Không có văn hóa cũng đồng nghĩa với việc con người không có linh hồn

Không có văn hóa cũng đồng nghĩa với việc con người không có linh hồn

Văn hóa chính là khởi nguồn của sinh mệnh, không có văn hóa cũng đồng nghĩa với việc con người không có linh hồn.

Khổng Tử là vị khai tổ của Nho giáo, nhận được sự tôn trọng và kính ngưỡng của người đời.

Văn hóa Nho giáo là một trong những thành phần quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Các giá trị tinh hoa của “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín” và “Trung – Hiếu – Lễ – Nghĩa” đã được Nhật Bản và các nước Đông Nam Á khác tiếp thu rộng rãi. Tại Nhật Bản, Luận ngữ của Khổng Tử đã được giảng dạy trong tiểu học, rất nhiều học sinh tiểu học ở Nhật Bản có thể đọc thuộc lòng một số phần trong Luận ngữ. Hiếu kính cha mẹ, trung quân ái quốc… những tư tưởng này trong Nho giáo cũng đồng nhất với những quan niệm tư tưởng của đại đa số người Nhật.

Văn hóa chính là khởi nguồn của sinh mệnh, không có văn hóa cũng đồng nghĩa với việc con người không có linh hồn.

Mặc dù các giá trị Nho học của đạo Khổng đã thấm nhuần suốt 5000 năm văn hóa Trung Hoa, nhưng kể từ sau cuộc vận động “bình Lâm bình Khổng” (phê bình Lâm Bưu và Khổng Tử) trong Cách mạng Văn hóa, đại đa số người dân Trung Quốc không còn tôn kính các giá trị truyền thống.

Nhìn lại lịch sử hàng ngàn năm của Trung Hoa, ngay cả vương triều Nam Tống cũng bị đội quân Mông Cổ hủy diệt, nhưng hoàng đế nhà Nguyên chỉ chiếm lĩnh được mảnh đất Trung Nguyên, không thể hủy hoại được văn hóa cổ truyền. Ngược lại, rất nhiều người Mông Cổ đã đồng hóa theo văn hóa Trung Hoa.

Sau này vương triều Mãn Thanh tiến vào làm chủ mảnh đất Trung Nguyên, cũng chỉ cải sửa được hình thức trang phục của người dân, chứ hoàn toàn không thể cải đổi được văn hóa tín ngưỡng của Minh triều lưu truyền lại trong lòng nhân dân trăm họ. Vì vậy mà trong triều đại nhà Thanh và nhà Nguyên, Khổng Tử vẫn là một vị thánh nhân được mọi người tôn trọng; những dị tộc ngoại lai cũng chỉ có mục đích công thành chiếm đất, hoàn toàn không hề hủy diệt văn hóa truyền thống của vùng Trung Thổ.

Khổng Tử

Khổng Tử. Ảnh: DKN.TV

Thế nhưng từ sau Cách mạng Văn hóa những năm 50 của thế kỷ trước, các giá trị Nho – Phật – Đạo đều bị phá hủy hoàn toàn. Điều ấy đã khiến con cháu thế hệ sau này của Trung Hoa mất đi văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tinh thần, trở thành những “nô lệ vong quốc”.

Và nếu so sánh với cổ nhân, người Trung Quốc ngày nay không còn tin vào Thần thánh, không kính Trời, không biết Trung – Hiếu – Lễ – Nghĩa và Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín, không hiểu được sự quan trọng của việc thành tín.

Rất nhiều người u mê, thậm chí không thể phân biệt thị phi đúng sai, xem chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là Trung Quốc. Đây chính là điều lầm tưởng bi ai nhất của người dân Trung Hoa.

Văn hóa chính là nguồn cội của dân tộc, người không có văn hóa cũng đồng nghĩa với việc không có linh hồn, là người đáng thương nhất trên thế gian.

Các giá trị tinh hoa của “Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín” và “Trung - Hiếu - Lễ - Nghĩa” là tiêu chuẩn cần có của con người (Ảnh minh họa)

Các giá trị tinh hoa của “Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín” và “Trung – Hiếu – Lễ – Nghĩa” là tiêu chuẩn cần có của con người (Ảnh minh họa)

Phục hưng văn hóa truyền thống cũng chính là phục hưng các giá trị làm người

Trải dài suốt 5000 năm lịch sử, nền văn minh Hoa Hạ vẫn luôn truyền thừa và phát triển rực rỡ, huy hoàng. Thế nhưng khi chữ cổ bị sửa đổi thành chữ giản thể, đại đa số những thế hệ sau này không thể đọc được cổ thư của cha ông, tạo thành gián cách văn hóa. Và cho dù có một số người có thể đọc được sách cổ, thì cũng rất khó để lý giải hàm nghĩa chân chính của nó.

Một nghiên cứu sinh người Hoa làm tiến sỹ tại Nhật Bản, khi vị giáo sư dùng tiếng Nhật đọc thuộc lòng Luân ngữ của Khổng Tử, một chữ cũng không sai sót, vị nghiên cứu sinh nọ có một câu không hiểu, nên ông thầy liền dùng câu ngắn gọn và dễ hiểu để giải thích cho người này.

Khi du khách người Hoa tham quan văn hóa Thần Quán trong Minh Trị Thần Cung ở Tokyo, tại đó trưng bày 2 cuốn sách mà đương thời Thiên Hoàng Minh Trị hay đọc, một cuốn là “Tứ Thư Tập Chú”, cuốn còn lại là “Trinh Quan Kỉ Yếu” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Hai cuốn sách này đều viết bằng chữ Hán, nhưng hầu như mọi người đều gặp rất nhiều khó khăn để đọc, rất nhiều chữ không thể lý giải, phải nhờ tới những người tinh thông chữ Hán cổ giải thích mới có thể hiểu được đại khái ý nghĩa.

“Bách thiện hiếu vi tiên”, nghĩa là trong hàng trăm điều thiện thì chữ Hiếu đứng đầu. Đạo Hiếu trong Nho giáo chính là mỹ đức mấy nghìn năm của truyền thống Trung Hoa. Tình thân, đó là biểu hiện của một người có đầy đủ thiện tâm, tình yêu và lương tri. Hiếu kính cha mẹ, tôn trọng trưởng bối, đó là bổn phận làm người, là mỹ đức không thể thay đổi, cũng là tiền đề hình thành các phẩm chất tốt đẹp khác. Vì thế trong lịch sử xưa nay, các giá trị này luôn được mọi người ca ngợi.

Trong suốt quá trình phát triển lịch sử hàng nghìn năm của nhân loại, về phương diện hiếu kính cha mẹ, tôn trọng trưởng bối, có vô số những điển tích cảm động lòng người… Hoàng Hương 9 tuổi mùa đông biết sưởi ấm chăn cho cha bằng cách chui vào chăn nằm trước, mùa hè biết quạt mát cho cha; Lão Lai Tử mặc áo hoa múa vui cho cha mẹ; Phan Tống xả thân cứu cha… Trong “Lữ thị xuân thu” có viết: “Nhân thần hiếu, Tăc quân trung, Phi hiếu dã, sự quân bất trung” (bậc quân vương mà hiếu kính cha mẹ thì quân thần bề tôi sẽ trung thành, ngược lại, làm bậc quân vương mà bất hiếu, thuộc hạ bề tôi ắt cũng sẽ không trung thành). Những tư tưởng Nho giáo này, người Nhật không những đã học thông, hiểu kỹ mà còn đi sâu vào lòng người. Vậy mà tại Trung Quốc, nơi khởi nguồn của văn hóa Nho giáo, nó đã bị biết mất từ lâu.

Các bậc tri thức vốn là tinh hoa của dân tộc. Văn nhân của Trung Quốc cổ đại được tiếp thu nền giáo dục của văn hóa truyền thống Trung Hoa, tôn kính Trời đất, kính ngưỡng Thần Phật, tinh thông cầm kỳ thi họa, có đầy đủ niềm tin tín ngưỡng và tiêu chuẩn đạo đức của tự thân. Nhưng ngày nay, chủ nghĩa vô thần đã phá hủy gần như toàn bộ văn hóa truyền thống 5000 năm Trung Hoa, khắp nơi đầy rẫy những dối trá và bạo lực. Những người được gọi là văn nhân lại không có tín ngưỡng văn hóa, không có tự do ngôn luận. Bởi vậy cũng nói, phục hưng văn hóa truyền thống cũng chính là phục hưng các giá trị làm người.

Theo dkn.tv

Sources:

BÀI LIÊN QUAN