Khí phách của người quân tử qua cái chết của Tử Lộ

Khí phách của người quân tử qua cái chết của Tử Lộ

Tử Lộ nghe tin Khổng Khôi phát binh khởi loạn, muốn lập Thái tử Quý Hội lên làm tân Hoàng đế, liền vội vàng quay về thành.

Tử Lộ vừa vào đến nhà Khổng Khôi, đúng lúc Tử Cao đang đi ra, Tử Cao nói với anh ta rằng: “Anh không cần phải vào nữa, cửa đã đóng rồi”.

Tử Lộ nói: “Tôi đứng chờ ngoài cổng vậy”.

Tử Cao nói: “Xem ra việc đã không kịp nữa rồi, anh không cần đi rước lấy tai hoạ này nữa”.

Tử Lộ nói: “Tôi đã nhận bổng lộc của Khổng Khôi, không thể mặc kệ anh ấy khi anh ấy gặp hoạn nạn”.

Tử Cao khuyên không được anh ta, đành bỏ đi. Sau khi Tử Lộ đi vào, đến trước cửa lớn, Công Tôn đóng cửa nói rằng: “Không cần vào nữa!”

Tử Lộ nói: “Ngài có phải là Công Tôn không? Sao có thể tham lam lợi lộc mà tránh xa khi người ta hoạn nạn chứ? Tử Lộ tôi không phải là người như vậy! Đã hưởng bổng lộc của người ta rồi, nhất định phải cứu giúp họ, khi họ gặp hoạn nạn”.

Lúc này có một sứ giả đến, cửa lớn liền mở, nên Tử Lộ mới có thể đi vào. Khổng Khôi và Thái tử Quý Hội đang ngồi ở trên đài cao, Tử Lộ nói với Thái tử rằng: “Thái tử sao có thể dùng Khổng Khôi được? Nếu như muốn giết anh ta nhất định phải có người làm cùng thái tử”, rồi lại nói: “Thái tử không có dũng khí. nếu như bị thiêu trên đài cao, nhất định sẽ không có người cứu Khổng Khôi?”.

Thái Tử nghe những lời của Tử Lộ nói rất sợ hãi, liền phái Thạch Khất sai người ngăn cản Tử Lộ, dùng qua kích đánh Tử Lộ, cắt đứt mũ của anh ta, Tử Lộ nói: “Người quân tử khi chết, không thể để mũ rơi xuống đất”. Và cứ thế giữ mũ cho đến khi bị giết chết.

Phân tích: 

Tử Lộ coi trách nhiệm, đạo nghĩa của bản thân mình quan trọng hơn cả sinh mệnh và địa vị, sống chết sớm đã được an bài. Bởi vì anh ta là gia thần của nhà Khổng Khôi, chủ nhân mưu phản, đương nhiên anh ta không có cách gì ngăn cản, nhưng vẫn coi đây là trách nhiệm của mình, đó mới là việc làm của người quân tử, là khí phách của người quân tử, cho nên trước khi chết vẫn muốn giữ nguyên áo mũ.

Hành vi xử trí sự việc của mỗi người đều có một nguyên tắc nhất định của bản thân mình, làm gì cũng phải phù hợp với nguyên tắc đó. Nếu như đặt đạo đức, khí tiết của mình lên trên chức vị của mình, thì từng giây, từng phút phải làm sao cho hành động của mình phù hợp với yêu cầu đạo đức, không vì lựa chọn giữa lợi và hại mà thay đổi nguyên tắc, như vậy mới thể hiện ra được sự tu dưỡng bản thân của người quân tử.

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN