Không nên tin tưởng thực phẩm hữu cơ Trung Quốc

Không nên tin tưởng thực phẩm hữu cơ Trung Quốc

Thực phẩm hữu cơ Trung Quốc bề ngoài có vẻ là an toàn cho người tiêu dùng, tuy nhiên nếu xét tới hàng loạt bê bối an toàn thực phẩm, mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở nước này cũng như hệ thống quan liêu trong giới chức trách, khó ai có thể yên tâm khi sử dụng chúng.

>> 12 loại thực phẩm Trung Quốc độc hại gây ung thư cần tránh

Thực phẩm hữu cơ từ Trung Quốc

Thực phẩm hữu cơ từ Trung Quốc có thể được dán nhãn gian lận hoặc nhiễm các dư lượng kim loại nặng do quy định lỏng lẻo. Ảnh: Chantroimoimedia.com

Thực phẩm nhiễm bẩn Trung Quốc không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nơi ở hải ngoại. Tổ chức Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) thường xuyên từ chối những lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc với lý do do chúng đều là đồ độc hại ngấm đủ loại phụ gia không an toàn, dư lượng thuốc thú y và được dán nhãn sai lệch. Trong năm 2007, thức ăn nhiễm melamine của Trung Quốc đã giết chết hàng ngàn thú cưng như chó và mèo ở Mỹ.

Giờ đây Trung Quốc đưa ra giải pháp mới để xoa dịu tình trạng trên, đó là sản phẩm hữu cơ, giống như một sự đảm bảo rằng lương thực sẽ được sản xuất trong điều kiện an toàn về môi trường và không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, thuốc kháng sinh, hormon tăng trưởng hoặc các hóa chất nguy hiểm khác.

Theo khảo sát của một công ty nghiên cứu tại Bắc Kinh, 80% người Trung Quốc bất an với nạn mất an toàn thực phẩm trong nước. Báo cáo tổng quan Nông nghiệp nước ngoài năm 2010 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền nhiều gấp mười lần để mua các sản phẩm thịt bò hữu cơ và gấp từ 5-10 lần đối với rau hữu cơ. Đồ ăn hữu cơ mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường thực phẩm Trung Quốc nhưng lại đang ngày càng được ưa chuộng với lượng tiêu thụ tăng gấp 3 từ năm 2007 đến năm 2012, theo tổ chức hội chợ hữu cơ lớn nhất thế giới Biofach.

Nhưng liệu thực phẩm hữu cơ của Trung Quốc có thực sự an toàn? Và ai có thể bảo đảm điều này?

Câu trả lời là chưa thể dám chắc khi tính đến thống quản lý và kinh doanh không minh bạch tại Trung Quốc. Tất nhiên, không phải tất cả các thực phẩm hữu cơ từ Trung Quốc đều có vấn đề, và Trung Quốc cũng không phải là nước duy nhất vi phạm quy định an toàn thực phẩm, nhưng Trung Quốc là nước xuất khẩu số lượng lớn ra các quốc gia khác và vấn đề đó cũng cần lưu tâm.

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý đối với các sản phẩm “hữu cơ” của Trung Quốc.

1.Ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc cực kỳ nghiêm trọng

Tốc độ phát triển công nghiệp quá nóng và đa phần không được kiểm soát mấy thập kỷ qua đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Trung Quốc. Các nguồn đất và nước ở đây chứa một lượng lớn kim loại nặng như chì và cadmium tạo ra từ nước thải công nghiệp.

Nhãn mác “hữu cơ” không thể đảm bảo là đã thoát nạn ô nhiễm môi trường, bởi cách ghi này chỉ xác nhận một quá trình sản xuất không có thuốc trừ sâu độc hại, phân bón…v.v trong quá trình trồng trọt. Tuy nhiên những kim loại nặng như cadmium, chì và thạch tín gây ô nhiễm nguồn nước và đất ở Trung Quốc vẫn được dùng để tưới tiêu cho cây quả.

Số liệu từ chính phủ Trung Quốc trong năm 2011 chỉ rõ, hơn một nửa các hồ lớn và các hồ chứa của Trung Quốc đã quá ô nhiễm để con người có thể sử dụng. Bản thân một báo cáo về ô nhiễm nước ngầm do Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc công bố vào tháng 04/2015 cho thấy 16% nước lấy mẫu có chất lượng “rất kém”.

Hơn nữa, Bộ Bảo vệ Môi trường và Bộ Tài nguyên đất đai của Trung Quốc mới đây từng cảnh báo, khoảng một phần năm đất nông nghiệp ở đây đã nhiễm nhiều kim loại nặng thấm vào đất thông qua nguồn nước tưới bị ô nhiễm.

2.Thường xuyên xuất hiện gian lận về nhãn dán

thực phẩm trung quốc độc hại

Đất nước Trung Quốc đa phần ô nhiễm trầm trọng với đạo đức con người xuống cấp đến khó tin có thể là mối đe dọa đối với sức khỏe rất nhiều người nếu ăn phải thực phẩm của họ.

Do các sản phẩm hữu cơ có giá cao hơn, các nhà cung ứng thực phẩm, không chỉ ở Trung Quốc, có thể gian lận dán nhãn “hữu cơ” trên sản phẩm của họ để thu thêm lợi nhuận. Chính quyền Trung Quốc và USDA cũng thấy rất khó để phát hiện mọi trường hợp vi phạm. Một báo cáo năm 2010 của USDA cho biết nhiều nhà sản xuất cố tình không đổi giấy chứng nhận hàng năm theo quy định mà thay vào đó tiếp tục sử dụng nhãn hữu cơ đã hết hạn nhằm giảm chi phí, trong khi các hãng bán lẻ khác thì đơn giản dán nhầm sản phẩm thông thường thành sản phẩm hữu cơ.

Theo USDA, 9 trong trong tổng số 23 trường hợp gian lận Giấy chứng nhận hữu cơ tại Mỹ từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2013 là các công ty của Trung. Vào tháng 09/2011, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cảnh báo các nhà phân phối và chế biến sản phẩm hữu cơ Trung Quốc vì dán giấy chứng nhận giả lên cây dâm bụt, hoa nhài và bột chiết xuất từ ​​rễ củ cải của một công ty ở Tây An.

Trong một trường hợp khác, Whole Foods Market đã phải ngừng bán gừng Trung Quốc dưới nhãn “365” sau khi phát hiện sản phẩm này chứa dư lượng aldicarb sulfoxide, một loại thuốc trừ sâu nông nghiệp không được phép sử dụng trên thực phẩm hữu cơ.

3. Sản phẩm hữu cơ thường được chứng nhận bởi các bên thứ ba

Các Trung tâm chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc (COFCC), cơ quan chịu trách nhiệm xác nhận mọi loại hàng dán nhãn hữu cơ, chỉ kiểm tra 30% số sản phẩm, trong khi phần còn lại được chứng nhận bởi các công ty tư nhân, tổ chức phi chính phủ và thanh tra viên, tất cả đều phải được công nhận bởi tổ chức Quản lý Cấp chứng nhận (CNCA). Nhưng báo cáo của USDA năm 2010 cũng lưu ý, Trung Quốc không công nhận các tiêu chuẩn hữu cơ theo quy định ở nước ngoài. Vì vậy rất có khả năng xuất hiện những loại hóa chất nông nghiệp được cho phép sử dụng tại Trung Quốc nhưng ở Hoa Kỳ thì không.

4.Thiếu những quy định chặt chẽ

Trong năm 2010, Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo rằng chính quyền Trung Quốc đã không thực thi đúng các tiêu chuẩn hữu cơ và không trao quyền hạn rõ ràng cho bất kỳ một cơ quan chính phủ nào chịu trách nhiệm, dẫn đến tình trạng lạm dụng và hàng loạt hoạt động bất hợp pháp. USDA cũng trích dẫn một báo cáo đăng trên Nhật báo Quảng Châu, khi một người tiêu dùng phản ánh phát hiện rau hữu cơ giả, anh được chỉ dẫn liên hệ đến bốn cơ quan chính phủ khác nhau trước khi nhận được câu trả lời rằng không ai trong số các cơ quan này có đủ thẩm quyền để xử lý vấn đề.

5.Tham nhũng tràn lan

Đồng tiền được sử dụng như tấm bình phong che đậy mọi hành vi phạm pháp và trái đạo lý tại Trung Quốc

Trong xã hội cộng sản Trung Quốc, các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ mọi phương tiện truyền thông và ngăn chặn tin đồn từ Internet để che đậy những vụ bê bối thực phẩm, khiến dư luận không tập trung chú ý vào vấn đề cần giải quyết. Thay vì tập trung để bài trừ vấn nạn ô nhiễm thực phẩm, chế độ Trung Quốc lại tốn công sức nhằm che giấu các vụ bê bối với những việc làm sai trái của mình để phô trương sự ổn định và thịnh vượng của xã hội. Hơn nữa, ở Trung Quốc tồn tại một mạng lưới phức tạp các mối quan hệ tham nhũng gắn kết từ hệ thống tòa án, chủ doanh nghiệp và quan chức chính phủ. Tình trạng hối lộ để được cấp giấy phép là rất phổ biến, với đồng tiền không khác gì bình phong che đậy những hành vi trái đạo lý và pháp luật.

Biên dịch từ Epoch Times

Xem thêm:

 

Sources:

BÀI LIÊN QUAN