Hãy dùng thái độ thành kính nhất để cúng dường Phật

Hãy dùng thái độ thành kính nhất để cúng dường Phật

Thuận theo sự thịnh hành của Phật giáo, người tín ngưỡng Phật giáo ngày càng nhiều. Cúng dường là thể hiện tâm hướng Phật của mỗi một tín đồ.

bái Phật

(Ảnh: phunutoday.vn)

Đôi chút về cúng dường Phật

Nói về cúng dường, thì không chỉ là việc tín đồ dùng tài vật để cúng, ví dụ, 10 cúng dường đối với Phật đà: Hương, hoa, đèn, đồ, quả, trà, thực, bảo, châu, y; 3 cúng dường Đối với Pháp Bảo: Lễ bái, tán dương, ý niệm quan tưởng; 4 cúng dường đối với tăng chúng: y phục, ẩm thực, đồ ngủ, thuốc thang.

Sự cúng dường đối với Phật và Pháp thì có một trình độ nhất định. Sự cúng dường đối với tăng gia cũng có một chút phân biệt. Người đời hay nói rằng, “cúng dường 500 người thường, không bằng cúng dường 1 người có học vấn; Cúng dường 500 người có học vấn, không bằng cúng dường 1 người có tâm từ bi; Cúng dường 500 người có tâm từ bi, không bằng cúng dường 1 người hiểu Pháp lý; Cúng dường 500 người hiểu pháp lý; không bằng cúng dường 1 người có tâm bồ đề.” Vì thế, hiện nay con người khi cúng dường bố thí, đều nghĩ rằng: Tôi cúng dường tăng nhân, họ có thực sự tu hành không? Có từ bi không? Có đạo đức không? Tôi làm việc phúc đức như thế, liệu tôi có thu được gì không?

Kỳ thực, các tín đồ không nên có cách nghĩ như thế, người ta có câu, “tiền vào cửa chùa, phúc trả thí chủ”, chỉ cần bạn phát ra một tâm thuần tịnh, chỉ cần những thứ bạn cúng dường là thanh tịnh, cho dù đối phương có thế nào, thì cũng không hà tất phải so đo tính toán.

Cảm nghĩ về cúng dường Phật hiện nay

Cúng dường bái phật

(Ảnh: dkn.tv)

Hiện nay, có nhiều người chỉ biết cúng Phật, bái Phật, nhưng tâm thì không hề hướng Phật, cầm được giấy quy y, thì coi như xong việc, liền cho rằng mình đã là Phật tử. Đối với đạo lý của Phật pháp thì họ không hề ghi nhớ trong tâm, vẫn hoàn toàn là quan niệm khi xưa, cách hành xử như xưa. Giả như gặp phải chuyện gì không may mắn, họ liền oán trách Phật.

Những người đó cho dù hàng ngày dâng hương cúng bái lên Phật, lên Bồ Tát nhiều đến mấy, tốt đến mấy thì cũng bằng không. Họ mãi mãi chỉ là người đứng ngoài cửa Phật. Cũng là nói, đối với một tín đồ theo Phật thì phải: “Dựa vào Pháp mà tu hành, dựa vào giáo huấn để thực hành”, thì đó mới là sự cúng dường tốt nhất đối với Phật.

Thể ngộ của Đường Thái Tông về cúng dường

Đường Thái Tông Lý Thế Dân

Đường Thái Tông Lý Thế Dân (Ảnh: dkn.tv)

Đường Thái Tông Lý Thế Dân từng nói với đại sư Huyền Trang rằng: “Tôi rất muốn cúng dường tăng chúng, nhưng nghe nói hiện nay những người xuất gia, đại đa số đều không tu luyện, vậy thì phải làm sao?”

Đại sư Huyền Trang nói: “Núi Côn Sơn mặc dù sinh ra ngọc, nhưng trong đó đều có bùn đất; Sông Lệ Thủy mặc dù sinh ra vàng, nhưng cũng lẫn toàn đất đá; Cung kính đối với tượng đất La Hán, thì sẽ được phúc báo; Đồng đúc thành hình tượng Phật, mà dám phá hoại sẽ bị trừng phạt; Dùng bùn đất để đắp nặn thành rồng, mặc dù không thể mưa, nhưng khi cầu mưa thì vẫn cần dùng nó. Tăng chúng không nhất định có thể ban phúc cho con người, nhưng muốn có phúc thì vẫn phải lễ kính tăng chúng. Quan trọng là ở người cúng dường (Thí Chủ), có thể từ một tượng đất nặn mà có thể khởi lên một trái tim từ bi cao quý.”

Đường Thái Tông nghe xong bỗng bừng tỉnh: “Sau này khi gặp phải tăng chúng như nào đi nữa, ông cũng đều dùng thái độ lễ kính chư Phật, để lễ kính đối với họ.”

Thể ngộ của Đường Thái Tông, có thể dùng để cho các tín đồ ngày nay tham khảo!

Theo Secretchina

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN