Giáo dục cưỡng chế có phải hoàn toàn là xấu tệ?

Giáo dục cưỡng chế có phải hoàn toàn là xấu tệ?

“Lười biếng” là bản tính của con người, đặc biệt trẻ con sự “lười biếng” đó diễn ra tự nhiên. Người Do Thái có lối giáo dục “cực kỳ tàn nhẫn, cực kỳ yêu thương”, chính là phải mạnh tay trấn áp đi cái tính lười biếng của con trẻ, có như thế nó mới học tốt và có tương lai tương sáng. Vậy “giáo dục cưỡng chế” có phải hoàn toàn là xấu tệ? Chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Hãy cùng nghe chia sẻ của tác giả Tiêu Phong dưới đây nhé.

Giáo dục cưỡng chế

Ảnh: Làm Cha Mẹ.

“Vũ Kỳ con nghe có hiểu không?” Sau khi Vũ Kỳ sinh ra, vì luôn lo lắng con phát triển chậm về mọi mặt, nên chúng tôi thường tận dụng thời gian dạy con ở nhà, hy vọng có thể dùng hết khả năng để giúp con phát triển trí tuệ. Lâu dần việc dạy dỗ con cái đã trở thành thói quen trong gia đình.

Trong gia đình, tôi vừa làm mẹ lại vừa làm cô giáo của con, tôi đích thân dạy tất cả các môn học mà cô con gái nhỏ của tôi phải học trên lớp.

Mỗi lần dạy xong một môn học, tôi luôn muốn chắc chắn con gái có thể hiểu được hoàn toàn nội dung mình đã truyền thụ, rồi mới giao cho con bài tập thực hành. Tôi cố gắng giúp con nắm vững nội dung bài học, rồi mới tiếp tục giảng những vấn đề khó hơn.

Con thật sự hiểu bài hay giả vờ không hiểu?

Khi Vũ Kỳ mới vào học lớp 2 tiểu học, con bé thường rất vui vẻ hứng thú với mỗi bài học tôi giảng cho con. Sau khi tôi giảng xong, con còn vui vẻ chia sẻ bản thân đã biết rồi, đã hiểu rồi và rất vui vẻ tiếp thụ học thêm những kiến thức ngoài sách giáo khoa.

Tuy nhiên trạng thái tốt đẹp đó diễn ra không thường xuyên, cách một thời gian không lâu sau đó, con gái tôi bắt đầu tỏ vẻ chán nản, nói rằng nghe không hiểu, không biết làm. Khi con cứ mãi kêu than như vậy, tôi chỉ còn cách giảm độ khó và lượng bài của các môn học xuống, thế nhưng con gái tôi vẫn luôn nói: “Con không hiểu, con không biết đâu!”.

Giáo dục cưỡng chế có tốt không?

Ảnh minh họa. Theo marrybaby.vn

Tôi cứ luôn không hiểu rõ Vũ Kỳ nhà tôi tại sao “càng học lại càng ngốc, càng học lại càng chậm tiến như vậy”, mãi cho tới một ngày nọ, tôi có ý lặp lại bài học trước đây mình đã từng giảng cho con.

Mấy tháng trước, lần đầu khi tôi dạy con bài học đó, rõ ràng con đã học rất nhanh và rất tốt, thế nhưng chỉ vài tháng sau khi tôi dạy lại bài đó thì con lại nói rằng nghe không hiểu. Tôi có hỏi con: “Vũ Kỳ, phần bài học này trước đây mẹ từng giảng cho con rồi mà. Lúc đó mẹ nhớ là con học rất nhanh và còn làm được cả bài tập thực hành nữa. Tại sao bây giờ cũng là bài đó mẹ dạy lại, con lại nói là không hiểu, cũng không biết làm bài tập, là cớ làm sao?”

Cô con gái bé nhỏ của tôi liền mở to đôi mắt ngây thơ hồn nhiên nhìn tôi, và trả lời một cách nghiêm túc: “Nếu con nói với mẹ là con hiểu rồi, con biết làm bài thực hành rồi, thì mẹ sẽ giao cho con rất nhiều bài tập; sau khi làm xong mẹ lại bắt con học kiến thức mới, lại sẽ càng nhiều bài hơn. Nếu như con nói con không hiểu, con không biết làm thì bài tập cũng sẽ ít đi, sẽ đơn giản hơn, như vậy thì con mới có nhiều thời gian hơn để chơi với các bạn ạ”.

Tôi bị dáng vẻ thật thà hồn nhiên của con làm cho dở khóc dở cười không biết nên làm sao, lúc này tôi mới hiểu rằng, hóa ra con gái tôi không phải càng ngày càng ngốc, mà là ‘càng học càng lười biếng’.

Bản tính “ham ăn biếng làm” 

Ngẫm lại điều này cũng phải, trong xã hội hiện đại ngày nay con người dần dần càng ngày càng trở nên lười biếng, hỏi có mấy người muốn làm nhiều mà chơi ít chứ? Nhất là những em bé độ tuổi tiểu học, khi tới trường con được quen biết với nhiều bạn mới, tiếp xúc được với rất nhiều sự việc mà ở nhà chưa bao giờ được tiếp xúc. Bỗng nhiên chúng tự phát hiện ra rằng có rất nhiều việc thú vị hơn để làm hơn là chỉ ngồi đọc sách, học bài và viết chữ. Khi phát hiện những điều đó, thử hỏi có đứa trẻ nào còn có thể cam tâm tình nguyện ngồi trước bàn học mà đọc sách chứ?!

giáo dục cưỡng chế

Ảnh minh họa. Theo kenhhoctap.net

Ăn không ngồi rồi”, “ham ăn biếng làm” là bản tính của con người. Kể cả những người trưởng thành chúng ta, mặc dù biết rõ trên đời này không có chuyện ‘ngồi mát ăn bát vàng’. Tuy nhiên bởi trên vai gánh vác nhiều trách nhiệm khác nhau, khiến chúng ta luôn phải tự kiềm chế sự vui thích nhàn hạ của bản thân, kiềm chế niệm đầu muốn thoải mái của mình, để cố gắng làm việc kiếm tiền, hy vọng gia đình có một cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Trẻ nhỏ thì ngược lại, chúng hoàn toàn không có những suy nghĩ phức tạp và nhiều như người lớn chúng ta.

Khi con trẻ học tiểu học, tư tưởng và cách suy nghĩ của chúng khá đơn giản, chỉ nhìn thấy những sự việc trước mắt, không hiểu rõ cái gì gọi là ‘tiền đồ’ hay ‘tương lại’. Bởi vậy chúng ta mong muốn giảng dạy những đạo lý thâm sâu cho chúng, muốn chúng tự giác đọc sách, đối với chúng chẳng khác gì như ‘đàn gẩy tai trâu’. Chúng hoàn toàn không thể lý giải, chỉ muốn làm điều mà chúng muốn, chơi những thứ mà chúng cho là thú vị.

Cũng may mà bọn trẻ khi mới bước vào tiểu học, là từ môi trường gia đình bắt đầu vào tới nhà trường, nên thông thường cũng không dám ‘cả gan’, không dám quấy rối nghịch ngợm. Bởi vậy đây là thời gian tốt để thực hiện kiểu ‘giáo dục cưỡng chế’.

Vài năm trước đây thường có kiểu cha mẹ hổ báo, dựa vào lương tâm mình mà nói, tôi cảm thấy ‘Cách giáo dục kiểu cưỡng chế’ chỉ có thể thích hợp áp dụng cho học sinh tiểu học. Còn tại các giai đoạn khác, áp dụng cách giáo dục cưỡng chế này đều không có lợi, ngược lại còn bị phản tác dụng.

Tuy nhiên vào thời kỳ tiểu học, nếu có thể thực sự áp dụng cách giáo dục cưỡng chế theo cách thức truyền thống của người Châu Á, thì không những có thể bồi dưỡng thái độ học hành tích cực từ nhỏ cho con trẻ, mà còn có thể giúp con có thêm năng lực học tập tạo bước đệm cho 5 năm học tiểu học.

Tác giả: Tiêu Phong

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN