Giết hại động vật hoang dã sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xã hội ra sao?

Giết hại động vật hoang dã sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xã hội ra sao?

Các nhà nghiên cứu gần đây đã kết luận sự suy giảm động vật hoang dã có thể gây ra nạn đói và thất nghiệp, và hậu quả là tăng nạn tội phạm và bất ổn chính trị.

động vật hoang dã

Ảnh minh họa: Pixabay.com

Vào thế kỷ 19, một số học giả cho rằng việc ‘gần như tuyệt chủng’ của bò rừng ở Mỹ đã dẫn đến tình trạng gần như sụp đổ của văn hóa thổ dân miền tây nước Mỹ.  Các nền văn minh khác cũng bị ảnh hưởng theo cách tương tự, điều này cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa trạng thái của xã hội với tình trạng của thiên nhiên hoang dã.

“Nhiều nhà lãnh đạo môi trường lại ít thừa nhận các mối quan hệ này”- Douglas McCauley nói, ông là phó giáo sư khoa sinh thái, tiến hóa và sinh vật biển của Trường Đại học California, Santa Barbara.

Ông đưa ra các ví dụ khác nhau về mối quan hệ này: “Sự suy giảm nhanh cá tuyết đã gây ra sự tan rã các cộng đồng bên bờ biển Canada trong nhiều thế kỷ trước và gây tổn thất hàng tỷ USD cho việc cứu tế. Tình trạng suy giảm lượng đánh bắt cá ở Somalia đóng vai trò cho sự bùng phát bạo lực hàng hải tại đây và quốc tế”.

Theo tác giả Justin Brashares, phó giáo sư về sinh thái ở khoa môi trường của UC Berkeley thì suy giảm động vật hoang dã trên toàn cầu dẫn đến các xung đột bạo lực, các tội phạm có tổ chức và thậm chí là lao động trẻ em, vì vậy đòi hỏi cần có sự phối hợp trên quy mô lớn hơn, vượt khỏi vấn đề sinh thái truyền thống”.

Ông nói: “Các gia đình bần cùng phải dựa vào nguồn tài nguyên hoang dã để duy trì cuộc sống. Chúng ta không thể áp dụng các mô hình kinh tế như giá cả sẽ tăng hoặc nhu cầu giảm khi nguồn cung trở lên khan hiếm”.

“Thay vào đó, sẽ cần nhiều lao động hơn để bắt các loài động vật hoang dã và cá, và trẻ em là nguồn lao động rẻ và nhiều. Hàng trăm ngàn các gia đình bần cùng đang bán con trẻ của họ cho các nơi làm việc trong điều kiện khắc nghiệt”.

Buôn bán động vật hoang dã

Bài viết, đăng trên tạp chí Science, đã kết nối mối quan hệ giữa nạn cướp biển tăng nhanh và bạo lực hàng hải ở Somalia với các cuộc chiến về quyền đánh bắt cá. Ban đầu chỉ là xua đuổi các tàu thuyền nước ngoài xâm nhập trái phép vào vùng biển Somali, sau đó leo thang lên thành cướp các thuyền đánh cá, thậm chí cướp cả các thuyền không đánh cá để đòi tiền chuộc.

Các tác giả so sánh việc săn bắt động vật hoang dã với buôn bán ma túy, nhấn mạnh rằng lợi nhuận lớn từ việc buôn bán các hàng hóa động vật hoang dã đắt tiền như: ngà voi và sừng tê giác đã thu hút các nhóm du kích và tổ chức tội phạm toàn thế giới.

Họ chỉ ra lực lượng quân đội chống chính phủ Al-Shabab, và Boko Haram là các nhóm dùng việc săn bắt động vật hoang dã để có tiền cho các hoạt động khủng bố.

McCauley và đồng nghiệp nhấn mạnh rằng, giải quyết vấn đề buôn bán động vật hoang dã sẽ phức tạp như vấn nạn buôn bán ma túy và đòi hỏi cách tiếp cận nhiều chiều.

McCauley nói: “Điều chúng tôi không muốn là chỉ bắt đầu một cuộc chiến đơn giản với những kẻ săn trộm, dùng những cách đã dùng trong cuộc chiến chống ma túy mà không có thành công nhiều”.

Trẻ em, Tội phạm, Cộng đồng

Báo cáo nhấn mạnh niềm hy vọng giải quyết vấn nạn suy giảm động vật hoang dã.

McCauley nói: “Giải quyết các vấn đề xã hội bắt nguồn từ sự khan hiếm động vật hoang dã sẽ rất khác biệt – và về cơ bản là có nhiều hy vọng hơn – hơn là giải quyết các vấn đề xã hội xuất phát từ các loại khan hiếm tài nguyên thiên nhiên khác. Bằng tiền và sự hỗ trợ chính trị tốt thì chúng ta có thể nuôi dưỡng thêm nhiều tê giác, nhưng chúng ta không thể làm thêm nhiều kim cương hoặc dầu”.

Các nhà khoa học chỉ ra các tổ chức trong lĩnh vực thay đổi môi trường, như Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Môi trường, có thể là hình mẫu tiềm tàng cho một cách tiếp cận tổng thể. Nhưng, họ lưu ý, các chương trình khắt khe nhằm giải quyết vấn nạn suy giảm động vật hoang dã ở cấp độ địa phương và khu vực cần phải song hành với những nỗ lực toàn cầu.

Ví dụ, họ dẫn chứng chính quyền địa phương ở Fiji và Namibia đã tháo gỡ được căng thẳng xã hội ở đất nước của họ bằng cách cho phép độc quyền săn bắt và đánh cá và dùng các khu vực quản lý để giảm nạn săn trộm và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân địa phương.

Ông McCauley nói: “Cách làm này cho thấy tại sao chúng ta nên bảo tồn động vật hoang dã, làm rõ hơn vai trò của mỗi bên trong trò chơi này. Sự suy giảm động vật hoang dã sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới các tầng lớp xã hội phụ thuộc vào nguồn lực này”.

“Chúng ta không chỉ mất đi các chủng loại động vật, chúng ta còn mất đi trẻ em, phá vỡ cộng đồng, và gây gia tăng tội phạm. Điều này khiến việc bảo tồn động vật hoang dã có tầm quan trọng hơn cách hiểu trước kia”.

Bởi: Julie Cohen, University of California

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN