Hildegard von Bingen và những điệu nhạc còn mãi với thời gian

Hildegard von Bingen và những điệu nhạc còn mãi với thời gian

Hildegard von Bingen (1098-1179) là nhà soạn nhạc nữ đầu tiên được ghi chép trong lịch sử. Bach, Beethoven, Wagner mỗi người đại diện cho đỉnh cao âm nhạc nước Đức ở mỗi giai đoạn khác nhau, mà nhà soạn nhạc có sức sáng tạo nhất trong thời trung cổ lại chính là Hildegard. Bà sáng lập tu viện của mình ở Bingen bên dòng sông Rhine, vì vậy bà được gọi là “Hildegard của Bingen” (Hildegard von Bingen). Không chỉ như vậy, bà còn là nhà thần học của nước Đức, là thánh nhân của Thiên Chúa giáo, là thánh sư của Giáo hội, đồng thời cũng là nhà sáng tác, thầy thuốc và nhà tiên tri.

Hildegard von Bingen

Hildegard von Bingen. Ảnh: BBC.

Vào 20 năm cuối của thế kỷ 20, từ Cologne đến New York, toàn bộ giới công nghiệp văn hóa đều dấy lên phong trào Hildegard. Những ca khúc thánh ca của bà được chế tác thành đĩa nhạc, chiếm vị trí rất cao trong bảng xếp hạng bán chạy nhất. Trong các cửa hàng bày bán sách với chủ đề nghiên cứu về thơ ca trường phái ấn tượng và chủ nghĩa triết học thần bí của bà. Phương pháp điều trị bằng thảo dược thời trung cổ của bà cũng được tái xuất bản, hàng ngày có rất nhiều người đến tham quan tu viện của Hildegard. Năm 2009 nước Đức quay phim tiểu sử “linh thị” về thánh nữ Hildegard.

Thông qua người phụ nữ đa tài đa nghệ này, người ta phát hiện ra văn nghệ phục hưng và triết học nghệ thuật thời kỳ Gothic trong thế kỷ 12 đến nay vẫn là thành tựu to lớn khiến các thế hệ sau phải thán phục, chúng làm đệm lót và là sự tích lũy to lớn cho văn nghệ phục hưng của các thế hệ sau. Nhận định: “thời kỳ trung cổ Châu Âu là đêm dài dai dẳng” là một luận thuyết hoang đường, vì rất nhiều người vô danh đã trở thành ngôi sao sáng chói, mà Hildegard chính là ngôi sao sáng nhất và đẹp nhất, âm nhạc của bà tựa như thiên thần và sức mạnh tinh thần của bà an ủi dẫn đường người nghe. Nhà nghiên cứu, giáo sư Newman nói: “Dù có dùng nước pha loãng Hildegard, còn có thể mang đến nhiều thứ hơn văn hóa đang thịnh hành hiện nay của chúng ta.”

Hildegard von Bingen – Nữ tiên tri bên sông Rhine

Hildegard xuất thân trong gia đình quý tộc. Năm 3 tuổi đã có cảm ứng siêu lạ thường, tức thiên nhãn (con mắt thứ ba) có thể nhìn thấy được cảnh tượng ở một không gian khác mà người thường không nhìn thấy được, còn có thể biết trước những chuyện sắp xảy ra. Năm 7 tuổi được cha mẹ đưa đến tu viện để nhận sự giáo dục ở đó, vào năm 38 tuổi được chọn làm viện trưởng của tu viện nữ.

Trong nhiều năm, bà luôn che giấu công năng đặc dị (khả năng đặc biệt) của mình, cho đến khi nhận được lời kêu gọi của Chúa và dưới sự ủng hộ của Đức Giáo Hoàng, bà mới viết ra những linh thị mà mình nhìn thấy. “Vào năm tôi 48 tuổi 7 tháng, thiên đường khai mở, một luồng ánh sáng làm người ta chói mắt chiếu xuống đi xuyên vào trong linh hồn của tôi. Nó giống như một hòn lửa làm khởi động cánh cửa trái tim tôi, ấm áp mà không nóng rực, trong nháy mắt tôi lĩnh ngộ được ý nghĩa thực sự của kinh sách (kinh thánh, thơ ca).”

Cả đời của Hildegard sáng tác vô số tác phẩm. Cuốn sách đầu tiên của bà tên là “Nhận ra con đường của Chúa” (Know The Way Of The Lord), nội dung đề cập đến các chủ đề về trí tuệ, tín ngưỡng, nhân tính, khai ngộ, sự chuộc tội, Giáo hội, Thánh sự. Cảnh tượng cuối cùng trong sách có nói đến Ngày Phán Xét. Tiếp đó, bà hoàn thành cuốn “sách công-tội của đời người” (Llber vitae meritorum) và “công việc của thần thánh” (De operarione Dei). Cuốn đầu tiên đề cập đến sự chiến đấu giữa công đức và ác hạnh, tổng cộng đưa ra 35 điều công đức và ác hạnh khác nhau. Cuốn thứ hai đi sâu một bước từ góc độ của luận thuyết vũ trụ tường thuật tư tưởng thiền học của bà. Trong sách của Hildegard liên tục xuất hiện thông điệp không nên ham mê, cho rằng giữ trinh tiết chính là cuộc sống tâm linh cao thượng nhất.

Bà còn có khả năng trong lĩnh vực y học (physica), thể hiện ra khả năng quan sát khoa học cực kỳ hiếm có. Bà đem tâm đắc và phương pháp chữa bệnh cho người bằng thảo dược, động vật, khoáng sản ghi chép vào quyển “nguyên nhân bệnh và cách chữa trị” (Causae et Curae). Ví dụ như: hạt dẻ có thể chữa lành bệnh suy nhược cơ thể, hổ phách pha với rượu uống vào có thể chữa đau dạ dày, thì là có thể giúp lấy lại cân bằng vui tươi, cây xô thơm có tác dụng diệt khuẩn đối với đau họng, viêm nướu răng. Bà dựa vào bốn nguyên tố cơ bản là không khí, nước, lửa, đất tương ứng như bốn chất dịch cơ thể để phán đoán trạng thái sức khỏe của cơ thể, phát triển thành quan niệm tự chữa lành toàn diện của sự kết hợp giữa thân thể và tâm linh. Nói đến quan hệ giữa vũ trụ lớn và vũ trụ nhỏ (tức con người), bà cho rằng nhân loại là một tấm gương, từ đó phản ánh ra toàn bộ thế giới của vũ trụ lớn. Đây cũng là điều nằm trong cốt lõi tín niệm của Hildegard.

Sự cống hiến của bà trong lĩnh vực tôn giáo và thần học, sự uyên bác và lời tiên tri chính xác được nhiều người biết đến của bà, vô cùng nổi tiếng trong thời kỳ trung cổ của Châu Âu, được sự kính trọng của Đức Giáo Hoàng và quốc vương. Mọi người gọi người phụ nữ trí tuệ bậc cao này là “nữ tiên tri bên sông Rhine”.

Giai điệu hài hòa được Chúa khai thị

Hildegard von Bingen sáng tác dưới sự khai thị của Chúa. Ảnh: Wikipedia.

Âm nhạc là môn nghệ thuật mà Hildegard xem trọng nhất, bà sáng tác rất nhiều ca khúc, có khoảng 80 bài được lưu giữ lại, số lượng ca khúc vượt quá phần lớn các nhà soạn nhạc thời trung cổ. Trong đó nhạc kịch tôn giáo (liturgical drama) quen thuộc với mọi người nhất là “Ordo Virtutum”, được rất nhiều giọng ca nữ cùng nhau hát, kể về cau chuyện linh hồn muốn cuộc sống vĩnh hằng phải trãi qua nhiều cuộc chiến với ma quỷ. Đây là vở nhạc kịch tôn giáo được biết đến đầu tiên.

Âm nhạc nhà thờ đầu tiên là thánh ca (cantus planus), thánh ca Gregory chính là dùng duy nhất giọng nam đặc biệt là giọng nam trầm (giọng Basso) làm hình thức cho phần giọng đơn trung tâm, không kẻm tiết tấu, không quan trọng âm luật, âm vực cũng hẹp, dùng giọng trầm sâu lắng một cách chậm rãi làm nổi bật sự trang nghiêm long trọng.

Cách nhìn âm nhạc của Hildegard không giống với các lãnh tụ giáo hội của thời kỳ trước. “nếu không có âm nhạc, từ ngữ chỉ là cái vỏ không; có âm nhạc rồi, lúc được hát lên, chúng mới sinh động, vì từ ngữ là cơ thể, âm nhạc lại là tinh thần”. Âm nhạc đối với bà mà nói là bà chộp lấy cái đẹp và niềm vui từ thiên đường. Sở dĩ âm nhạc lại cao thượng như vậy, là vì nó là âm thanh, có thể liên hệ với loại âm thanh cao nhất đó.

Sáng tác và biên tập của Hildegard trong “giai điệu hài hòa được Chúa khai thị” (Symphonia armonie celestium revelationum), có 77 bài kèm với giai điệu đơn âm viết thành thơ ca. Bà nói rằng những ca khúc này bắt nguồn trực tiếp từ hiện tượng dị thường thần bí của bà_ những gì thấy bằng con mắt thứ ba, bản thân bà chẳng qua chỉ là chỗ chứa và lối ra của con đường của Chúa. Bà ví âm nhạc lúc lên cao lúc xuống thấp của bà, như là “lông vũ nhẹ bay bồng bềnh trong hơi thở của Thượng Đế”. (A feather on the breath of God)

Ca khúc của bà có tiết tấu đi kèm, hầu như là một chữ đối xứng một âm, bà dùng phương thức trước đó chưa từng có, lấy các quảng âm từ một quảng năm và một quảng tám làm điểm nhấn, không gian âm rất rộng, biến hóa đa dạng. Bà dùng ngôn ngữ tuyệt đẹp, giai điệu sáng tạo đặc biệt, để ngợi ca Thượng Đế, tán tụng đức mẹ Maria, thiên sứ, thánh đồ và các tín đồ. Khai thác ra không gian của Chúa khác biệt với thánh ca của Gregory.

Những ca khúc này được giọng nữ hát đơn ca hoặc là hợp ca, mang đến sức sống tươi mới của thiên nhiên, giống như dòng chảy sôi động của dòng suối trong vắt tinh khiết. Thánh ca mềm mại và uyển chuyển, lấp lánh như tia sáng tinh khôi mềm mịn của những viên ngọc trai, bài hát cầu nguyện chân thành, vang vọng trong không gian của nhà thờ, mềm mại uyển chuyển theo từng bước nhảy của giai điệu bay lên, bay xuyên qua mái vòm nhà thơ Gothic, bay lượn trong bầu trời xanh mây trắng, rồi hướng về thiên đường thiêng liêng huy hoàng…

Những linh khí thanh thoát đó, những ý nghĩ yên tĩnh sâu lắng, năng lượng sôi sục bất tận trong sự thăng hoa…thật khó để diễn tả một cách đầy đủ và chính xác, tóm gọn trong nét đẹp chính là ảnh hưởng tính thuần túy và tính siêu việt của loại âm nhạc này được lấy làm sự biểu đạt thiêng liêng.

Có rất nhiều đĩa hát thể hiện lòng tôn kính đối với Hildegard trong phong trào retro (phong trào phục cổ). Đoàn hợp xướng thánh ca dốc sứng tái chế lại âm nhạc thời kỳ trung cổ, thu âm lại CD của Hildegard với thành công khá ấn tượng. Như là “điệu hát đồng thanh”, “bài hát vui mừng”, “bài hát của máu”, “Oh, Jerusalem”, “luật lệ đức hạnh”, “Thánh đồ” v.v..

Cùng xem: Hildegard von Bingen – Canticles Of Ecstasy:

Xem thêm:

Sources:

Tags:

BÀI LIÊN QUAN