Không phải tranh đấu, lòng người lương thiện mới là liều thuốc hay trong xã hội này

Không phải tranh đấu, lòng người lương thiện mới là liều thuốc hay trong xã hội này

Trước kia khi đọc sách, tôi không rõ vì sao Khổng Tử muốn đề xướng “không tranh đấu”, mà vào thời cổ xưa các vị quan lại địa phương đảm nhiệm chức trách tương đối tốt; vì sao dùng “dân gian không tranh đấu” để khen ngợi những chính sách có ích cho dân? Đợi đến lúc tuổi tác lớn dần, nhất là sau khi trở thành thầy giáo, có nghe và cũng tự mình kiểm nghiệm qua một số chuyện tranh đấu, mới hiểu được phần lớn sự đấu tranh, tố tụng đều có nguyên do bắt nguồn từ sự tranh chấp ý kiến, khẩu khí, vốn đều có thể dùng từ bi để thiện giải.

bỏ tranh đấu, giữ yêu thương

Ảnh minh họa: Pixabay.com

Các giáo viên “lo sợ bị tố cáo”

Đề cập ở đây, không phải là những oan tình có thật, người vô tội bị hại, cần phải dùng đến biện pháp công lý mà trợ giúp cái thiện trừng trị cái ác; mà là những ý định vu oan từ không nói thành có, muốn dùng cách khiếu nại để làm tổn thương hoặc quấy rối người trong cuộc, từ đó trở thành một thủ đoạn để công kích.

Nếu như giáo viên vì để tăng cường dạy học, sau khi hỏi han ý kiến phụ huynh và học sinh, muốn để những học sinh không thích nghỉ trưa tự do học những môn học mà chúng chưa thi đạt, sẽ bị các học sinh đã thi qua tố tụng là “làm can nhiễu đến giờ nghỉ trưa của các bạn học” ; hoặc là khi giáo viên vì để khuyên can, giúp cho các học sinh tránh khỏi những va chạm vật lý qua xô xát, tránh khỏi những chấn thương, thì lại bị những học sinh bị thương tố là “tội làm tổn thương”; hoặc là khi giáo viên có lòng tốt muốn đưa học sinh về nhà, học sinh lại trốn đi ra ngoài, phụ huynh sẽ khăng khăng tố cáo thầy giáo… mặc dù trong nhiều trường hợp như vậy giáo viên đều là vô tội, nhưng cũng không thể nói là không gây chút tổn hại gì, vì thế nên các giáo viên thường có một thái độ rất tiêu cực là “làm nhiều sai nhiều, không làm không sai”. Bảo sao sở giáo dục hay làm những danh mục về nghiên cứu giáo viên, những người tham gia thường đều cảm thấy không có hứng thú, thường thì trong những “khu vực nghiên cứu pháp luật và học tập của giáo viên”, số lượng người mới rất cao, thực tế nguyên nhân là do giáo viên bị “tố cáo đe dọa, muốn dựa vào điều này để bảo vệ chính mình”.

Cái hại của tranh đấu khó có thể tưởng tượng

Kiện tụng biểu hiện ra là truy cầu sự công bình chính nghĩa ở đời này, nhưng có lẽ “sự việc phát sinh tất có nguyên nhân, hết thảy không phải ngẫu nhiên”. Tôi từng gặp qua người cô của một bạn học, rất nhiều lời lẽ và hành vi không đúng đắn của bạn học đã khiến tôi chịu tủi thân, dựa vào mối quan hệ rất sâu sắc với đại biểu dân ý, họ đã liệt kê đủ lời tố cáo không thật; việc này quả thật khiến tinh thần của tôi sa sút bần thần một giai đoạn thời gian, nhưng sau đó nhờ vào đức tin mà vực dậy được, cố gắng bảo trì sự bình tĩnh, giữ tâm thái luôn cảm tạ người khác, cuối cùng thì mọi việc cũng gió êm sóng lặng. Trước khi tốt nghiệp, tôi nhịn không được hỏi người bạn học kia: “Tại sao lúc ấy cô ấy không báo cáo với thầy giáo?” bạn học đó đáp: “Mình không biết.” Tôi lại hỏi: “Chẳng lẽ vẫn chưa nói rõ với cô của bạn sao?” Người bạn học nói: “Cô ấy sau này bị ung thư, phải đi dưỡng bệnh, nên cũng không đề cập tới nữa.” Nghe vậy trong tâm tôi không khỏi rùng mình. Nhớ lại nhiều năm trước, có một người đoán mệnh nói tôi vào mười mấy năm sau sẽ mắc bệnh nặng phải phẫu thuật. Thời gian thấm thoát, tôi vẫn khỏe mạnh như cũ, hoặc có lẽ kiếp nạn đó đã được tiêu mất qua sự việc này cũng nên.

Sau này có cùng một người bạn tốt nhiều năm không gặp tán gẫu về chuyện này, cô ấy nói cũng có trải nghiệm như tôi. Mấy năm trước, người mẹ nhất mực tuân thủ pháp luật của cô lại bị mắc phải một tai nạn xe cộ. Thực tế  “Bồi thường là việc nhỏ, danh dự là chuyện lớn”, nhưng việc này khiến mẹ cô bị kiện tụng trong nhiều năm, tuy rằng cuối cùng thắng kiện, nhưng hao tổn sinh lực quá lớn, khó kìm nổi nỗi oan ức mà qua đời. Nhiều năm sau, cô ấy vô tình gặp người nhà của đương sự kia, cũng vô tình biết được trong nhà ấy có một người tự cho rằng hiểu biết pháp luật, hết lòng giúp họ kiện cáo đòi bồi thường, nhưng tuổi còn trẻ đã phải chịu nỗi buồn góa vợ; mà trong gia đình người này cũng có người bị tố tụng hình sự vì phỉ báng danh dự, trong lời nói của anh này tỏ rõ sự tức giận bất bình, nói rằng trước nay chưa từng nhận lấy điều oan ức như thế. Cô bạn tôi thở dài nói: “Anh ta cuối cùng cũng hiểu được tâm tình của mẹ mình năm ấy.”

Lòng người lương thiện mới là liều thuốc hay trong xã hội này

Nghe xong chuyện của người bạn, khiến tôi nghĩ đến trong sự tối tăm đều đã có định số. Người xưa nói: “Thiên lý rõ ràng, báo ứng không sai”. Có lẽ có người không tin thuyết nhân quả, phải biết rằng người tranh đấu trong tâm thường có ý trả thù và tức giận bất bình, điều đó gây tổn thương quá nhiều cho sức khỏe tâm lý, tự nhiên dễ bị mắc bệnh tật vào thân. Nếu cả hai bên đều có thể “Nhất tiếu mẫn ân cừu” (Một nụ cười tiêu tan ân oán), dùng trí tuệ, lương thiện mà xử lý, thì đâu cần cố găng truy tra chứng cớ, thẩm vấn tòa án nữa? Chắc hẳn có thể cải biến xã hội, mang đến ánh sáng và hy vọng, không phải luật pháp, mà là sự khoan dung lương thiện của lòng người.

Bởi: Trần Trúc Nguyệt, Dajiyuan

Xem thêm:

Sources:

BÀI LIÊN QUAN