Khoa học đã chứng minh được sự tồn tại của hệ thống kinh mạch trong cơ thể người?

Khoa học đã chứng minh được sự tồn tại của hệ thống kinh mạch trong cơ thể người?

Theo Tây y, không có hệ thống kinh mạch nào có nền tảng về giải phẫu vật lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho chúng ta một cái nhìn khác…

>>Bí mật từ Y học Hàn Quốc: Niềm tin sai lầm vào các loại thuốc tổng hợp

Nghe có vẻ hơi kì lạ, nhưng có rất nhiều trường hợp mà khoa học thực sự đã kìm hãm sự tiếp cận của chúng ta với những khám phá và kiến thức mới.

Khi khoa học chủ lưu nhanh chóng hạ thấp bất cứ điều gì mà không được trực tiếp nhìn thấy hoặc chạm vào. Điều này khiến cho các khái niệm như “điểm năng lượng” ở bên trong cơ thể người dường như trở thành khoa học viễn tưởng.

Kinh mạch và lạc mạch

Các kinh mạch và lạc mạch bên trong cơ thể con người. Ảnh: Đông y Vũ Gia Đường.

Nhưng chỉ vì chúng ta không thể tận mắt nhìn thấy điều gì đó, không có nghĩa rằng nó không tồn tại. Nikola Tesla đã nói với chúng ta rằng “một khi mà khoa học bắt đầu nghiên cứu đến các hiện tượng phi vật chất, thì chỉ cần 10 năm nó cũng phát triển nhiều hơn tất cả những thế kỉ trước từ lúc nó [khoa học] tồn tại cho đến nay” và trong nhiều năm nay, có hàng trăm các nhà khoa học trên khắp thế giới đã và đang bàn luận về chủ đề này.

Trong những thập kỉ tiếp theo, các cuộc thử nghiệm về khoa học phi vật chất tiếp tục gia tăng đáng kể, và tất cả chúng ta đều được lợi ích từ nó. Như chúng ta biết khoa học đang thực sự thay đổi.

Một khi mà khoa học bắt đầu nghiên cứu đến các hiện tượng phi vật chất, thì chỉ cần 10 năm nó cũng phát triển nhiều hơn tất cả những thế kỉ trước từ lúc nó [khoa học] tồn tại cho đến nay.
— Nikola Tesla

Chăm sóc sức khỏe là một trong những lợi ích mà khoa học phi vật chất mang lại cho loài người, như nhiều công bố đã tiết lộ về tầm quan trọng của sự kết nối giữa tâm và thân, và cách mà chúng ta suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, nhận thức về môi trường xung quanh chúng ta và nhiều hơn thế nữa, tất cả đều liên hệ đến sức khỏe thể chất và sự điều tiết của hệ thống miễn dịch.

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Châm Cứu và Kinh Mạch có tựa đề “ Hệ thống mạch máu chủ đạo như một hệ thống giải phẫu mới” là một nghiên cứu đã công nhận tầm quan trọng của những khái niệm này.

Cộng đồng y học đa phần đều đánh giá thấp tầm quan trọng của các liệu pháp chữa trị sử dụng những hiểu biết này – những kiến thức đã có mặt hàng ngàn năm trước đây trong nhiều nền văn hóa cổ đại khác nhau.

Bản đồ kinh mạch

Bản đồ kinh mạch đã được các thầy thuốc Trung y lập ra từ 2000 năm trước (ảnh: Internet)

Châm cứu là một cách thức chữa bệnh thông qua việc kiểm soát hệ thống kinh mạch của con người, phương pháp này đã đem lại tác dụng kì diệu đối với nhiều người, nhưng nền khoa học của chúng ta vẫn chưa giải thích được nó hoạt động như thế nào. Đây là một trong nhiều ví dụ như thế.

Mặc dù khoa học chưa thể lí giải được cách mà những phương pháp này hoạt động, nhưng ít ai có thể phủ nhận tác dụng của Đông y cổ truyền đối với con người, cũng như vai trò quan trọng của nó trong việc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

Đông y cổ truyền đã được sử dụng hàng ngàn năm nay, và người ta giả định rằng nếu nó không có tác dụng, chúng ta đáng lẽ đã không sử dụng nó cho tới bây giờ.

Theo Tây y, không có hệ thống kinh mạch nào có nền tảng về giải phẫu vật lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu bên trên đã cho chúng ta một cái nhìn khác:

Vào những năm đầu 1960, chỉ có một giả thuyết được đề xuất để giải thích cơ sở giải phẫu các kinh mạch. Bằng cách sử dụng các phương pháp thí nghiệm khác nhau trong suốt 10 năm qua, số lượng các bài báo khoa học về việc phát hiện ra bằng chứng giải phẫu và sinh lý khác nhau xác nhận sự tồn tại của một cơ sở giải phẫu cho các hệ thống kinh mạch đã tăng lên. Khoa học hình thái bị thách thức rất lớn để đưa ra một lý thuyết y sinh mới giải thích sự tồn tại của các hệ cơ thể mới như hệ thống mạch máu chủ đạo (PVS)

Một đường kinh mạch

Một đường kinh mạch ở ống ngực chuột được phát hiện nhờ kỹ thuật nhuộm màu (ảnh: TS. Kwang‐Sup Soh)

Các nhà nghiên cứu gọi nó là Hệ thống mạch máu chủ đạo và theo một bài báo khác đã được công bố trên tạp chí Bằng Chứng dựa trên Y học Thay thế và Bổ sung, “thậm chí ngày nay, hệ thống kinh mạch vẫn được nghiên cứu với những cấu trúc giải phẫu nổi tiếng.”

Nó bao gồm các mô liên kết gọi là hệ thống cân mạc, là đại diện chức năng của hệ thống kinh mạch được thành lập và hiểu rõ, được đề ra bởi một nghiên cứu công bố trên tạp chí Tư Liệu Phẫu Thuật. Có nhiều huyệt vị đã được xác định trên cánh tay người ở nhiều bộ phận phẫu thuật. Người ta thấy rằng có “một sự tương ứng lên đến 80% giữa các vị trí của các điểm huyệt và vị trí của gian cơ hoặc mô liên kết trong phần mô sau khi chết.” Nghiên cứu đề xuất rằng “các mối quan hệ giải phẫu của các huyệt vị và kinh lạc đối với các mô liên kết có liên quan đến cơ chế hoạt động của châm cứu và cho thấy vai trò tích hợp quan trọng đối với mô liên kết kẽ.”

Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc (ở nghiên cứu đầu tiên được trích dẫn ở trên) tin rằng hệ thống mạch chủ đạo thật ra là một bộ phận vật lý của hệ thống kinh mạch châm cứu. Họ cũng cho thấy rằng hệ thống này tham gia vào khai thông dòng chảy năng lượng và thông tin được chuyển tiếp bởi biophotons (sóng điện từ ánh sáng) và DNA. Họ đề xuất các cơ sở giải phẫu cho PVS và dòng năng lượng này, cũng được biết đến như “khí” là “một làn sóng điện từ có liên quan rất chặt chẽ với DNA trong PVS và DNA “cung cấp những thông tin di truyền” và “có chức năng như một cửa hàng thông tin mà có thể thu thập được từ các trường điện từ của môi trường.”

Họ trích dẫn một số nghiên cứu cho thấy PVS đã được phát hiện kinh mạch tại các vùng khác nhau của cơ thể:

PVS đã được tìm thấy bên trong các mạch máu và mạch bạch huyết. PVS bên trong mạch bạch huyết chảy tự do trong bạch huyết. PVS và PNS  (Hạch chủ đạo) chảy trong tâm thất thứ ba, thứ tư, cổng não, và dọc theo kênh trung tâm của tủy sống. PVS cũng đã được tìm thấy trên khoang nhện, tiểu não, bao ngoài bó sợi thần kinh, và lớp mô liên kết bao bọc ngoài dây thần kinh của dây thần kinh hông. PVS và PNS có mặt trên các bề mặt của gan, dạ dày, ruột nhỏ và lớn, bàng quang, lá lách, thận và mạc nổi, khoang bụng, lớp hạ bì của da, mạc nông, mô mỡ, và mạc ung thư. PVS cũng tiến nhập các mô cơ quan nội tạng.

Các nhà nghiên cứu đã tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt để làm nổi màu các kinh mạch, để lộ các đường mỏng dọc theo các điểm huyệt mà đã không có mặt tại các vị trí không có điểm huyệt (nơi không có kinh mạch). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các đường kinh mạch không giới hạn đối với da, nhưng trong thực tế, một hệ thống đường dẫn cô đặc qua dòng chảy lỏng. Họ cũng biết rằng chất lỏng này tập hợp để hình thành các tế bào gốc.

Sau tất cả các nghiên cứu của họ (như đã thấy trong bài báo), các nhà khoa học đã kết luận rằng PVS cho phép thông tin truyền giữa các sinh vật sống và môi trường, và đó là một hệ thống mà kéo dài suốt toàn bộ cơ thể và đóng một vai trò quan trong tất cả các quá trình sống sinh học. Họ kết luận rằng nó nhận được tín hiệu dưới dạng sóng điện từ từ môi trường, và các tín hiệu nội bộ từ cơ thể cũng như:

PVS cho đến nay vẫn là một hệ thống cơ thể chưa hoàn thiện. Nó có thể giải thích nhiều bí ẩn của cuộc sống. Các cơ chất vật lý cho hệ thống kinh mạch là điểm có thể kết hợp các kiến thức Trung y cổ đại và Trung y hiện đại.

Vẫn còn có nhiều hiện tượng mà chúng ta chưa lí giải được. Ví dụ, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học Trung Quốc ở Mỹ, được thấy tại Viện Y Học Quốc Gia Mỹ, chứng minh rằng một phụ nữ với khả năng đặc biệt đã có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm của hạt giống vì mục đích phát triển nguồn cấp hạt giống cao. Đây chỉ là một trong rất nhiều những ví dụ đã được quan sát và ghi chép nhưng đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích thấu đáo.

Như với các điểm kinh mạch và hệ thống năng lượng trong cơ thể, có lẽ khoa học đang kêu gọi chúng ta trở nên trực quan hơn, tỏ ra tin cậy hơn, và mở rộng tầm nhìn hơn. Có lẽ một lời giải thích khoa học cũng không cần thiết để xác nhận những gì mà con người đã biết trong hàng ngàn năm về trước và vẫn được hưởng lợi cho đến hôm nay.

Tác giả Arjun Walia là cây viết tại Collective-evolution.

Đọc bài gốc tại đây

Tác giả: Arjun Walia | Dịch giả: Tiểu Thảo

Sources:

BÀI LIÊN QUAN