Giả mã một số văn tự chữ Hán phổ biến

Giả mã một số văn tự chữ Hán phổ biến

Chữ Hán là hệ chữ tượng hình có nội hàm văn hóa sâu sắc. Chúng ta hãy cùng giải mã một số văn tự chữ hán Trung Hoa phổ biến để thấy được sự độc đáo và sâu xa của loại hình ngôn ngữ này.

Chữ Hán

Ảnh: Nghiencuuquocte.org

>>Chữ giản thể đã phản ánh thực trạng xã hội Trung Quốc như thế nào?

Ký Tự Trung Quốc về Sự Bất Tử: 仙 (Tiên)

Ký tự Trung Quốc 仙 (tiên) dùng để chỉ sự bất tử, một vị tiên, một sinh mệnh siêu phàm hoặc trên thiên thượng. Nó cũng được dùng để chỉ một thiên tài hay nhà hiền triết.

Chữ 仙 (tiên) còn có hai biến thể : chữ sớm nhất được ghi nhận là 僊 (xiān), và dạng chữ hiếm khi được sử dụng 仚 (xiān). Cả ba đều là chữ ‘hình thanh’ nghĩa là bao gồm một thành phần âm thanh và một phần ý nghĩa.

Trong cả ba cách viết, các thành phần ý nghĩa là 人 (Ren) hoặc biến thể của nó 亻 (Ren), đề cập đến một sinh mệnh hoặc con người.

Trong 仙 (xiān) và 仚 (xiān), các thành phần thanh là 山 (shān), hoặc núi.

Trong chữ 仙 (xian), các thành phần thanh là 䙴, một cách viết cổ xưa của chữ 迁 (Qian), có nghĩa là di chuyển hoặc thay đổi.

Trong Đại Từ Điển cổ xưa nhất của Trung Quốc “Thuyết văn giải tự (说文解字)” được hoàn thành vào năm 100 dưới thời nhà Hán (206 TCN- 220 SCN), đã định nghĩa chữ 仙 (xian) nghĩa là “sống lâu và rời đi” và chữ 仚 (xian) là “một con người trên một ngọn núi”.

Những định nghĩa này phù hợp với các đặc tính chung liên quan tới sự bất tử, chẳng hạn như trường sinh, ẩn sĩ trên núi và thăng thiên.

Ví dụ về các ký tự kết hợp sử dụng chữ 仙 bao gồm 仙人 (Xian Ren) nghĩa là Tiên Nhân; 仙女 (xian nǚ) là Tiên nữ hoặc 仙姑 (xian gū) Tiên cô; 仙丹 (xian Dân) Tiên Đan; 仙景 (xian jǐng) Tiên ảnh; 仙境 (Xian Jing) Tiên Cảnh; và 仙 国 (xian Guo) nghĩa là “Thiên Quốc”.

成仙 (Cheng xian) có nghĩa là “trường sinh”, trong khi 神仙 (Shen xian) là thần tiên; 神 (Shen) nghĩa là vị Thần, huyền diệu, siêu nhiên.

Lý Bạch (李白) được gọi là “nhà thơ bất tử” của Trung Quốc, hoặc 诗仙 (Shi xian) Thi Tiên, trong đó 诗 (shī) có nghĩa là thơ ca.

Quả Đào là biểu tượng của sự bất tử của Trung Quốc, được gọi là 仙桃 Tiên Đào. 水仙 (shuǐ xian) là hoa thủy tiên đẹp, hoặc hoa thủy tiên vàng.

Cây xương rồng trong tiếng Trung Quốc được gọi là 仙人掌 (Xian Ren zhǎng) Tiên Nhân Chưởng, nghĩa là “lòng bàn tay của một vị Tiên”, trong đó 掌 (zhǎng) ‘Chưởng’ tượng trưng cho lòng bàn tay. Lá của cây kỳ lạ này giống như là bàn tay của một sinh mệnh cao cấp siêu thường từ một thế giới khác.

仙姿 玉 质 (Xian Zi Yu Zhi) “Tiên Tư Ngọc Chất”, ca ngợi một người nào đó có vẻ ngoài (姿, Zi) đẹp như của một sinh mệnh trên trời (仙, xiān), và ký tự (质, Zhi) Tư nghĩa là cao quý như ngọc bích (玉, Yu).

八仙 (bā xian) Bát Tiên nghĩa là Tám vị thần bất tử huyền thoại trong thần thoại Trung Quốc, một trong số đó là Hà Tiên Cô (何仙姑, hé xian gū), một thiếu nữ bất tử có họ Hứa.

Thành ngữ 八仙过海, 各显神通 (bā xiān guò hǎi, gè xiǎn shén tōng), “Bát tiên quá hải, các hiển thần thông” xuất phát từ một câu chuyện nổi tiếng về Bát tiên, thay vì du ngoạn trên một đám mây như các vị thần tiên khác, mỗi vị Tiên đã sử dụng phép thuật riêng của mình và sức mạnh để vượt biển.

Thành ngữ ẩn dụ rằng mỗi người có cách thức và khả năng của mình để thực hiện mục tiêu.

Ký Tự Trung Quốc chỉ Trời: Thiên (天)

Ký tự Trung Quốc Thiên 天 (tiān) tượng trưng cho bầu trời hay thiên thượng và cũng được sử dụng để đề cập đến Thần, thiên nhiên hoặc những gì là tự nhiên, hoặc khái niệm về một ngày.

Thiên 天 (tiān) là một chữ tượng hình mở rộng bao gồm hai phần. Phía dưới là kí tự đại 大 (dà, dài), có nghĩa là lớn, rất lớn, hoặc rộng lớn. 大 là chữ tượng hình mô tả một người với cánh tay và chân dang rộng, xuất hiện rất lớn.

Trong ký tự Thiên 天 (tiān), nét ngang ở trên 大 chỉ không gian hay chiều tồn tại trên nhân loại, nghĩa là bầu trời hay thiên thượng.

Ví dụ về các thuật ngữ sử dụng Thiên 天 (tiān) bao gồm Kim thiên 今天 (jīn tiān) nghĩa là hôm nay; Minh thiên 明天 (míng tiān), ngày mai; Tạc thiên 昨天 (zuó tiān), ngày hôm qua; Thiên tài 天才 (tiān cái), tài năng tự nhiên; Thiên văn 天文 (tiān wén); Thiên nhiên 天然 (tiān rán), tự nhiên, không phải nhân tạo; Thiên tính 天性 (tiān xìng), bản năng tự nhiên hoặc sự sắp đặt của trời; và 天國 (tiān guó) là Thiên Quốc.

Thiên khí 天氣 (tiān qì) đề cập đến thời tiết hay khí hậu, trong đó khí 氣 (qì) có nghĩa là khí, không khí, hoặc “năng lượng sống”, một khái niệm cơ bản trong y học truyền thống Trung Quốc. Một thuật ngữ nữa chỉ thời tiết Thiên sắc 天色 (tiān sè), nghĩa là “màu sắc của bầu trời.”

Thiên mệnh 天命 (tiān mìng), ý muốn của trời, đề cập đến niềm tin của người Trung Quốc cổ đại rằng Thiên thượng ban quyền cai trị thiêng liêng cho những người xứng đáng về mặt đạo đức. Mệnh 命 (mìng) mang nhiều ý nghĩa như cả cuộc đời, định mệnh hay số phận hoặc mệnh lệnh hay định đoạt (số mệnh).

Một thuật ngữ tương tự cho ý trời là Thiên Ý 天意 (tiān yì), trong đó ý 意 (yì) đề cập đến ý định hoặc ý muốn.

Thiên hạ 天下 (tiān xià) dưới ánh mặt trời hay bầu trời, được sử dụng để đề cập đến thế giới hoặc xã hội nói chung, hoặc một quốc gia cụ thể hoặc đế chế ở dưới bầu trời

Có rất nhiều thành ngữ và cụm từ sử dụng thuật ngữ Thiên hạ 天下 (tiān xià) . Ví dụ như Thiên hạ thái bình 天下太平 (tiān xià tài píng), nghĩa là thái bình (太平, tài píng) ngự trị trên đất liền.

Một ví dụ khác là Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách 天下興亡, 匹夫有責 (tiān xià xīng wáng, pǐ fū yǒu zé), nghĩa là sự hưng vong của đất nước có liên quan đến mỗi cá nhân; mỗi người đàn ông (thất phu, 匹夫, pǐ fū) đều phải có trách nhiệm (trách, 責, zé).

Thiên hạ vô nan sự, chỉ phạ hữu tâm nhân, 天下無難事, 只怕有心人 (tiān xià wú nán shì, zhǐ pà yǒu xīn rén) truyền đạt nguyên lý là không có (vô, 無, Wu) khó khăn (nan sự, 難事, Nan Shi) trên thế giới (mà không thể được khắc phục); chỉ cần con người có quyết tâm, hay theo nghĩa đen là con người (nhân, 人,rén) có (hữu, 有, yǒu) tim (tâm, 心, xin).

Người Trung Quốc cổ đại tin tưởng và tuân thủ các nguyên tắc Thiên nhân hợp nhất 天人合一 (tiān rén hé yī) – sự hợp nhất 合一 (hé yī) hoặc sự tương thông giữa trời và nhân loại. Nguyên tắc này thể hiện niềm tin con người là một phần trong vũ trụ và phải cùng tồn tại hài hòa với trời và đất.

Thiên thời địa lợi nhân hòa 天時地利人和 (tiān shí dì lì rén hé) dịch là ‘thời điểm thuận lợi của Trời, địa thế thuận lợi của Đất, và sự hòa hợp giữa con người’, phản ánh niềm tin cổ xưa của Trung Quốc rằng: bằng cách tôn kính Trời Đất, loài người sẽ được hưởng một cuộc sống hài hòa của lòng biết ơn và phước lành.

Ký Tự Trung Quốc Chỉ Sức Mạnh: Lực (力)

Chữ 力 (lì) là một chữ tượng hình mô tả hình một người cúi xuống và sử dụng sức mạnh của cánh tay để nhấc một vật lên. Nét 丿 đại diện cho cánh tay và nét hình móc câu xung quanh nó tượng trưng cho bàn tay.

Nó cũng có thể được xem như là một hình ảnh mô tả cái cày, một công cụ nặng đòi hỏi sức mạnh.

Một số thuật ngữ sử dụng chữ Lực 力 (lì) như Lực lượng 力量 (lì liàng); Dụng lực 用力 (yòng lì) nghĩa là phát huy, sử dụng sức mạnh; và Hữu lực 有力 (yǒu lì) nghĩa là có quyền lực, sức mạnh và mạnh mẽ.

Mã lực 馬力 (mǎ lì) là đơn vị chỉ công suất, trong đó Mã 馬 (mǎ) là chỉ ngựa; sức gió là Phong lực 風力 (fēng lì), trong đó từ Phong 風 (fēng) nghĩa là gió; và năng lượng hơi nước là Khí lực 汽力 (qì lì), trong đó Khí 汽 (qì) nghĩa là hơi nước.

Nỗ lực 努力 (nǔ lì) có nghĩa là cố gắng, gắng sức hoặc các hành động phấn đấu, hoặc cố gắng rất nhiều.

Có khả năng, sở trường hoặc sức mạnh để làm việc gì đó được gọi là Năng lực 能力 (néng lì), trong đó Năng 能 (néng) nghĩa là có thể hay khả năng, tài năng và kỹ năng.

Tinh lực 精力 (jīng lì) ý chỉ tinh thần và năng lượng, truyền tải một cảm giác về sức sống. Tinh 精 (jīng) nghĩa là bản chất hay tinh thần và cũng có thể ám chỉ là có tay nghề cao, tinh tế.

Lực sĩ 力士 (lì shì) mô tả một người đàn ông có sức mạnh về thể chất hoặc cơ bắp mạnh mẽ. Hercules, người anh hùng nổi tiếng với sức mạnh siêu phàm, được biết đến như Đại lực sĩ 大力士 (Da Li Shi).

Lực học bất quyện 力 學不倦 (lì xué bù juàn) ca ngợi một người chăm chỉ cần cù và siêng năng, nghiên cứu không mệt mỏi. Cụm từ này có nghĩa là “nỗ lực rất lớn để nghiên cứu (học, 學, xué), không (bất, 不, bù) mệt mỏi (quyện, 倦, juàn)”.

Thành ngữ Lực bất tòng tâm 力不從心 (lì bù cóng xīn) ý chỉ ai đó rất muốn làm một điều gì nhưng không có đủ khả năng. Có lúc cũng được dịch như ”tinh thần thì sẵn sàng nhưng thể chất thì yếu đuối”, cụm từ mô tả một người mà không đủ khả năng để làm điều mình muốn.

Tự lực cánh sinh 自力更生 (zì lì gēng shēng) nghĩa đen là ’sống lại, tái sinh’, không dựa vào bên ngoài mà là vào nỗ lực của chính mình (自力, Zi lì) để tái tạo sinh lực cho bản thân để làm tốt mọi thứ.

Quần sách quần lực 群策群力 (qún cè qún lì) mô tả làm việc nhóm. Quần 群 (qún) chỉ một nhóm, và sách 策 (cè) nghĩa là lập kế hoạch. Cụm từ diễn đạt ý nghĩa rằng tất cả mọi người làm việc cùng nhau, đóng góp cho nhóm để thể hiện vai trò tập thể của mình.

Nhất tâm nhất lực 一心 一力 (Yi Xin Li Yi), nghĩa là “một lòng, một nỗ lực”- mô tả một sự thống nhất, phối hợp nỗ lực mà tất cả mọi người làm việc đồng lòng. Một cụm từ tương tự là Đồng tâm hiệp lực 齊心 合力 (Qi Xin hé lì), cùng một lòng hợp sức.

Ký Tự Trung Quốc Chỉ Nước: Thủy (水)

Ký tự Trung Quốc 水 (shuǐ) nghĩa là nước, chất lỏng hoặc chất dịch. Nó cũng ám chỉ một con sông,   dòng suối, hoặc các dạng khác của nước.

Chữ 水 (shuǐ) là một chữ tượng hình mô tả nước chảy.

Khi dòng nước chảy, có những gợn sóng nhỏ với độ dài khác nhau được hình thành trên mặt nước, một số dài, một số ngắn. Vì vậy, trong các  nét của chữ Thủy 水 (shuǐ) nét ở giữa tượng trưng cho một gợn sóng dài, trong khi các nét ở hai bên mô tả những gợn sóng ngắn hơn.

Một số thuật ngữ sử dụng chữ Thủy 水 (shuǐ) – ví dụ như Thủy quả 水果 (shuǐ guǒ) nghĩa là trái cây; Thủy tinh 水晶 (shuǐ jīng); 水仙 (shuǐ xiān) cây thủy tiên hoặc hoa thủy tiên vàng; Thủy lực 水力 (shuǐ lì)nghĩa đen là sức nước; Thủy nê 水泥 (shuǐ ní) nghĩa là xi măng, nghĩa đen là “bùn nước”; Thủy hoa  水花 (shuǐ huā) phun nước, nghĩa đen là “hoa nước”; và 水手 (shuǐ shǒu) là Thủy thủnghĩa đen là “tay nước”.

Một bức vẽ phong cảnh được gọi là山水畫 (shān shuǐ huà) Sơn Thủy Họa – một bức tranh (畫, huà, họa) vẽ núi(山, shān) và nước là những con sông, hồ và thác nước.

Thủy bình 水平 (shuǐ Ping) đề cập đến một tiêu chuẩn hoặc mức độ đạt được. Chữ bình 平  (píng) có rất nhiều ý nghĩa như bằng phẳng, mức độ, bình tĩnh và hòa bình.

Nước mưa được gọi là Vũ Thủy 雨水 (yǔ shuǐ), trong đó Vũ 雨 (yǔ) nghĩa là mưa. Nước uống có ga được gọi là Khí thủy 汽水 (qì shuǐ)trong đó Khí 汽 (qì) là chỉ hơi nước hoặc là hơi.

Thủy ngân 水銀 (shuǐ yín) một nguyên tố hóa học, nghĩa đen là ”nước bạc”. Từ này cũng giống như tên nguyên tố Thủy ngân trong tiếng Hy Lạp ”hydrargyrum”, trong đó ”hydr-” nghĩa là nước và ”argyros” nghĩa là bạc.

Sao Thủy tương tự được gọi là Thủy tinh 水星 (shuǐ xīng) trong tiếng Trung Quốc, nghĩa đen là ”ngôi sao nước”.

Tâm như chỉ thủy  心 如止水 (xīn rú zhǐ shuǐ), nghĩa là Tâm (心, xīn) tĩnh như ”nước lặng” chỉ thủy (止水, zhǐ shuǐ), mô tả một tâm thái tĩnh lặng thanh thản, ngay cả trong hoàn cảnh sóng to gió lớn và hoàn toàn bất động trước những cảm xúc bình thường của con người.

Chỉ (止, zhǐ) nghĩa là yên lặng, bất động. Trang Tử có câu ”Nhân mạc giám ư lưu thủy nhi giám ư chỉ thủy” 人莫鑒於流水而鑒於止水 – Người ta không soi ở dòng nước chảy mà soi ở dòng nước lặng yên.

Thành ngữ Bạch thủy giám tâm 白水鑑心 (bái shuǐ jiàn xīn) ý nói rằng Bạch thủy (白水, bái shuǐ) “nước trắng” chỉ loại nước tinh khiết, giống như một tấm gương để phản ánh hay khảo nghiệm Tâm (心, xīn) của một người. Thành ngữ này ca ngợi người có nhân phẩm cao quý, người mà có tâm thuần khiết và trong sáng như dòng nước tinh khiết.

Thủy tích thạch xuyên 水滴石穿 (shuǐ dī shí chuān) – Từng giọt nước nhỏ (水滴, shuǐ dī)  lâu ngày xuyên qua (穿, chuān) đá (石, shí). Tức là “nước chảy đá mòn”, “có chí thì nên”, muốn nói rằng cứ kiên trì nỗ lực, chắc chắn sẽ thành công.

Ký Tự Trung Quốc về Núi: 山 (Sơn)

Ký tự Trung Quốc 山 (shān) chỉ một ngọn núi, dãy núi, hoặc đồi. Nó cũng có thể có nghĩa là một ngôi mộ hay một cái gò.

山 (shān) là một chữ tượng hình mô tả một loạt các đỉnh núi.

Nét ở giữa hơi cao hơn so với hai nét ở hai bên, nghĩa là đỉnh núi thì có các độ cao khác nhau. Nét nằm ngang phía dưới đại diện cho mặt đất.

Ví dụ về các thuật ngữ mà sử dụng 山 (Shān) như 爬山 (pá shān). Ba Sơn nghĩa là leo lên một ngọn núi; 山川 (shān chuān) Sơn Xuyên nghĩa là núi và sông; 山峰 (shān fēng) Sơn Phong – một đỉnh núi; 山顶 (shān dǐng) Sơn Đính – đỉnh núi; 山谷 (shān gǔ) Sơn Cốc – một thung lũng; và 山僧 (Shan Seng) Sơn Tăng – một ẩn sĩ hoặc người sống ẩn dật, theo nghĩa đen là một “nhà sư trên núi”.

Một bức tranh phong cảnh được gọi là 山水畫 (shān shuǐ huà) Sơn Thủy Họa nghĩa là tranh Sơn Thủy, tranh vẽ núi và nước.

開門見山 (kāi mén jiàn shān) Khai Môn Kiến Sơn là một phép ẩn dụ về cách nói hoặc viết hoàn toàn dễ hiểu giống như mở cánh cửa (開門, kāi mén –  Khai Môn) có thể nhìn thấy núi một cách rõ ràng (見 山, Jian Shan – Kiến Sơn).

Thành ngữ 山盟海誓 (shān méng hǎi shì) Sơn Minh Hải Thệ là chỉ lời thề nguyện, tuyên thệ hoặc cam kết cần phải được vĩnh cửu, không thay đổi như núi hoặc biển.

山包海容 (shān bāo hǎi róng) Sơn Bao Hải Dung mô tả sự bao dung và khoáng đạt như núi và biển.

愚公移山 (yú gong yí shān) Ngu Công di Sơn nghĩa là “Ngu Công dời núi” là một truyền thuyết nổi tiếng của Trung Quốc về một cụ ông lớn tuổi được gọi là 愚公 (yú gong) – Ngu Công – nghĩa đen là ”ông già ngu ngốc”.

Ngu Công trong truyện gần 90 tuổi, ông có một quyết tâm mạnh mẽ rằng có thể di chuyển hai ngọn núi nằm phía trước ngôi nhà của mình  để mọi người có thể đi lại mà không cần phải vòng qua núi, ông đã gọi các con trai và cháu trai của mình giúp đỡ.

Ông tin tưởng chắc chắn rằng sự cố gắng của mình cuổi cùng sẽ thành công, ngay cả sau khi ông qua đời, miễn là con cháu của ông vẫn kiên trì.

Các vị thần đã xúc động đến nỗi họ đã gửi hai vị thần sức mạnh như Hercules đến để di chuyển các ngọn núi đến các địa điểm khác, hoàn thành ước nguyện của Ngu Công.

Câu chuyện khuyến khích mọi người rằng miễn là họ có niềm tin và sự tự tin, không sợ khó khăn, và sẵn sàng kiên trì, cuối cùng họ sẽ đạt được mục tiêu của mình cho dù khó khăn có lớn như thế nào.

Ký Tự Trung Quốc Nói Về Trẻ Em: 子 (Tử)

Ký tự 子 (tử) trong tiếng Trung thường hay chỉ về con cái, một cậu bé trai, một đứa trẻ, một người, hoặc một hạt giống.

子 (tử) là một từ tượng hình mô phỏng một em bé được bao bọc với cánh tay chìa ra. Với cơ thể được quấn rất gọn gàng, ấm cúng trong một tấm chăn, đứa trẻ sơ sinh cố ngước mặt lên tạo nên hình ảnh đặc sắc nổi bật.

Trong phiên bản đầu tiên của ký tự này, đường nét thể hiện hai cánh tay đưa ra ngoài nhằm chuyển tải một cảm giác chuyển động lên xuống, đồng thời thể hiện được sự sinh động của một đứa trẻ.

Một số ví dụ về các trường hợp sử dụng chữ 子 (tử) bao gồm trong từ 孩子 (hài tử) có nghĩa là em bé, 子女 (tử nữ) có nghĩa là con trai và con gái, 孫子 (tôn tử) cháu trai, một đứa cháu; 子孫 (tử tôn) hậu duệ như là con hoặc cháu; 女子 (nữ tử) là phụ nữ; 男子 (nam tử) có nghĩa là đàn ông, 弟子 (đệ tử) học trò hay các môn đệ.

君子 (quân tử) dùng để chỉ một người có tính cách cao quý, quân tử.

種子 (chủng tử) hoặc 子實 (tử thực) là một hạt giống, và 核子 (hạch tử) có nghĩa là một hạt nhân hoặc một cái gì đó liên quan đến hạt nhân.

Trong cuộc thảo luận khoa học, một phân tử được gọi là 分子 (đọc là Fen zǐ) trong tiếng Trung, một nguyên tử được gọi là 原子 (đọc là yuán zǐ), hạt nhân nguyên tử được gọi là 原子核 (nguyên tử hạch), và ba phần nhỏ lại cấu tạo nên nguyên tử được gọi là proton 質子 (chất tử); neutron 中子 (trung tử) và điện tử 電子 (đọc là dian zǐ).

Nửa đêm được gọi là 子夜 (tử dạ), trong khi 子時 (tử thời) thường hay đề cập đến khoảng thời gian từ 11 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng.

子 (tử) cũng được sử dụng như một danh xưng biểu thị một người thầy vĩ đại hay một giáo sư rất được tôn trọng, chẳng hạn như các nhà triết học cổ đại Trung Quốc Lão Tử 老子 (lǎo zǐ), Khổng Tử 孔子 (kǒng zǐ); hoặc Mạnh Tử 孟子 (Meng zǐ) nhà hiền triết thứ hai của học thuyết Khổng Tử và Trang Tử 莊子 (Zhuang zǐ) là nhà hiền triết bậc nhất của Đạo giáo chỉ sau Lão Tử.

Thành ngữ 父慈子孝 (phụ từ tử hiếu) chỉ các bậc cha mẹ luôn yêu thương và chăm sóc con cái tử tế (慈, từ), thế nên con cái cũng thể hiện lòng hiếu thảo (孝 lòng hiếu thảo, chữ hiếu). 父 (phụ) là từ chỉ người cha nhưng cũng bao hàm ý nghĩa cả cha lẫn mẹ trong thành ngữ này.

Lòng hiếu thảo là thái độ và trách nhiệm, sự tôn trọng, chăm sóc, và sự vâng lời của con cái đối với cha mẹ, các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình và tổ tiên. Hiếu được xem là đạo đức cơ bản nhất trong triết lý Nho giáo và là nền tảng đạo đức trong mối quan hệ giữa người với người.

Thành ngữ 赤子之心 (xích tử chi tâm) nói đến một con người chân thành, với một trái tim (心, tâm) trong sáng và ngây thơ như của một đứa trẻ ((赤子, xích tử).

Cụm từ 君子之交淡如水 (quân tử chi giao đạm như thủy) khẳng định rằng tình bằng hữu, bè bạn giữa những người có tính cách cao quý (君子, quân tử) có thể được ví như sự thuần khiết của nước (水, thủy).

Câu trên diễn tả tình bạn chân chính và bền lâu giữa hai người, cả hai đều là những bậc chính nhân, cương nghị, tấm lòng khoáng đạt và tĩnh lặng như nước bất chấp những thăng trầm trong cuộc sống.

Theo: Cindy Chan, Epoch Times 

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN