Những lưu ý khi cho trẻ uống sữa đậu nành để tránh ngộ độc

Những lưu ý khi cho trẻ uống sữa đậu nành để tránh ngộ độc

Bé Lala (tên nhân vật đã được đổi) năm nay lên mẫu giáo lớn. Bé rất lém lỉnh và đáng yêu. Một buổi sáng trước khi đến trường, mẹ của bé là chị Mai Chi đã cho bé uống 1 cốc sữa đậu nành, và chuẩn bị thêm 1 cốc cho bé mang đến trường.

đậu nành

Ảnh: Xahoi.com.vn

Đến trường được một lúc thì bé Lala xuất hiện triệu chứng nôn trớ và khó thở. Cô giáo lập tức đưa bé đến bệnh viện nhưng do tình trạng trúng độc quá nặng, bé không thể qua khỏi và đã ra đi trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.

Khi bác sĩ truy tìm nguyên nhân tử vong của bé mới phát hiện ra rằng, nguồn gốc của độc tính là từ cốc sữa đậu nành “chưa nấu chín” mà mẹ bé đã cho bé uống ban sáng.

Tại sao uống sữa đậu nành chưa đun chín lại có độc tính mạnh đến như vậy?

Trong sữa đậu nành có chứa một loại chất có tên gọi là Saponin. Loại chất này có trong rất nhiều loại rau, đậu, thảo mộc vốn nổi tiếng với những công dụng có lợi cho sức khoẻ (như đậu nành, nhân sâm,…). Saponin có khả năng giảm choresterol, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão hoá, v.v…

Nhưng nếu dùng không đúng cách, Saponin có thể gây ra hiện tượng trúng độc, kèm theo những triệu chứng như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,…

Vậy sự khác biệt nằm ở đâu?

Trong sữa đậu nành còn chứa enzim có tên Protease. Enzim này gây suy giảm chức năng tiêu hoá của dạ dày (tác động thông qua dịch vị).

Cả hai loại chất này đều phải được xử lý qua nhiệt độ 100°C mới có thể loại bỏ độc tố và dung nạp được vào cơ thể người mà không gây tác dụng phụ.

Như vậy, theo lời khuyên của các bác sĩ, cần đun nóng sữa đậu nành ít nhất 5 phút để làm chín hoàn toàn các thành phần trong đó, sau đó có thể tuỳ theo sở thích người dùng thích uống nóng hay lạnh mà chế biến.

Ngoài ra, còn có các lưu ý sau:

– Không cho trẻ uống sữa đậu nành khi đói: Một số thành phần trong sữa đậu nành khiến cơ thể trẻ sau đó khó hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

– Không uống sữa đậu nành với đường đỏ: Trong đường đỏ có nhiều hợp chất có tình axit, khi kết hợp với sữa đậu nành, sẽ phá huỷ những chất có lợi trong đậu nành, đồng thời giảm hấp thu các chất có lợi còn lại trong sữa, gây khó tiêu, chướng bụng.

– Không ủ ấm sữa đậu nành trong các loại dụng cụ giữ nhiệt: thời gian giữ nhiệt càng dài, vi khuẩn không có lợi trong sữa đậu nành sẽ càng sinh sôi nhiều. Sau 3-4 tiếng, sữa đậu nành được ủ trong bình giữ nhiệt sẽ trở nên biến chất.

– Không uống sữa đậu nành với thuốc kháng sinh: Một số thành phần trong thuốc kháng sinh triệt tiêu những thành phần dinh dưỡng có ở sữa đậu nành.

– Uống sữa đậu nành thường xuyên cần chú ý bổ sung thêm kẽm: Lactin và Saponin trong sữa đậu nành cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể. Do vậy nếu uống sữa đậu nành thời gian dài, cần lưu ý tới việc bổ sung thêm kẽm.

Minh Xuân/DKN

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN