỏi về gia công vàng bạc, có người giỏi biểu diễn các loại nhạc cụ, có người giỏi đọc sách, làm văn, làm tính, có người giỏi chỉ huy chiến đấu, có người có thể cùng trời đất giao chiến với quỷ thần. Những người như vậy rất nhiều nhưng thiếu người hướng dẫn, chỉ đạo, sắp xếp cho họ, người có thể điều khiển họ không nhất định phải có một kỹ năng gì cả, nhưng người tài giỏi về một kỹ năng nào đó lại bị anh ta sai khiến. Vừa nãy anh nói người làm chính trị chính là người bị chúng tôi chỉ huy đấy. Chúng tôi là người đến làm chính trị cho một quốc gia, vì người trong thiên hạ mưu cầu lấy miếng cơm của mình, anh lại cho rằng những người làm chính trị ban ân huệ cho chúng tôi, mắng chúng tôi như loài chó, lợn, anh có còn lương tâm nữa không?”.

Đặng Tích trừng mắt, thè lưỡi, nhẹ nhàng rút lui cùng học sinh của mình.

Phân tích: 

Vấn đề mà học trò của Bá Phong Tử và Đặng Tích tranh luận, trên thực tế, đó là đánh giá, xem xét vấn đề theo đuổi sự nghiệp của mỗi con người như thế nào. Người không giống nhau thì có cái nhìn về thế giới không giống nhau.

Với Đặng Tích mà nói, Bá Phong Tử không theo việc trồng trọt, sản xuất, chỉ dựa vào tài ăn nói của mình để đi thuyết khách khắp thiên hạ, tuyên truyền tư tưởng, học vấn của mình, như vậy không lao động mà vẫn có thu hoạch.

Nhưng đứng ở vị trí Bá Phong Tử mà nói, nghề nghiệp mà mình theo đuổi đó là chỉ dẫn những người làm chính trị, khiến cho những người làm chính trị biết sắp xếp, sử dụng những người hiền tài của mình, đó cũng chính là công lao của họ.

Xã hội có sự phân công không giống nhau, cho nên cũng không có sự phân biệt về mỗi hình thức làm việc, chúng ta cũng không thể miễn cưỡng bắt buộc mọi người đều cùng làm một công việc.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN