Không có thành công nào là không thấm đẫm mồ hôi

Không có thành công nào là không thấm đẫm mồ hôi

Từ xưa đến nay, để đi đến thành công, mỗi người đều phải trải qua không ít khó khăn trắc trở. Tuy nhiên, bước qua được những nghịch cảnh đó sẽ tạo tiền đề cho mỗi người đạt được tài phú về sau.

Xem thêm: Hai bài học để có một sự nghiệp thành công

bí quyết thành công

Muốn thành công thì hãy nỗ lực thật nhiều

Theo tư liệu lịch sử ghi lại, khi còn nhỏ, đại sư Giám Chân là một cậu bé thông minh hiếu học, nhận thức vấn đề rất tinh nhanh. Năm ông 14 tuổi đã xuống tóc làm hòa thượng tại một ngôi chùa lớn. Lúc đó, vị sư phụ thấy Giám Chân là một người thông minh bèn nghĩ biện pháp rèn luyện ông. Sư thầy đã đưa ông vào phòng tăng khổ hạnh. Mỗi ngày, công việc của ông là đi hóa duyên, dãi nắng dầm mưa, chịu rất nhiều khổ cực. Ngoài ra, ông còn phải chịu đủ sự châm chọc khinh miệt của mọi người. Thời gian đầu, ông đã rất bất bình và tức giận.

Sau một đêm mưa rất lớn, Giám Chân biết được rằng con đường xuống núi hóa duyên rất lầy lội khó đi, thế là ông liền nằm ngủ và thức dậy rất muộn. Sư phụ tìm đến nhìn thấy đôi giày rơm đã cũ vẫn còn ở chân giường liền hỏi: “Sao con vẫn chưa đi ra ngoài hóa duyên?”

Giám Chân nói: “Con là tăng khổ hạnh cũng đã hơn một năm rồi, số giày bị rách còn lớn hơn số giày dép con đi bình thường cả đời. Con nghĩ là mình có nên hay không ở lại trong chùa để giày đỡ rách ạ?” Sư phụ cười rồi cầm tay Giám Chân và nói: “Con đi theo ta ra ngoài một chút.”

Giám Chân đi theo sư phụ băng qua một đoạn đường lầy lội. Sư phụ hỏi: “Con muốn làm hòa thượng loại gì? Là một hòa thượng đánh chuông mỗi ngày hay làm một vị cao tăng có thể hoằng dương Phật Pháp?”

Giám Chân vội đáp: “Đương nhiên con muốn làm một vị cao tăng có thể hoằng dương Phật Pháp.”

Sư phụ lại hỏi tiếp: “Ngày hôm qua con đã đi qua con đường này phải không? Con có tìm thấy dấu chân của con ngày hôm qua không?”

“Không thể tìm được ạ. Ngày hôm qua, con đường này khô ráo và sạch sẽ, làm sao có thể lưu lại dấu chân được thưa thầy?” Giám Chân trả lời rất nhanh.

“Như vậy, hôm nay con lại bước đi trên con đường này, con đường có lưu lại dấu chân con không?” Sư phụ lại hỏi.

Tuy chưa hiểu hết ý thầy nhưng Giám Chân cũng trả lời rất nhanh: “Đương nhiên là có thể ạ.”

“Bước đi trên con đường khó khăn lầy lội sẽ giúp con lưu lại dấu chân. Chỉ có bước đi không ngừng nghỉ qua những khó khăn, thành tựu trên đường tu học sẽ để lại dấu ấn.” Sư phụ giải thích.

Sáu mùa đông đã qua, trên đường tu học, Giám Chân đã gặp không ít khổ ải. Cuối cùng, trong buổi giao lưu văn hóa Trung Nhật tại Nhật Bản, bài chia sẻ kinh nghiệm của ông khiến những người có mặt trong buổi giao lưu không thể quên được.

Những người cả đời chỉ an nhàn làm những việc mà ai cũng có thể làm sẽ không thể lưu điều hữu ích cho hậu thế, lại càng không thể giúp người đó thành tựu sự nghiệp. Chỉ khi bước đi không ngừng vượt qua những nghịch cảnh mới có thể giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm sống và biến nó thành tài phú của mình. Chỉ khi khắc sâu dấu chân của mình trên mỗi bước đường đi, chỉ khi chịu hy sinh sự an nhàn và thoải mái thì mới gặt hái được thành quả. Đó chính là cái lý có mất thì mới có được.

San San/DKN

Sources:

BÀI LIÊN QUAN